30 likes | 38 Views
Tu00ecnh tru1ea1ng tu1eafc su1eefa vu00e0 su1eefa vu00f3n cu1ee5c ru1ea5t du1ec5 bu1ecb gu1eb7p phu1ea3i khi su1eefa vu1ec1 quu00e1 nhiu1ec1u. Mu1eb9 hu00e3y tu00ecm hiu1ec3u mu1ed9t su1ed1 cu00e1ch lu00e0m tan cu1ee5c su1eefa tu1eafc cho mu1eb9 sau sinh u0111u01a1n giu1ea3n vu00e0 hiu1ec7u quu1ea3 tu1ea1i nhu00e0 nhu00e9!
E N D
Cách làm tan cục sữa tắc đơn giản và hiệu quả tại nhà Tắc tia sữa nổi cục gây tắc nghẽn tuyến sữa là điều mà có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữđang cho con bú nào. Nếu bạn biết cách chữa trị và xử lý kịp thời, thì chỉ sau vài ngày là nó sẽ hết. Cùng tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng tắc tia sữa nổi cục này nhé! Tắc tia sữa, sữa vón cục là vì sao? Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ cho con bú, chẳng hạn như: Thể trạng của mẹ sau sinh còn khá yếu kèm với việc bị mất máu nhiều sau sinh nên nếu mẹkhông được chăm sóc sau sinh cẩn thận thì có thể dẫn đến tình trạng máu huyết kém lưu thông. Tình trạng tắc tia sữa vón cục sẽ xảy ra khi máu lưu thông kém. Một nguyên nhân khác chính là em bé bú sai khớp ngậm. Trường hợp này sẽthường xảy ra khi mà mẹchưa quen với việc cho con bú và với những mẹ lần đầu sinh con. Nếu em bé được bú đúng cách thì sữa mẹ sẽ vềđều hai bên và chảy ra đều giúp tránh được phần lớn tình trạng tia sữa bị vón cục xảy ra. Mặc áo ngực quá chật và bó sát cũng khiến cho các tia sữa bị tắc và bón cục. Mẹ hút sữa ít cũng gây nên tình trạng sữa bịdư thừa và bị tắc. Khi em bé không bú hết thì mẹ nên dùng máy hút sữa để hút hết sữa ra ngoài tránh để sữa bị tắc và vón cục. Mẹkhông cho co bú thường xuyên do một sốnguyên nhân cũng có thể gây ra tình trạng bị tắc tia sữa. Mẹ sau sinh bịstress cũng rất dễ làm chậm quá trình kích thích núm vú và tiết sữa gây tắc tia và vón cục. >>Xem thêm: loại sắt và canxi nào tốt cho bà bầu sau sinh ngừa thiếu máu tê bì chân tay Tắc tia sữa phải làm sao? Cách điều trị tắc tia sữa sau sinh
Sau đây là một sốphương pháp điều trị tắc tia sữa nhằm làm tan các cục sữa bịứđọng, đông kết tại hệ thống tuyến sữa của người mẹ.: Chườm ấm – cách làm tan cục sữa tắc cho mẹđơn giản Khi mẹchườm ấm, sữa sẽđược lưu thông nhanh hơn và hạn chế việc tắc nghẽn do ống dẫn sữa nhờ có nhiệt độnên được giãn nở ra. Để thực hiện phương pháp này các mẹ dùng chai thủy tinh đựng nước ấm sau đó lăn xung quanh bầu ngực nơi có cục sữa bị tắc. Hoặc cũng có thể sử dụng khăn xô ngâm nước ấm, đắp lên phần ngực để sữa tan nhanh hơn. Thực hiện phương pháp này mỗi ngày 4-5 lần và mỗi lần nên thực hiện trong khoảng 15-20 phút thì cục sữa tắc sẽđược tan đáng kể. >>Xem thêm: vitamin tổng hợp sau sinh loại nào tốt Cách làm tan cục sữa tắc bằng việc thường xuyên cho con bú Thông thường nếu bé bú ít hoặc bỏ bú làm sữa mẹ về quá nhiều gây vón cục sữa. Vậy nên nếu có thể thì mẹ hãy cho con bú theo cữ1 cách đều đặn. Đây chính là một cách hiệu quả để làm giảm cảm giác đau nhức và khó chịu. Để em bé có thểbú được nhiều nhất, mẹ cần chỉnh tư thếcho bé khi bú và cho bé bú đúng khớp ngậm. Việc này vừa tránh được tắc tia sữa vừa tránh được tình trạng nứt cổ gà. >>Xem thêm: cách uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho mẹ bầu sau sinh Sử dụng máy hút sữa Đối với những mẹ có nhiều sữa, em bé bú sẽ không thể hết sau một cữ nên có thể gây nên tình trạng sữa vón cục và tắc. Nếu mỗi cứ bú mà con không bú hết thì các mẹ hút sữa thừa để tránh tình trạng bị tắc sữa và vón cục.
Massage bầu ngực - cách xoa bóp chữa tắc tia sữa Một trong những cách được nhiều mẹ lựa chọn giúp làm tan cục sữa tắc chính là massage bầu ngực. Việc này các mẹ có thể tự thực hiện hoặc nhờ chồng hỗ trợ, để làm tan các cục sữa vón mềm ra và chảy ra ngoài. Thực hiện thao tác massage và xoa theo hình vòng trong với một lực vừa phải để cục sữa tan nhanh hơn. Thực hiện mỗi bên lần lượt trong khoảng 20-30 phút và sau đó xoay theo chiều ngược lại. Để cục sữa tan nhanh hơn thì mẹ nên thực hiện mỗi lần cách nhau 2-3 tiếng và thực hiện ngay khi tình trạng tắc sữa xuất hiện. Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp cho mẹ những cách chữa tắc tia sữa vón cục hiệu quả, được nhiều người áp dụng thành công. Khi gặp phải tình trạng này, mẹ có thể tham khảo thực hiện để giúp cải thiện sớm cũng như không làm ảnh hưởng đến hành trình nuôi con bằng sữa mẹ.