0 likes | 8 Views
Bu1eadt mu00ed cho cu00e1c mu1eb9 cu00e1ch giu1ea3m u0111au khi tiu00eam uu1ed1n vu00e1n cho bu00e0 bu1ea7u hiu1ec7u quu1ea3 giu00fap cu00e1c mu1eb9 du1ec5 chu1ecbu hu01a1n sau khi tiu00eam chu1ee7ng.
E N D
4 cách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu hiệu quả Tiêm vắc xin uốn ván là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là với sức khỏe của mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lại cảm thấy vô cùng lo lắng khi tiêm uốn ván bị nhức tay. Bật mí cho các mẹ cách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu hiệu quả giúp các mẹ dễ chịu hơn sau khi tiêm chủng. Xem thêm: uống sắt và d3 cùng lúc được không Các phản ứng phụ thường gặp khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu Hiện nay các phản ứng phụ ghi nhận thường gặp phải khi mẹ bầu tiêm phòng uốn ván như sau: Sưng tại vị trí tiêm: Đây là phản ứng phổ biến nhất xuất hiện ở đa số chị em phụ nữ mang thai. Thông thường, vết tiêm sẽ sưng lên, đỏ tấy, nổi cục cứng như hạch và gây đau ngứa. Tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất sau 4 – 8 tiếng đồng hồ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Sốt nhẹ: Nhiều mẹ bầu có phản ứng sốt nhẹ sau vài giờ tiêm vắc xin. Nếu sốt cao và muốn uống thuốc hạ sốt, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Buồn nôn, tiêu chảy: Buồn nôn và tiêu chảy cũng là triệu chứng bình thường sau khi tiêm vắc xin uốn ván. Tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất sau 4 – 8 tiếng đồng hồ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Xem thêm: loại sắt cho bà bầu không gây táo bón 4 cách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu hiệu quả Cũng như các vắc xin thông thường khác, lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mang thai cần được lưu lại một cách cẩn thận. Hơn nữa trong quá trình tiêm uốn ván có thể sẽ xảy ra
các phản ứng phụ kể trên. Tuy nhiên, chị em có thể tham khảo một số cách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu đơn giản như sau: Xoa nhẹ quanh vị trí tiêm Dùng tay xoa nhẹ lên vùng da quanh khu vực vừa được tiêm cũng là cách giảm đau cho bà bầu sau khi tiêm phòng uốn ván. Động tác massage khi được thực hiện nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ được thư giãn, giảm cảm giác đau do tiêm. Tuy nhiên, các mẹ hãy lưu ý không được xoa trực tiếp vào vết tiêm vì điều này có thể tạo điều kiện cho tác nhân xấu tấn công, làm nhiễm trùng vết tiêm. Nghỉ ngơi và uống đủ nước Cơ thể mẹ bầu vô cùng nhạy cảm nên rất dễ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức sau khi tiêm. Vì vậy, mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi đồng thời, duy trì uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo quá trình hydrat hóa diễn ra bình thường. Xem thêm: viên canxi không gây táo bón cho bà bầu Dùng thuốc giảm đau Nếu cảm giác đau nhức vượt quá khả năng chịu đựng hoặc mẹ bầu bị sốt cao, các mẹ hoàn toàn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ cũng nên tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc uống thuốc quá liều. Tránh các hoạt động vận động mạnh Tránh các hoạt động vận động mạnh và tập thể dục quá sức sau khi tiêm phòng uốn ván cùng là cách để tránh làm tăng khả năng đau và sưng. Mẹ chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng hoặc tốt nhất nên nghỉ ngơi vài ngày sau tiêm nhé.
Tiêm phòng kết hợp xây dựng chế độ ăn uống cân đối, đủ chất là việc các mẹ bầu nên làm. Ăn uống đa dạng, uống các viên vi chất mỗi ngày giúp mẹ khỏe, nâng cao hệ miễn dịch tăng cường sức đề kháng thai kỳ. Xem thêm: Mang thai không uống sắt có sao không Trên đây là những cách giảm đau sau khi tiêm uốn ván cho bà bầu và những thông tin liên quan đến việc tiêm loại vắc xin này. Hy vọng mẹ bầu có thể yên tâm chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và con yêu.