30 likes | 37 Views
Chu1ea5t lu01b0u1ee3ng giu1ea5c ngu1ee7 ru1ea5t quan tru1ecdng, u0111u1eb7c biu1ec7t u0111u1ed1i vu1edbi phu1ee5 nu1eef mang thai. Vu1eady nguyu00ean nhu00e2n khiu1ebfn bu00e0 bu1ea7u tru1eb1n tru1ecdc khu00f3 ngu1ee7 lu00e0 gu00ec vu00e0 cu00e1ch cu1ea3i thiu1ec7n ra sao?
E N D
Bà bầu trằn trọc khó ngủ phải làm sao? Bà bầu mất ngủ là hiện tượng rất phổ biến, đặc biệt là ở giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Nhưng mất ngủ kéo dài có thể gây mệt mỏi, làm sức khỏe thai phụ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân khiến bà bầu trằn trọc khó ngủ là gì và cách cải thiện ra sao? Mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để tìm ra câu trả lời. >>Xem thêm: loại canxi nào tốt cho bà bầu giảm đau nhức xương khớp Nguyên nhân gây trằn trọc khó ngủ khi mang thai Nguyên nhân gây mất ngủ ở các bà bầu có thể là: Ốm nghén trong quá trình mang thai: Ốm nghén dễ khiến cho phụ nữ mang thai bị mất ngủ, khi mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu nên chất lượng giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng. Một số thai phụ đã cải thiện được tình trạng mất ngủ sau khi trải qua giai đoạn ốm nghén. (Xem thêm: thảo dược giảm nghén prenalen cho bà bầu) Do thay đổi nội tiết tố: Cơ thể phụ nữ mang thai có sự thay đổi nội tiết tố lớn, và điều này sẽ khiến cho nhịp sinh hoạt của bà bầu bị ảnh hưởng. Một số mẹ bầu rất dễ ngủ nhưng một số mẹ lại mất ngủ hoặc rất khó để ngủ ngon. Ngoài ra, nội tiết tố thay đổi cũng ảnh hưởng tới tâm trạng của các mẹ, làm mẹ nổi nóng, căng thẳng, tâm trạng thất thường và làm cho bà bầu bị mất ngủ. Đau lưng, nhức mỏi: Chuột rút là tình trạng co thắt cơ bắp ở chân và bàn chân, làm cho mẹ mất ngủ ban đêm. Bên cạnh đó, sự đau lưng, nhức mỏi toàn thân cũng khiến cho bà bầu trằn trọc khó ngủ nhiều hơn. Tiểu đêm thường xuyên: Tiểu đêm thường xuyên gây gián đoạn giấc ngủ của mẹ bầu và khó làm cho mẹ ngủ ngon giấc, sâu giấc. Bào thai trong tử cung khi phát triển cũng sẽ chèn ép lên bàng quan và làm cho mẹ bị tiểu đêm nhiều lần.
Sự căng thẳng trong quá trình mang thai: Bà bầu trằn trọc khó ngủ cũng có thể do hay kích động, căng thẳng khi mang thai. Sự nóng nảy, căng thẳng ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và làm cho tình trạng này nghiêm trọng hơn nếu mẹ suy nghĩ nhiều thường xuyên. >>Xem thêm: gold dha có tốt không Bí quyết giúp giải quyết tình trạng mất ngủ cho bà bầu Từ những nguyên nhân khiến bà bầu bị mất ngủ được nêu ở trên, chúng ta có thể khắc phục tình trạng này bằng những cách như sau: Chú ý chế độ ăn uống: Mẹ cần tránh ăn no trước lúc đi ngủ, hạn chế tình trạng ăn nhiều thức ăn khó tiêu, hạn chế uống nước vào ban đêm để không bị đi tiểu nhiều lần. Bên cạnh đó, hãy tránh xa các loại nước ngọt, trà, cà phê.. để không gây khó ngủ. Xây dựng thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Làm việc nặng hoặc nghỉ ngơi không hợp lý làm cho đầu óc căng thẳng và ảnh hưởng tới giấc ngủ của mẹ bầu. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần sắp xếp lịch làm việc khoa học để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Mẹ nên sắp xếp thời gian ngủ nghỉ đúng giờ để hạn chế bị rối loạn giấc ngủ. Tránh ngủ nhiều ban ngày để có thời gian ngủ ngon ban đêm. Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn giảm tiết các hormone gây căng thẳng hệ thần kinh. Tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ còn giúp mẹ giảm tình trạng chuột rút đáng kể, tăng cường tuần hoàn máu để ngủ ngon hơn.
Chọn tư thế ngủ thích hợp: Chú ý nằm tư thế nghiêng trái để cung cấp thêm máu và dưỡng chất cho thai nhi, đồng thời gác chân cao để mẹ thoải mái hơn khi ngủ, tránh bị chuột rút chân gây tê nhức và tỉnh giấc giữa đêm. Giữ tinh thần thoải mái giảm mất ngủ: Bà bầu trằn trọc khó ngủ nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày, giữ cho tinh thần thoải mái để không bị stress. Mẹ có thể nghe nhạc nhẹ nhàng, thực hiện chăm sóc massage bầu tại spa, ngâm chân với nước ấm hay thảo mộc để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. >>Xem thêm: thuốc bổ sung sắt không gây táo bón ngừa thiếu máu thiếu sắt Như vậy, bà bầu mất ngủ được coi là tình trạng phổ biến và có thể tự khắc phục. Tuy nhiên, có một vài trường hợp mất ngủ thường xuyên trong suốt thai kỳ hoặc vào 3 tháng cuối sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cố gắng điều chỉnh giấc ngủ và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể trong giai đoạn này. Nếu không thể tự khắc phục được, mẹ bầu nên đến gặp các bác sĩ để được thăm khám và nhận tư vấn chuyên nghiệp để có thể cải thiện được tình trạng mất ngủ của mình.