0 likes | 8 Views
Bu1ecb tru0129 khi mang thai lu00e0 tu00ecnh tru1ea1ng ru1ea5t nhiu1ec1u mu1eb9 bu1ea7u gu1eb7p phu1ea3i gu00e2y u1ea3nh hu01b0u1edfng xu1ea5u u0111u1ebfn su1ee9c khu1ecfe cu1ee7a cu00e1c mu1eb9 cu0169ng nhu01b0 gu00e2y phiu1ec1n tou00e1i trong sinh hou1ea1t hu1eb1ng ngu00e0y.
E N D
Những vấn đề về bệnh trĩ khi mang thai mẹ cần biết Bệnh trĩ thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng giữa thai kỳ. Khi bị trĩ sẽ khiến cho các mẹ bầu khó chịu và đau rát. Vậy bị trĩ khi mang bầu là gì? Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa bị trĩ khi mang bầu như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những câu hỏi trên. Xem thêm: loại sắt không gây táo bón cho bà bầu Biểu hiện của bệnh trĩ khi mang thai Bệnh trĩ bà bầu thường có các triệu chứng điển hình như: Chảy máu khi đi đại tiện Rối loạn nhu động ruột Một vùng da nổi lên gần hậu môn Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn Đau và sưng vùng quanh hậu môn Xem thêm: viên canxi nào không gây táo bón cho bà bầu Nguyên nhân bị trĩ khi mang bầu Trĩ là tình trạng phình hoặc viêm các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Đây là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai khi tỷ lệ bệnh ở nhóm đối tượng nà lên tới trên 50%. Nguyên nhân của bệnh trĩ khi mang bầu có thể đến từ nhiều lý do, có thể kể tới như: Sự thay đổi hormone thai kỳ
Hormone thai kỳ biến đổi là nguyên nhân đầu tiên khiến mẹ bầu dễ bị trĩ khi mang thai. Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai làm giãn các thành tĩnh mạch khiến chúng dễ bị sưng hơn từ đó mẹ bầu dễ bị trĩ. Đây là nguyên nhân khách quan mà bất kì mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải, mức độ nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào từng mẹ. Áp lực từ tử cung Khi mang bầu, áp lực bụng tăng cao, đặc biệt vào giai đoạn cuối của thai kỳ, tử cung chèn ép lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho chùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ. Bà bầu bị táo bón khi mang thai Táo bón khi mang thai cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng bị trĩ. Khi mẹ bầu bị táo bón lâu và kéo dài khiến cho các mẹ bầu phải dùng sức và rặn nhiều khi đi đại tiện. Từ đó hậu môn chịu áp lực khá lớn và dẫn tới hiện tượng sưng hậu môn hoặc trực tràng. Chế độ sinh hoạt không phù hợp Ăn uống sinh hoạt không hợp lí, không khoa học có thể khiến bệnh trĩ phát sinh và trở nên nghiêm trọng hơn. Một số nguyên nhân gây ra bệnh trĩ cho mẹ bầu có thể kể đến đó là: Uống nước ít Thường xuyên sử dụng đồ ăn cay nóng Thiếu rau xanh, chất xơ trong bữa ăn hàng ngày khiến bị bón lâu ngày dẫn đến táo bón mạn tính Nhịn đi đại tiện Thói quen ngồi trong bồn cầu quá lâu Có bệnh lý u đường trực tràng, hậu môn, tử cung,…
Xem thêm: bà bầu quên uống vitamin có sao không Cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai Với những bà mẹ mang thai bị trĩ ở thể nhẹ có thể áp dụng các cách sau để giảm đau và giảm ngứa tạm thời: Tốt nhất các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Thay vì ăn nhiều 1 bữa thì ăn số lượng ít đi trong mỗi bữa ăn và chia nhỏ thành 5 – 6 bữa/ngày. Điều này giúp cho dạ dày không phải làm việc quá tải, tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, cải thiện bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả mà các mẹ không thể bỏ qua. Mẹ bầu nên cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể bằng các loại trái cây như lê, quả bơ và các quả mọng nước, các loại rau như bông cải xanh, rau cải, các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, bỏng ngô, các loại đậu như đậu lăng và đậu xanh, các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt óc chó, … Uống đủ 2-3l nước mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt hơn, cải thiện táo bón từ đó cũng giúp cải thiện tình trạng trĩ khi mang thai. Bà không nên nằm nhiều hay ngồi ì quá lâu trong ngày. Nên tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ hoặc tập các bài tập cho bà bầu trước khi sinh. Tốt nhất nên theo một khóa học yoga cho bà bầu sẽ là giải pháp hữu hiệu để có một thai kỳ khỏe mạnh từ đó giúp cải thiện tình trạng trĩ. Khi sử dụng các viên uống vi chất khi mang thai mẹ cần lưu ý thời gian uống sắt, canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu không gây táo bón. Những viên uống này dễ hấp thu, không gây tác dụng phụ cho mẹ bầu, vừa có thể bổ sung các dưỡng chất dồi dào cho thai kỳ đồng thời giúp tình trạng trĩ không tiến triển nặng. Bị bệnh trĩ khi mang thai là bệnh lý khá phổ biến, mẹ bầu không cần quá lo lắng khi mắc phải. Tuy nhiên, cần hiểu rõ về nguyên nhân và các phương pháp phòng ngừa để tránh mắc bệnh. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và sinh hoạt khoa học là biện pháp tốt nhất giúp phòng bệnh hiệu quả.