0 likes | 10 Views
Nhiu1ec1u mu1eb9 sau sinh bu1ecb tu1eafc tia su1eefa du1eabn u0111u1ebfn nu1ed5i hu1ea1ch u1edf nu00e1ch khiu1ebfn hu1ecd ru1ea5t lo lu1eafng. Nu1ed5i hu1ea1ch u1edf nu00e1ch sau sinh cu00f3 nguy hiu1ec3m khu00f4ng, phu1ea3i lu00e0m sao u0111u1ec3 phu00f2ng ngu1eeba lu00e0 nhu1eefng vu1ea5n u0111u1ec1 mu1eb9 ru1ea5t quan tu00e2m.
E N D
Tắc tia sữa nổi hạch ở nách sau sinh có nguy hiểm không? Dù trong thai kỳ hay giai đoạn sau sinh chị em phụ nữ vẫn luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề. Nổi hạch ở nách là một trong những tình trạng đáng lo ngại khiến các bà mẹ có tâm lý lo lắng, hoang mang.Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Nổi hạch ở nách sau sinh là gì? Nổi hạch ở nách sau sinh là hệ quả của việc mẹ bị viêm tuyến vú, tắc tia sữa với các triệu chứng như: Hạch nổi ở nách và gần bầu vú. Bầu ngực cương cứng, đau nhức, đỏ rát. Cơ thể mệt mỏi, có thể bị sốt. Xem thêm: thuốc bổ sung sắt không gây táo bón cho bà bầu sau sinh Tắc tia sữa nổi hạch ở nách sau sinh có nguy hiểm không? Đây là một bệnh lý không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị, phục hồi một cách nhanh chóng.Tuy nhiên, khi đã xuất hiện tình trạng nổi hạch ở nách sau sinh thì tình trạng viêm nhiễm tuyến vú đã trở nặng, thậm chí đã tiến triển thành áp xe vú. Đây đều là những vấn đề nguy hiểm với mẹ sau sinh. Áp xe vú nếu không được điều trị sẽ trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, nổi hạch ở nách còn gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa mẹ, khiến sữa ít dần, thậm chí là mất sữa, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó,
đây vẫn được coi là vấn đề nghiêm trọng và cần được giải quyết sớm để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé yêu. Xem thêm: sắt canxi chela có tốt không Cách phòng ngừa nổi hạch ở nách cho mẹ sau sinh Để không gặp phải thực trạng nổi hạch ở nách khi cho con bú thì những bà mẹ cần thực thi những điều sau : Cho bé bú sớm và thường xuyên Sau sinh, hãy cho bé bú sớm nhất có thể để kích thích tạo sữa và khơi thông tuyến sữa. Giai đoạn đầu sau sinh, hãy duy trì cho bé bú mỗi cữ cách nhau 2 – 3 tiếng để có thể hút hết lượng sữa được sản xuất ra ngoài. Nếu bé không bú nhiều, sữa được sản xuất sẽ tồn đọng lại và dần dần vón cục, gây tắc tia sữa dẫn đến viêm nhiễm, nổi hạch. Nếu thấy bị tắc tia sữa, hãy tiếp tục cho bé bú hoặc hút sữa ở bên ngực bị tắc để giúp khơi thông tuyến sữa. Xem thêm: thực phẩm giàu sắt cho phụ nữ sau sinh Giữ ấm cơ thể Khi cơ thể bị lạnh, các ống dẫn sữa sẽ co lại, khiến cho dòng chảy của sữa bị thu hẹp, sữa thoát ra ngoài chậm hơn. Khi sữa không thoát ra ngoài được sẽ tích tụ lại, vón thành cục và gây tắc tia sữa nổi hạch. Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ Trước và sau khi bé bú hoặc hút sữa, mẹ hãy vệ sinh bầu ngực sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn. Hãy dùng khăn bông mềm, thấm nước ấm rồi lau rửa bầu ngực thật sạch. Việc vệ
sinh bầu ngực vừa giúp mẹ không bị viêm nhiễm mà cũng không tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào em bé khi con bú mẹ. Massage nhẹ nhàng Dùng tay massage nhẹ nhàng bầu ngực theo hướng từ ngoài vào phía núm ti để đánh tan các cục sữa đông. Nhờ đó, ống dẫn sữa sẽ được khai thông. Song song với việc ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa, mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là sắt canxi DHA cho mẹ sau sinh để giúp hồi phục sức khỏe và mang đến cho bé dòng sữa chất lượng, giàu dinh dưỡng. Trên đây là bài viết về tình trạng nổi hạch ở nách sau sinh. Hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin thật hữu ích. Chúc bạn luôn có sức khỏe dồi dào.