0 likes | 2 Views
Tiu00eam uu1ed1n vu00e1n cho bu00e0 bu1ea7u cu0169ng cu1ea7n tuu00e2n thu1ee7 nhu1eefng nguyu00ean tu1eafc vu00e0 lu01b0u u00fd nhu1ea5t u0111u1ecbnh u0111u1ec3 u0111u1ea1t hiu1ec7u quu1ea3 cao. Tu00ecm hiu1ec3u 5 lu01b0u u00fd khi tiu00eam uu1ed1n vu00e1n cho bu00e0 bu1ea7u mu00e0 bu1ea5t ku00ec mu1eb9 nu00e0o cu0169ng khu00f4ng nu00ean bu1ecf qua.
E N D
Những lưu ý khi tiêm uốn ván ở bà bầu Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao. Do đó bà bầu cần phải phòng ngừa từ sớm để đảm bảo an toàn. Tìm hiểu 5 lưu ý khi tiêm uốn ván cho bà bầu mà bất kì mẹ nào cũng không nên bỏ qua. Xem thêm: loại sắt cho bà bầu không gây táo bón Những lưu ý khi tiêm uốn ván ở bà bầu Việc tiêm uốn ván cho bà bầu là vô cùng quan trọng, cần thiết, tuy nhiên trong quá trình tiêm, bà bầu cần đặc biệt lưu ý: Tiêm đủ số mũi theo khuyến nghị Lưu ý đầu tiên khi tiêm uốn ván cho bà bầu đó là mẹ cần tiêm đủ sổ mũi theo khuyến nghị. Đối với mẹ bầu mang thai lần đầu nên tiêm đủ 2 mũi uốn ván trong đó mũi 1 tiêm khi thai đạt trên 20 tuần và không nên tiêm quá sớm do thời gian đầu em bé chưa phát triển ổn định. Sau đó tiêm mũi 2 sau mũi 1 ít nhất là 30 ngày đồng thời phải trước sinh ít nhất 30 ngày. Ngoài ra đối với mẹ bầu sinh con lần thứ 2 sau lần sinh đầu ít hơn 5 năm thì chỉ cần tiêm 1 mũi uốn ván vào 3 tháng giữa thai kì. Những mẹ sinh con lần 2 sau lần sinh đầu nhiều hơn 5 năm thì nên tiêm đầy đủ 2 mũi như lần mang thai trước nhé. Xem thêm: thuốc canxi bao nhiêu tiền Lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín Các mẹ bầu cũng nên lưu ý lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín đã được chứng nhận của Bộ Y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình tiêm vắc xin. Lựa chọn các cơ sở có dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin tối ưu, đảm bảo chất lượng vắc xin khi sử dụng, an toàn và hiệu quả với mẹ bầu.
Không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm Sau khi tiêm vắc xin phòng uốn ván, tương tự như các loại vắc xin khác, mẹ bầu có thể trải qua một số tác dụng phụ như sốt, đau nhức tại vị trí tiêm, cảm giác mệt mỏi, khó chịu, và cảm giác không thoải mái. Những dấu hiệu này phổ biến và cho thấy hệ miễn dịch đang phản ứng với vắc xin để tạo kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh. Mẹ không nên đắp hoặc bôi bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Việc bôi đắp không đúng cách có thể khiến giảm tác dụng của vắc xin đồng thời có thể gây nhiễm khuẩn vết tiêm. Xem thêm: bầu thèm cay là trai hay gái Theo dõi sau tiêm Một lưu ý quan trọng mẹ cần nhớ đó là theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân ít nhất 30 phút sau khi tiêm tại cơ sở tiêm chủng. Tốt nhất mẹ bầu nên đi cùng người thân để có thể hỗ trợ và chăm sóc kịp thời nhất. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường như thở gấp hay ngắt quãng, sốc phản vệ, phát ban ngoài da, buồn nôn,… Hãy báo ngay cho nhân viên y tế tại cơ sở tiêm chủng để được hỗ trợ điều trị kịp thời. Có chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp Sau tiêm uốn ván, mẹ bầu cần tuân thủ một số điều sau để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất sau chủng ngừa như: Tránh uống các loại đồ uống có cồn như rượu, bia và các chất kích thích khác. Hạn chế hoạt động vận động mạnh, chị em sau tiêm cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh các ảnh hưởng hoặc tác động không đáng có. Cần đảm bảo vùng tiêm được giữ sạch và khô ráo để hạn chế nhiễm trùng vết tiêm. Ăn uống đa dạng, đủ chất để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho mẹ.
Bên cạnh đó, việc bổ sung DHA, sắt và canxi tốt cho bà bầu,… không ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccin. Do đó, mẹ vẫn có thể bổ sung các vi chất trong thai kỳ bình thường nhé! Xem thêm: vitamin tổng hợp cho bà bầu không gây táo bón Uốn ván là một trong những căn bệnh đáng lo ngại đối với sức khỏe của mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Vì vậy, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là vô cùng cần thiết để đảm bảo ngăn chặn tối đa những nguy cơ mà mẹ có thể gặp phải, hay những tai biến khó lường khi chuyển dạ.