110 likes | 243 Views
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ. TS. ĐẶNG NGỌC ĐỨC Trưởng Bộ môn Tài chính Quốc tế. Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC. Các quan điểm khác nhau về Tài chính Quốc tế Tài chính Quốc tế là khâu tài chính đối ngoại - một khâu trong hệ thống tài chính quốc gia
E N D
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TS. ĐẶNG NGỌC ĐỨC Trưởng Bộ môn Tài chính Quốc tế
Chương 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC Các quan điểm khác nhau về Tài chính Quốc tế • Tài chính Quốc tế là khâu tài chính đối ngoại - một khâu trong hệ thống tài chính quốc gia • Là các hoạt động thanh toán và tín dụng quốc tế • Là quan hệ tài chính của chính phủ các nước với các tổ chức quốc tế • Là hoạt động tài chính của các công ty xuyên quốc gia hay công ty đa quốc gia • Tài chính Quốc tế là tập hợp của những quan hệ tài chính của các chủ thể có phạm vi hoạt động vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia
Chương 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC Nội dung thuộc quan hệ tài chính quốc tế - Quan hệ tài chính giữa các quốc gia với nhau và với các tổ chức tài chính quốc tế • Quan hệ tài chính của các doanh nghiệp - các công ty đa quốc gia • Hoạt động mang tính quốc tế của các định chế trung gian tài chính - Các quan hệ tài chính dưới hình thức di chuyển của các khoản thu nhập và vốn của các cá nhân - Các hoạt động của thị trường tài chính quốc tế
Chương 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC Cơ sở hình thành và phát triển • Xuất phát từ quan hệ thương mại quốc tế • Mối quan hệ hợp tác giữa các nước về các mặt kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội • Sự di chuyển vốn giữa các nước: Sự khác nhau về hiệu quả biên của vốn đầu tư (MEI) hay chỉ số ICOR của các nước khác nhau • Xu thế mở cửa, hội nhập và toàn cầu hoá
Chương 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC Tác động của hoạt động tài chính quốc tế • Tác động tích cực • Cho phép khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi nước để tạo ra sự phát triển chung của các nước: ISI, EOI và cú huých từ bên ngoài • Củng cố thúc đẩy hợp tác, hội nhập quốc tế cũng như tình đoàn kết, hoà bình và hữu nghị giữa các quốc gia, các dân tộc • Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tự nhiên và xã hôi, đặc biệt là nguồn lực tài chính • Nâng cao mức sống và cải thiện môi trường cộng đồng quốc tế • Tác động tiêu cực • Sự phân hoá và lệ thuộc vào các nước lớn • Sự biến động tình hình tài chính quốc tế có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với các nước • Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế
Chương 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC Mục đích và đối tượng nghiên cứu • Ở tầm vĩ mô: Hoạt động tài chính quốc tế, các chính sách quản lý hoạt động tài chính quốc tế của các quốc gia; chính sách và hoạt động của một số tổ chức tài chính quốc tế • Ở tầm vi mô: các hoạt động tài chính quốc tế của các chủ thể kinh tế bao gồm các doanh nghiệp, các cá nhân; các nghiệp vụ kinh doanh và phòng chống rủi ro trên thị trường tài chính quốc tế.
Chương 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC Nội dung môn học và phương pháp • Phần lý thuyết 8 chương thời lượng 45 tiết gồm cả việc giảng viên trình bày bài giảng (55%) và học viên tự nghiên cứu, thảo luận và trình bày theo các chuyên đề tự chọn (45%) • Môn học được trình bày với sự kết hợp bài giảng, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và các các điển hình nghiên cứu, ví dụ và bài tập thực hành • Phương pháp giảng dạy và học tập nhằm phát huy tinh chủ động của học viên, bài giảng của giảng viên được trình bày song song với sự tham gia thảo luận của học viên trên cơ sở sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và các công cụ tiện ích khác.
Chương 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC Đánh giá kết quả học tập • Kết quả học tập của học viên được đánh giá trên cơ sở quá trình học tập và tham gia của học viên vào chương trình môn học • Sự tham gia của học viên vào chương trình môn học bao gồm sự tham gia học lý thuyết trên lớp, tự nghiên cứu và hoàn thành các bài tập tình huống, bài kiểm tra và thi hết môn. Cụ thể: • Tham gia thảo luận và trình bày các chuyên đề nghiên cứu thực tế: 30% • Bài kiểm tra: 15% • Thi hết môn: 55%
Chương 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC Yêu cầu đối với học viên về chuyên môn • Nhận thức được những lợi ích của tài chính quốc tế, tích cực chủ động tham gia hoạt động tài chính quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của các chủ thể, mỗi quốc gia và sự phát triển chung của cộng đồng quốc tế • Hiểu và vận hành tốt các nghiệp vụ tài chính quốc tế • Hiểu và vận dụng tốt các chính sách tài chính quốc tế, có thể tham gia soạn thảo, bổ xung sửa đổi các chính sách liên quan đến tài chính quốc tế • Hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động tài chính quốc tế: Ảnh hưởng tiêu cực từ những biến động và đặc biệt từ khủng hoảng tài chính quốc tế
Chương 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC Yêu cầu đối với học viên về chấp hành quy chế • Đọc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trước khi đến lớp nghe bài giảng • Đi học đầy đủ, đúng giờ • Chấp hành tốt nội quy lớp học • Tích cực và chủ động tham gia bài học • Tự giác trong việc tự nghiên cứu, thảo luận nhóm và thảo luận trên lớp • Hoàn thành các bài tập thu hoạch, bài kiểm tra và thi kết thúc môn học
Chương 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC Tài liệu tham khảo Sách giáo khoa • C. Paul Hallwood va Ronald McDonald - Tài chính và Tiền tệ Quốc tế (International Money and Finance). • David K. Eiterman, Archur I. Stonehill và Micheal H. Moffelt - Tài chính Công ty Đa quốc gia (Multinational Business Finance). • Jeff Madura - Quản trị Tài chính Quốc tế (International Financial Management). • Bruno Solnik và Dennis McLeavey - Đầu tư Quốc tế (International Investment). • E. Hughes và Scott B. MacDonald - Nghiệp vụ Ngân hàng Quốc tế (International Banking). Tài liệu tham khảo • Nguyễn Văn Tiến – Tài chính Quốc tế hiện đại • Nguyễn Văn Tiến - Thị trường Ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối • Nguyễn Văn Tiến – Thanh toán Quốc tế • Nguyễn Thị Thu Thảo và Hoàng Lan Hương - Hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế • Peter S. Rose - Quản trị Ngân hàng thương mại • Các tạp chí chuyên ngành • Các websites