30 likes | 39 Views
Bu00e0 bu1ea7u 3 thu00e1ng cuu1ed1i bu1ecb tiu00eau chu1ea3y cu00f3 nguy hiu1ec3m khu00f4ng? Cu00e1ch chu1eefa tiu00eau chu1ea3y cho bu00e0 bu1ea7u 3 thu00e1ng cuu1ed1i an tou00e0n vu00e0 hiu1ec7u quu1ea3 nhu01b0 thu1ebf nu00e0o?
E N D
Làm thế nào nếu bà bầu 3 tháng cuối bị tiêu chảy? Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe và khiến các mẹ lo lắng, đặc biệt là ở thời điểm cuối thai kỳ. Bà bầu 3 tháng cuối bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Cách chữa tiêu chảy cho bà bầu 3 tháng cuối an toàn và hiệu quả như thế nào? Lý do khiến bà bầu 3 tháng cuối bị tiêu chảy là gì? Có thể điểm qua vài nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối sau: Sử dụng thực phẩm không được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn các món tươi sống nên bị nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn Bà bầu bị dị ứng với một số thực phẩm như sữa, hải sản, thịt bò,… Bà bầu bị loạn khuẩn đường ruột, viêm loét dạ dày – tá tràng hay hội chứng ruột kích thích,… Bà bầu uống kháng sinh Bà bầu uống vitamin bà bầu không đúng theo liều lượng cho phép, hoặc chất lượng không đảm bảo Càng gần đến ngày dự sinh số mẹ bị tiêu chảy càng nhiều hơn và thường xuyên hơn vì cơ thể của mẹ đang có những thay đổi mạnh mẽ để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Ở một số bà bầu, tiêu chảy là dấu hiệu cho thấy mẹ chuẩn bị chuyển dạ, và thường xảy ra trước khi lâm bồn từ 1 – 2 tuần. Xem thêm: uống viên sắt bị tiêu chảy có sao không Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối nên làm gì? Mọi vấn đề có liên quan đến sức khỏe bà bầu đều cần phải cực kỳ thận trọng. Mặc dù việc bị tiêu chảy trong tam cá nguyệt thứ 3 khá phổ biến nhưng không nên vì thế mà chủ quan, trái lại nếu có điều trị hay gần các cơ sở y tế nên đến để được thăm khám và tìm chính xác
nguyên nhân, đặc biệt nếu trước đó đã bị tiêu chảy. Tránh tuyệt đối việc tự chẩn đoán, tự dùng thuốc tại nhà có thể gây ra nhiều hệ lụy không đáng có. Cụ thể: Khi bị tiêu chảy ở 3 tháng cuối, điều đầu tiên mẹ cần chú trọng là bổ sung đủ nước cùng chất điện giải. Để làm được điều này mẹ chỉ cần tăng cường uống nước lọc hay dung dịch Oresol là đủ. Tuyệt đối không được để cơ thể mất nước quá nhiều, khiến sức khỏe và tính mạng của bà bầu hay thai nhi đều bị đe dọa. Theo dõi diễn biến của bệnh tiêu chảy: Hầu hết tình trạng tiêu chảy ở các bà bầu sẽ giảm dần rồi kết thúc sau 1 vài ngày. Trong thời gian này mẹ cần theo dõi sát sao diễn biến của bệnh, nếu không thấy tiêu chảy thuyên giảm thì cần đi khám để điều trị hiệu quả hơn. Sử dụng các vi chất bổ sung chất lượng, uy tín, đúng chỉ định: Các sản phẩm vi chất cho bà bầu kém chất lượng, nhất là loại hàng xách tay không rõ nguồn gốc rất có thể là nguyên nhân khiến mẹ bị tiêu chảy. Do đó, để đảm bảo bổ sung đủ vi chất trong thai kì hiệu quả, an toàn, mẹ cũng cần chọn những sản phẩm chính hãng, có uy tín, có giấy phép từ Bộ Y tế và hãy uống đúng theo chỉ định. (xem thêm: viên sắt và acid folic cho bà bầu ngừa thiếu máu dị tật thai nhi) Bổ sung đủ nước bằng nguyên tắc bù nước: Nguyên tắc bù nước khi mẹ bị tiêu chảy là 2000ml + (số lần đi ngoài x 200ml). Ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bị tiêu chảy mẹ cần bù nước theo nguyên tắc này để giúp cơ thể không bị thiếu nước cùng với chất điện giải. Kiểm tra lại các loại thuốc mà mẹ đang uống: Mẹ có thể bị tiêu chảy là do tác dụng phụ của một số thuốc đang sử dụng. Hãy kiểm tra lại và thông báo ngay với bác sĩ để được đổi sang thuốc phù hợp hơn. Kiêng một số loại thực phẩm: Một số loại thực phẩm rất có thể khiến tình trạng tiêu chảy ở bà bầu nghiêm trọng hơn. Khi bà bầu mang thai 3 tháng cuối bị tiêu chảy thì
cần kiêng các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ sống nguội, đồ ăn cay, đồ ăn lạnh,… trong thực đơn chăm sóc bầu. Không được tự ý uống thuốc điều trị tiêu chảy: Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối không được tự ý uống thuốc điều trị tiêu chảy. Khi mang thai mẹ uống bất kỳ một loại thuốc nào thì cũng tác động trực tiếp đến sức khỏe và phát triển của thai nhi và sẽ có những loại thuốc tạo nên những tác động tiêu cực. Mỗi nguyên nhân gây tiêu chảy cần được sử dụng loại thuốc điều trị khác nhau. Vậy nên, việc tự ý uống thuốc cũng khiến mẹ có thể bị tiêu chảy nghiêm trọng hơn do uống phải thuốc không phù hợp. Xem thêm: bà bầu nên uống sắt trước hay sau khi ăn hấp thu tốt hơn Tóm lại, để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, thai phụ cần xây dựng và duy trì chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động khoa học, hợp lý; đặc biệt đừng quên quên bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể.