30 likes | 32 Views
Phu1ee5 nu1eef sau sinh thu01b0u1eddng mu1eafc bu1ec7nh gu00ec? Gu1ee3i u00fd nhu1eefng bu1ec7nh hu1eadu su1ea3n thu01b0u1eddng gu1eb7p vu00e0 cu00e1ch chu0103m su00f3c sau sinh u0111u1ec3 phu00f2ng tru00e1nh hiu1ec7u quu1ea3.
E N D
Những căn bệnh phụ nữthường gặp sau khi sinh con Các bà mẹthường dễ gặp phải các biến chứng sau sinh nếu không có những cách chăm sóc tốt cho sức khỏe. Do đó, chị em cần để ý những triệu chứng bất thường đểthăm khám sớm nhằm giảm nguy cơ các biến chứng. Nhưng liệu phụ nữsau sinh thường mắc bệnh gì? Bài viết này sẽ giúp mẹ tìm hiểu những bệnh hậu sản thường gặp và cách chăm sóc sau sinh để phòng tránh hiệu quả. Mẹsau sinh thường mắc bệnh gì gặp? Sau quá trình 'vượt cạn' vất vả, cơ thểngười mẹ rất yếu và tâm sinh lý trở nên nhạy cảm nên dễ mắc các bệnh hậu sản nguy hiểm dưới đây. Nhiễm khuẩn hậu sản Mẹ có biết phụ nữsau sinh thường mắc bệnh gì? Nhiễm khuẩn hậu sản là bệnh hậu sản rất hay gặp ở mẹ sau sinh, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và có thể nguy hiểm tới tính mạng. Nhiễm khuẩn hậu sản có thể xuất phát từâm đạo qua cổ tử cung, qua vòi tử cung vào phúc mạc. Ngoài ra, vi khuẩn có thể xâm nhập qua chỗ nhau bám vào máu và làm nhiễm trùng máu. Triệu chứng của nhiễm khuẩn hậu sản thường là sốt cao trên 38 độ C, mẹ bị mệt mỏi, đau sưng mủ chỗ viêm, sản dịch hôi, nặng hơn là sốt cao, rét run, hạ huyết áp. >>Xem thêm: thuốc canxi và sắt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu loãng xương Chú ý khi bị sản dịch kéo dài và ra nhiều bất thường Sản dịch là tình trạng thường gặp ở sản phụ, là dịch tửcung và đường sinh dục chảy ra ngoài những ngày đầu sau sinh. Hiện tượng sản dịch sẽ hết trong khoảng từ 2-3 tuần đầu.
Bình thường sản dịch không có mủnhưng khi chảy qua âm hộ, âm đọa thì có thể nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn.. làm cho sản dịch nhiễm khuẩn có mùi hôi. Nếu sản dịch kéo dài nhiều ngày và ra nhiều, hết huyết đỏ sẫm lại tái ra máu thì cần theo dõi hiện tượng sót nhau. Nếu gặp các dấu hiệu bất thường như đau bụng, sốt, chảy máu thì cần đi khám ngay để tránh bị hậu sản sau sinh. >>xem thêm: các loại vitamin tổng hợp cho bà mẹ sau sinh bổsung đầy đủcác dưỡng chất Tiền sản giật sau sinh Nếu mẹđang thắc mắc phụ nữsau sinh thường mắc bệnh gì thì hãy nghĩ tới tiền sản giật sau sinh. Đây là căn bệnh hậu sản hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra khi sản phụ bịtăng huyết áp và protein ngay sau sinh. Một số triệu chứng của bệnh này gồm có tăng huyết áp, đạm niệu, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, tiểu ít, phù, tăng cân nhanh. Tiền sản giật hậu sản có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sản giật hậu sản, phù phổi, thuyên tắc tĩnh mạch, hội chứng HELLP. Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh Ở phụ nữ sau sinh, việc dùng băng vệ sinh lâu ngày do sản dịch tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo. Một sốtrường hợp vi khuẩn có thể di chuyển tới thận và khiến mẹ bị viêm thận. Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh, mẹthường có cảm giác buồn tiểu nhiều lần nhưng lại tiểu rất ít. Khi tiểu thấy đau buốt, ngứa rát, nước tiểu bị đổi màu. Ngoài ra mẹ còn bịđau âm ỉ bụng dưới, các trường hợp nặng có thêm triệu chứng sốt, buồn nôn, ớn lạnh. Băng huyết sau sinh là bệnh hậu sản nguy hiểm có thể gây tử vong
Băng huyết sau sinh có nguy cơ cao gặp trong 24 giờ sau sinh, là tai biến sản khoa thường gặp và là nguyên nhân chính gây tử vong ở các sản phụ. Triệu chứng chung của băng huyết sau sinh là chảy máu nhiều sau khi sinh nở và sổ nhau. Khi sản phụ mất máu quá nhiều có thể bị choáng váng, mạch nhanh, hạ huyết áp, tay chân lạnh, vã mồ hôi.. Tùy vào các nguyên nhân dẫn tới tình trạng băng huyết mà mẹ sau sinh có thể bị thêm các dấu hiệu khác. >>Xem thêm: tại sao uống viên sắt bị buồn nôn Cần phòng tránh bệnh hậu sản sau sinh Đểđề phòng hậu sản sau sinh hiệu quả, không gặp những biến chứng nguy hiểm, mẹ bỉm sữa cần chú ý đến sức khoẻ tổng thể của bản thân. Sau đây là những điểm mẹ cần lưu ý khi chăm sóc sức khỏe thời kỳ hậu sản: Sau sinh từ 3-4 ngày mẹ có thể tự tắm gội nhanh bằng nước ấm. Phòng tắm cần kín gió, tắm trong khoảng 5-10 phút và lau người thật khô. Mẹcũng cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa hay đặt bất cứ vật gì trong âm đạo, thường xuyên thay băng vệsinh để tránh bị nhiễm trùng. Chếđộdinh dưỡng cho mẹ sau sinh cần đảm bảo đủ chất để mẹ phục hồi sớm và có sữa đều cho con bú. Một số thực phẩm tốt cho sản phụ gồm có thịt, cá, trứng, sữa.. Tránh sử dụng những gia vịcay như ớt, hạt tiêu, tránh uống trà, cà phê sẽảnh hưởng tới việc tiết sữa mẹ. Để phòng ngừa táo bón mẹnên ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước. Vận động sớm sau sinh giúp mẹ phục hồi tốt và giảm các biến chứng sau này, tuy nhiên mẹ không nên vận động mạnh mà cần bắt đầu với các động tác nhẹ nhàng. Những mẹ sinh mổ mất máu nhiều cần được nghỉngơi nhiều hơn để hồi phục sức khỏe. Sau khi đã khỏe mạnh và cơ thể cho phép mẹ có thể lên kế hoạch giảm cân sau sinh với các bài tập phù hợp hơn. Quá trình mang thai đã vất vảnhưng có lẽ quãng thời gian sau khi bé yêu chào đời cũng sẽ khiến bạn mệt mỏi không kém. Do vậy, hãy tìm hiểu những vấn đề có thể xảy ra để biết được cách khắc phục và tận hưởng niềm vui được làm mẹ một cách trọn vẹn nhé.