30 likes | 39 Views
Du01b0u1edbi u0111u00e2y nhu1eefng nguyu00ean nhu00e2n gu00e2y u0111au lu01b0ng u1edf tuu1ed5i du1eady thu00ec mu00e0 bu1ea1n cu1ea7n biu1ebft u0111u1ec3 phu00f2ng tru00e1nh, bu1ea3o vu1ec7 su1ee9c khu1ecfe cho con mu00ecnh u0111ang trong u0111u1ed9 tuu1ed5i nu00e0y.
E N D
Đau lưng ở tuổi dậy thì hồi chuông cảnh báo cho giới trẻ cùng các bậc phụ huynh Tuổi dậy thì là giai đoạn mà bất cứ ai đều cũng phải trải qua khi muốn trưởng thành. Trong thời gian này cơ thể con người có sự thay đổi rõ rệt nhất và nhiều nhất. Mặc dù vậy đây cũng là thời điểm dễ mắc một số chứng bệnh nan y nhất. Trong đó có bệnh đau lưng ở tuổi dậy thì do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này nhé. Đau lưng ở tuổi dậy thì là vì sao? Nếu như nguyên nhân chính khiến người lớn tuổi bị đau lưng là do tuổi tác dẫn tới sự thoái hóa thì hiện tượng đau lưng ở tuổi dậy thì chủ yếu là do một số nguyên nhân sau: Thừa cân béo phì Thừa cân béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Lượng cân nặng dư thừa sẽ khiến cho cột sống gặp áp lực khi vận động, di chuyển. Thừa cân béo phì cũng là yếu tố thúc đẩy thoái hóa xương khớp sớm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý có liên quan đến tim, tiểu đường,… >>Xem thêm: uống sắt có béo không Tư thế ngồi không đúng gây đau lưng ở tuổi dậy thì Không chỉ riêng với độ tuổi dậy thì mà ngay cả người trưởng thành, nếu ngồi sai tư thế hay ngồi quá lâu thì hoàn toàn có thể gặp phải các vấn đề về lưng. Các khu vực từ giữa lưng, thắt lưng kéo dài xuống vùng mông sẽ chịu nhiều áp lực. Khi vùng lưng, cột sống không được vận động trong thời gian dài sẽ gây đau nhức lưng do áp lực liên tục chèn ép lên cột sống. Bên cạnh đó, các cơ lưng khi ngồi quá lâu cũng bị
căng cứng, đau, tê. Những cơn đau này có thể lan xuống vùng hông, chân,… gây nhiều khó chịu cho bạn. >>Xem thêm: thuốc sắt tốt cho tuổi dậy thì ngừa thiếu máu thiếu sắt Chấn thương Những chấn thương trong lao động, sinh hoạt có thể dẫn đến những cơn đau lưng ở tuổi dậy thì. Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, chấn thương phổ biến thường xảy ra do nô đùa, tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt, trượt ngã,… Trong trường hợp nhẹ thì có thể xây xước, sưng đau, trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến đau lưng, rạn xương,… Mang vác quá nặng Mang vác quá nặng là nguyên nhân khiến cho xương khớp rơi vào tình trạng đau nhức, mỏi vùng cơ, lưng, dây chằng. Thông thường tình trạng này sẽ không ảnh hưởng trong thời gian ngắn nhưng nếu mang vác nặng liên tục thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe xương khớp. Hoạt động thể lực nhiều Một số môn thể thao tốn nhiều sức, vận động với cường độ cao như là bóng rổ, bóng đá,… được khá nhiều thanh thiếu niên chọn để luyện tập, vừa giúp rèn luyện sức khỏe lại giúp giải trí. Tuy nhiên, khi luyện tập các môn thể thao này quá sức sẽ có thể dẫn đến đau cơ, đau lưng và căng các cơ. Cách chăm sóc trẻ dậy thì bị đau lưng sớm khỏi bệnh Một số biện pháp có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau nhức lưng ở tuổi dậy thì tại nhà bao gồm:
Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, tích cực ăn nhiều rau quả, thịt, cá, trứng và uống nhiều sữa để cung cấp dinh dưỡng thiết yếu (protein, magie, canxi, kẽm, các vitamin A, C, D). Đồng thời nên bổ sung loại canxi nào tốt cho tuổi dậy thì điều này giúp hệ cơ xương khớp phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai. Đồng thời ngăn ngừa còi xương và những bệnh xương khớp có thể gây đau lưng ở tuổi dậy thì. Tránh hoạt động thể lực quá sức, hạn chế mang vác vật nặng, khởi động trước khi vận động. Không luyện tập gắng sức, nên tăng dần cường độ luyện tập để hệ cơ xương khớp có thời gian thích nghi dần. Kiên trì tập thể dục thường xuyên để rèn luyện sức mạnh, tăng độ dẻo dai cho xương và sức khỏe tổng thể, hạn chế chấn thương và đau lưng. Lựa chọn bộ môn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình như yoga, bơi lội, đạp xe, đi bộ, chạy bộ… Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng thừa cân béo phì. Luôn duy trì tư thế ngồi, nằm, đứng đúng trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu có cảm giác khó chịu, đau lưng hoặc căng cơ thì hãy dừng hoạt động đang thực hiện và dành thời gian nghỉ ngơi. Chỉ nên tập luyện nhẹ cho đến khi cơn đau được khắc phục. Khuyến khích trẻ tiếp xúc với ánh nắng 15-20 phút mỗi ngày (trước 9h sáng) để giúp cơ thể có được vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi giúp xương chắc khỏe hơn. >>Xem thêm: Uống canxi xong uống sữa được không Sức khỏe của trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh. Để giúp trẻ vượt qua các nguy cơ bệnh tật, luôn chú ý các dấu hiệu bất thường và chủ động phòng tránh chính là biện pháp hữu hiệu nhất. Ngoài việc chăm sóc tại nhà, trẻ nên được kiểm tra sức khỏe tối thiểu 6 tháng/lần để phát hiện bệnh lý ngay từ sớm. Mong rằng những thông tin về đau lưng ở tuổi dậy thì từ bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết, cùng một số lời khuyên hữu ích trong việc chăm sóc trẻ.