0 likes | 10 Views
Bu1ea7u 3 thu00e1ng cuu1ed1i uu1ed1ng hu1ea1t chia u0111u01b0u1ee3c khu00f4ng? Hu1ea1t chia u0111u01b0u1ee3c mu1ec7nh danh lu00e0 thu1ef1c phu1ea9m siu00eau dinh du01b0u1ee1ng, cung cu1ea5p nhiu1ec1u du01b0u1ee1ng chu1ea5t thiu1ebft yu1ebfu vu1edbi thai ku1ef3, ru1ea5t tu1ed1t cho su1ee9c khu1ecfe mu1eb9 bu1ea7u vu00e0 quu00e1 tru00ecnh phu00e1t triu1ec3n tou00e0n diu1ec7n cu1ee7a thai nhi.
E N D
Hạt chia có tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối được không? Giai đoạn mang thai 3 tháng cuối rất quan trọng, vì thế mẹ bầu cần phải chú trọng các loại thực phẩm bổ ích để có thể thêm vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Trong đó hạt chia là một loại hạt “nhỏ mà có võ” được nhiều mẹ bổ sung vào danh sách món ăn yêu thích hằng ngày của mình. Tuy nhiên, mẹ lại lo lắng không biết có thai 3 tháng cuối uống hạt chia được không? Xem thêm: thuốc sắt tốt cho bà bầu 3 tháng cuối ngừa thiếu máu Hạt chia có tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối được không? Hạt chia được mệnh danh là siêu thực phẩm nhờ có thể cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe như omega 3, canxi, sắt, vitamin C, selen, protein, chất xơ,… Do đó hạt chia cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên sử dụng hàng ngày cho các bà bầu để tăng cường bổ sung dưỡng chất, nâng cao sức khỏe cho mẹ và hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện. Tuy nhiên mỗi ngày mẹ bầu 3 tháng cuối không nên uống quá 20g hạt chia để tránh bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,… Mẹ bầu có thể pha hạt chia với nước hoặc sữa tươi, sữa chua, nước trái cây,… để thay đổi khẩu vị, kích thích cảm giác thèm ăn và bổ sung được nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe hơn. Xem thêm: canxi cho bà bầu không gây táo bón Những bà bầu nào không nên uống hạt chia? Để bảo vệ an toàn cho thai kỳ, bà bầu không nên uống hạt chia nếu thuộc 1 trong những trường hợp sau đây: Có tiền sử dị ứng hạt chia hoặc dị ứng với 1 trong những thành phần của hạt chia
Có tiền sử dị ứng với bạc hà, hạt mù tạt hoặc hạt vừng (hạt mè) Người mắc bệnh Crohn, viêm đại tràng co thắt, huyết áp thấp và người đang uống thuốc làm loãng máu Xem thêm: nên uống sắt viên hay nước Công dụng của hạt chia với mẹ bầu Bầu rất nên bổ sung hạt chia vào chế độ ăn vì những tác dụng sau: Phòng ngừa và cải thiện táo bón: 3 tháng cuối cùng là giai đoạn mẹ bầu thường xuyên bị táo bón do tử cung chèn ép hệ tiêu hóa, nội tiết tố thay đổi, chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, uống ít nước, lười vận động… Hạt chia rất giàu chất xơ sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa và cải thiện táo bón hiệu quả. Giúp thai nhi phát triển hệ thần kinh tốt hơn: Thành phần dinh dưỡng của hạt chia có chứa DHA, axit folic và các omega3,… tốt cho quá trình hình thành và phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Giúp bé ngăn ngừa dị tật ống thần kinh và có chỉ số IQ cao ngay từ trong bụng mẹ. Đồng thời còn giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, stress, thư giãn hệ thần kinh, cải thiện tâm trạng,… Kiểm soát cân nặng: Thường xuyên uống hạt chia giúp mẹ bầu no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, chủ động kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, lượng protein và chất béo lành mạnh có trong hạt chia cũng thúc đẩy quá trình chuyển hóa, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động hàng ngày của bà bầu. Tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch: Hạt chia có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp mẹ bầu 3 tháng cuối có khả năng chống lại hoạt động của các gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa. Hạt chia cũng cung cấp sắt, các vitamin nhóm B và một số dưỡng chất tham gia vào quá trình tạo máu, ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ và ổn định hoạt động của hệ miễn dịch, giúp bà bầu tăng sức đề kháng tốt hơn.
Bên cạnh đó, đừng quên xây dựng chế độ ăn khoa học kết hợp với việc bổ sung các vi chất thiết yếu: sắt, canxi, DHA, Axit folic. Mẹ nhớ tìm hiểu thời gian uống sắt, canxi và vitamin tổng hợp để mang lại hiệu quả hấp thu tối ưu! Nhìn chung, hạt chia được đánh giá là loại hạt tương đối lành tính dành cho thai kì nên bà bầu 3 tháng cuối uống hạt chia được. Mẹ chỉ cần ghi nhớ thực hiện một vài lưu ý nhỏ trong bài viết trên đây thì có thể yên tâm hấp thu thêm dưỡng chất tốt cho sức khỏe từ hạt chia rồi!