0 likes | 2 Views
Cu0103ng tu1ee9c bu1ee5ng khi mang thai 3 thu00e1ng giu1eefa khiu1ebfn nhiu1ec1u mu1eb9 bu1ea7u ru1ea5t lo lu1eafng khu00f4ng biu1ebft nguyu00ean nhu00e2n do u0111u00e2u? Lu00e0m sao u0111u1ec3 cu1ea3i thiu1ec7n tu00ecnh tru1ea1ng nu00e0y hiu1ec7u quu1ea3?
E N D
Làm sao để cải thiện tình trạng căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa? Mang thai 3 tháng giữa là khoảng thời gian vô cùng khó khăn với các chị em. Vì thế, những dấu hiệu đau tức bụng dưới, căng tức bụng trên cũng xảy ra thường xuyên hơn. Làm sao để cải thiện tình trạng này hiệu quả? Mẹ hãy đọc ngay bài viết sau đây để biết các biện pháp khắc phục tình trạng này nhanh chóng. Xem thêm: thuốc sắt canxi và dha cho bà bầu giúp bổ sung đủ dưỡng chất cho mẹ và bé Nguyên nhân bà bầu bị căng tức bụng 3 tháng giữa Rất nhiều mẹ bầu hiện nay gặp phải triệu chứng bụng căng cứng khi mang thai 3 tháng giữa khiến các mẹ khá lo lắng cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số nguyên nhân gây căng tức bụng mẹ nên biết: Sự phát triển của thai nhi: Thời điểm 3 tháng giữa thai kỳ là lúc thai nhi phát triển nhanh chóng về hình thể, não bộ và các cử động, do thai nhi phát triển nên tử cung của mẹ to hơn, đè ép lên phần bụng và khiến cho mẹ bị căng tức bụng. Mẹ bị mất nước: Việc mất nước, thiếu nước cũng dẫn tới các cơn co thắt và gây căng tức bụng trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ. Mẹ bị co thắt tử cung Braxton-Hicks: Hiện tượng căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa cũng có thể do liên quan tới cơn co thắt tử cung Braxton-Hicks, thường rơi vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ. Cơn gò chuyển dạ giả này là bước đầu để tử cung luyện tập co thắt cho ngày sinh, tập cho mẹ khả năng chịu đựng khi xảy ra chuyển dạ thật. Xem thêm: loại sắt không gây táo bón cho bà bầu
3 lưu ý giúp mẹ giảm triệu chứng bụng cứng khi mang thai Mặc dù căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa không quá ảnh hưởng đến thai nhi nhưng sẽ gây ra khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ. Vì vậy, để giảm hiện tượng này, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau: Bổ sung nước cho cơ thể và dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn Nếu mẹ bị rơi vào trường hợp tử cung dễ bị kích thích, cơn căng tức bụng sẽ có cảm giác như cơn gò chuyển dạ giả, và bị thiếu nước có thể gây ra cảm giác này. Lúc này, mẹ bầu hãy bổ sung nước cho cơ thể và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn để cảm giác căng tức bụng giảm đi nhanh chóng. Hãy lựa chọn tư thế ngủ phù hợp, nghiêng về phía bên trái và sử dụng thêm gối kê để giúp mẹ ngủ nghỉ thoải mái hơn, tránh tình trạng làm căng tức bụng hay chuột rút khi mang thai. Xem thêm: viên canxi nào không gây táo bón cho bà bầu Massage để cơ thể được thư giãn hoặc tắm nước ấm Những trường hợp cơn căng tức bụng không đều và nhẹ, các mẹ có thể thực hiện ngay các cách sau: Di chuyển nhẹ nhàng để bụng thư giãn. Thực hiện massage với tinh dầu tự nhiên giúp giảm mệt mỏi, để cơ thể thoải mái Nằm trong miếng đệm nhiệt hay tắm nước ấm để thả lỏng tốt hơn. Hạn chế làm việc nặng và thực hiện quan hệ tình dục Các bà bầu nên hạn chế tối đa làm việc nặng và kiêng quan hệ tình dục nếu thấy phần bụng bị căng tức. Nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào đi kèm với căng tức bụng như bị đau đầu, chuột rút, chảy máu vùng kín thì cần tới viện kiểm tra ngay.
Bên cạnh đó, hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng với các thực phẩm tươi ngon, kết hợp với việc sử dụng đều đặn các viên uống như viên uống sắt, canxi, axit folic, DHA.. cùng các vi chất quan trọng như kẽm, magie, i-ốt… Xem thêm: sắt và canxi nên uống cách nhau bao lâu Mang thai 3 tháng giữa bị căng tức bụng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện, xác định nguyên nhân liên quan và có kế hoạch điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc lo lắng về vấn đề này.