0 likes | 4 Views
Bu1ecb tru0129 sau sinh lu00e0 cu0103n bu1ec7nh mu00e0 ru1ea5t nhiu1ec1u chu1ecb em phu1ee5 nu1eef hiu1ec7n nay u0111ang mu1eafc phu1ea3i. Nu1ebfu khu00f4ng u0111u01b0u1ee3c chu1eefa tru1ecb ku1ecbp thu1eddi, bu1ec7nh cu00f3 thu1ec3 biu1ebfn chu1ee9ng nu1eb7ng hu01a1n, gu00e2y nhiu1ec1u u1ea3nh hu01b0u1edfng xu1ea5u u0111u1ebfn su1ee9c khu1ecfe cu0169ng nhu01b0 tu00e2m lu00fd ngu01b0u1eddi bu1ec7nh.
E N D
Những điều cần biết về bệnh trĩ sau sinh Bệnh trĩ là một trong những nỗi ám ảnh với phụ nữ sau sinh, không chỉ gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp đến độc giả những thông tin về bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh và phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả. Xem thêm: loại sắt cho bà bầu không gây táo bón sau sinh Nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị trĩ Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mẹ sau sinh thường hay bị trĩ. Chúng ta có thể tóm gọn nó trong 6 nguyên nhân sau đây: Mẹ có tiền sử bị trĩ: Nếu trước khi mang thai, mẹ đã từng bị trĩ thì bệnh sẽ có xu hướng nặng hơn với biểu hiện như chảy máu, thuyên tắc búi trĩ, viêm phù nề… Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, nồng độ progesterone tăng cao. Điều này khiến tĩnh mạch dãn ra và ngày càng ứ máu. Hậu quả là phụ nữ đã từng bị trĩ dễ tái phát bệnh khi mang thai và sinh con. Trọng lượng cơ thể thai nhi: Thai nhi càng lớn, áp lực lên vùng trực tràng hậu môn của mẹ càng lớn. Từ đó khiến mạch bị chèn ép, máu khó lưu thông, căng lên, các mạch máu dãn nở hình thành búi trĩ. Táo bón: Phụ nữ mang thai cũng như sau sinh thường hay bị táo bón. Nếu tình trạng táo bón diễn ra lâu ngày sẽ rất dễ dẫn đến bệnh trĩ. Rặn nhiều khi sinh: Khi sinh, bà bầu rặn nhiều hoặc rặn không đúng cách khiến tử cung mở to. Từ đó làm tăng áp lực cho khoang chậu, tụ máu sưng phù phần hậu môn, cuối cùng làm búi trĩ bị sa ra ngoài.
Chế độ dinh dưỡng sau sinh không phù hợp: Sau khi sinh, nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng cho mình những chế độ ăn kiêng không khoa học, điều này vô tình làm tăng nguy cơ mắc trĩ sau sinh. Ngoài ra, phụ nữ bị viêm phế quản mãn tính hay bị dãn phế quản… sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng làm tăng nguy cơ mắc trĩ. Xem thêm: viên canxi không gây táo bón cho bà bầu sau sinh Các dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh trĩ sau sinh Để nhận biết bệnh trĩ sau sinh, các mẹ có thể theo dõi cơ thể để phát hiện một số dấu hiệu như sau: Ngứa hậu môn: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ. Lúc này, mẹ sau sinh thường cảm thấy khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp. Đi ngoài ra máu: Ở giai đoạn đầu, mẹ có thể thấy máu xuất hiện khi đi ngoài nhưng với tần suất và số lượng ít. Theo thời gian, tình trạng chảy máu sẽ xấu dần đi, lượng máu và tần suất tăng lên, thậm chí mẹ còn có thể cảm nhận rõ tia máu chảy. Sa búi trĩ: Ở mức độ nhẹ, bệnh trĩ không gây khó khăn đến sinh hoạt của mẹ sau sinh. Tuy nhiên, từ mức độ 3 trở lên, mẹ sẽ khó chịu, đặc biệt là khi phải di chuyển nhiều hoặc bê vác đồ nặng. Đau nhức: Khi búi trĩ bị tắc mạch, nứt kẽ hậu môn, mẹ có thể cảm thấy đau nhức Nứt, rát hậu môn: Bệnh trĩ nếu để lâu và không có biện pháp điều trị sớm sẽ làm hậu môn bị nứt, gây đau rát và chảy máu khi đi vệ sinh. Xem thêm: uống sắt và canxi bị táo bón phải làm sao Bị trĩ sau sinh, làm thế nào để nhanh khỏi? Những thói quen lành mạnh có thể giúp đẩy nhanh quá trình lành bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát, muốn vậy trước tiên bạn cần phải duy trì những thói quen dưới đây:
Bổ sung chất xơ hằng ngày bằng cách ăn nhiều rau củ quả tươi, các loại hạt, yến mạch… sẽ giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, giúp phân mềm và dễ đi đại tiện hơn. Uống nhiều nước mỗi ngày cũng là cách để làm giảm nguy cơ bị trĩ cho các mẹ sau sinh. Theo đó, mẹ hãy uống đủ 2 lít nước/ ngày, kết hợp uống thêm trà, nước ép hoa quả, sinh tố…. Không nên nhịn đi đại tiện, khi có nhu cầu cần phải đi ngay và không vào nhà vệ sinh ngồi đại tiện quá lâu. Nên tập đi đại tiện trong khung giờ nhất định như một thói quen hàng ngày. Không làm việc quá nặng, bưng bê vật nặng sẽ gây áp lực lên vùng hông chậu và bụng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Tập thể dục nhẹ nhàng bằng bộ môn như đi bộ, tập các bài tập Kegel… sẽ giúp săn chắc vùng cơ đáy chậu. Bên cạnh đó, xuyên suốt quá trình mang thai và sau sinh sau này, các chuyên gia khuyên mẹ cũng cần chăm sóc sức khỏe từ bên trong với việc tăng cường dinh dưỡng đầy đủ qua chế độ ăn kết hợp với sử dụng các viên uống sắt canxi dha cho mẹ sau sinh! Hi vọng rằng những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ về bệnh trĩ sau sinh sẽ hữu ích cho các mẹ bỉm sữa trong việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng cũng như cách điều trị, phòng bệnh hiệu quả. Chúc chị em sớm thoát khỏi căn bệnh này để cuộc sống, sinh hoạt trở lại bình thường.