520 likes | 822 Views
L ị ch S ử v à Ý Ngh ĩ a CHUỖI MÂN CÔI. Tài Liệu Giáo Lý cho các em trường Việt Ngữ. Chuỗi Mân Côi (Rosery): có 3 nghĩa như sau: Một chuỗi, một xâu hoa hồng (Rosa, Rose = Hoa Hồng) 2. Một xâu chuỗi hạt trai, hạt đá quý để đeo quanh cổ người phụ nữ 3. Một vườn Hoa Hồng.
E N D
Lịch Sử vàÝ Nghĩa CHUỖI MÂN CÔI Tài Liệu Giáo Lý cho các em trường Việt Ngữ
Chuỗi Mân Côi (Rosery): • có 3 nghĩa như sau: • Một chuỗi, một xâu hoa hồng • (Rosa, Rose = Hoa Hồng) • 2. Một xâu chuỗi hạt trai, hạt đá quý • để đeo quanh cổ người phụ nữ • 3. Một vườn Hoa Hồng
Từ thế kỷ XI, thời Thánh Bênađô, những người có lòng sùng kính Đức Mẹ vẫn đọc một chuỗi các kinh Kính Mừng, vừa đọc vừa nghĩ đến những sự vui mừng của Đức Mẹ. Có thể nói đó là hình thức khởi đầu của chuỗi Mân Côi.
Lần chuỗi là một hình thức cầu nguyện với Đức Mẹ Hình thành từ thời Trung Cổ rồi được phổ biến vào thế kỷ XII
Phát xuất từ thói quen kết vòng hoa trên đầu cho những bức tượng của Đức Trinh Nữ Những hoa hồng tượng trưng cho những lời nguyện dâng lên Mẹ Maria
Sau này, năm 1328, người ta tìm được một tập ghi chép các phép lạ của Đức Mẹ, có nói đến việc Đức Mẹ trao chuỗi Mân Côi cho Thánh Đaminh.
Và từ đó trở đi, người ta cứ truyền tụng cho nhau là Thánh Đaminh đã lập ra chuỗi Mân Côi. Vì thế, trong dòng Đaminh mới có tượng Đức Mẹ trao chuỗi Mân Côi cho Thánh Đaminh.
Năm 1209 ở miền Toulouse có chiến tranh Thánh Đaminh cầu nguyện và xin mọi người cùng cầu nguyện cho hoà bình.
Thánh Đaminh được ơn soi sáng kiện toàn kinh Mân Côi đã có, bằng cách cứ sau mỗi 10 kinh thì dừng lại một chút
Rồi thêm vào một câu hát ngắn hay mấy lời lấy trong các sách Tin Mừng về cuộc đời Chúa Cứu Thế, cho thay đổi và không nhàm chán.
Ban đầu chỉ lấy những câu nói về các niềm vui, sau mới thêm những câu nói về các nỗi khổ và các điều mừng.
Nguồn gốc Lễ Mân Côi Ngày Chúa Nhật 7-10-1571, hải quân Công giáo đánh thắng hải quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Vịnh Lepante. Tin chiến thắng được báo về Rôma vào Chúa Nhật đầu tháng Mười, giữa lúc các hội viên Mân Côi đang rước kiệu trong thành phố.
Để tạ ơn Đức Mẹ đã nghe lời cầu khẩn, Đức Giáo Hoàng Piô V, ngày 5-3-1572, truyền mỗi năm phải làm một lễ kính Đức Bà chiến thắng. Ngày 1-4-1573, Đức Giáo Hoàng Ghegorio đặt tên cho lễ này là lễ Mân Côi
Để giữ cách đếm các kinh đọc, người ta kết vào một sợi dây với những tràng hạt, và điều này dần dần trở thành Tràng Chuỗi Mân Côi
Năm 1569, Đức Thánh Cha Pio V kêu gọi dân Chúa siêng năng lần Chuỗi Mân Côi với 15 mầu nhiệm: Vui, Thương và Mừng
Năm 2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đề nghị thêm 5 mầu nhiệm mới là “Năm Sự Sáng” để suy niệm.
Cách đọc kinh Mân Côi: • Làm dấu Thánh giá • Kinh Chúa Thánh Thần (hát hoặc đọc) • Kinh Ăn Năn tội • Đọc 1 đoạn lời Chúa • theo ngày hôm đó • Lần chuỗi Mân Côi • Bắt đầu từ cây Thánh Giá: • Kinh Tin Kính
Hạt lớn đầu tiên: • Đọc 1 kinh Lạy Cha • cầu cho Đức Thánh Cha • Ba hạt nhỏ tiếp theo: • 3 kinh Kính Mừng • cầu xin ơn Tin, Cậy, Mến • Hạt lớn thứ 2: • Đọc kinh Sáng Danh • cầu cho việc Truyền Giáo
Hạt nối lớn tiếp theo: • Ngắm mầu nhiệm thứ nhất • Đọc 1 kinh Lạy Cha, • 10 kinh Kính Mừng, • 1 kinh Sáng Danh
Sau đó đọc: • Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội lỗi chúng con. • Xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục. • Xin đem các linh hồn lên Thiên Đàng, • nhất là những linh hồn • cần đến Lòng Chúa thương xót hơn
Và tiếp tục như vậy • đến hết chuỗi Mân Côi • Khi đọc phải chậm rãi, • chú ý suy niệm về các mầu nhiệm
Năm Sự Vui được nối kết với Giáng Sinh và tuổi thơ của Đức Giêsu. Năm Sự Thương sống lại sự kiện Đức Giêsu chịu đau khổ và chịu chết vì tội lỗi chúng ta. Năm Sự Mừng được nối kết với những sự kiện sau khi Đức Giêsu phục sinh.
Năm Sự Sáng mời gọi chúng ta suy niệm và sống sứ vụ tông đồ trong 3 năm công khai của Đức Giêsu. Ngài đã chữa lành các bệnh tật và loan báo Tin Mừng Cứu độ cho chúng ta.
CÁC MẦU NHIỆM NĂM SỰ VUI Chục Thứ nhất: Thiên Thần truyền tin cho Ðức Bà chịu thai. Ta hãy xin cho được ở khiêm nhường
Chục Thứ hai: Ðức Bà đi viếng bà Thánh Isave. Ta hãy xin cho được lòng yêu người.
Chục Thứ ba: Ðức Bà sinh Ðức Chúa Giêsu nơi hang đá. Ta hãy xin cho được lòng khó khăn.
Chục Thứ tư: Ðức Bà dâng Ðức Chúa Giêsu trong đền thánh. Ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.
Chục Thứ năm: Ðức Bà tìm được Ðức Chúa Giêsu trong đền thánh. Ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
NĂM SỰ THƯƠNG Chục Thứ nhất: Ðức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu. Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.
Chục Thứ hai: Ðức Chúa Giêsu chịu đánh đòn. Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.
Chục Thứ ba: Ðức Chúa Giêsu chịu đội mão gai. Ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
Chục Thứ tư: Ðức Chúa Giêsu vác cây Thánh Giá. Ta hãy xin cho được vác thánh giá theo chân Chúa.
Chục Thứ năm: Ðức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá. Ta hãy xin đóng đinh tính xác thịt vào thánh giá Chúa.
NĂM SỰ MỪNG Chục Thứ nhất: Ðức Chúa Giêsu sống lại. Ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.
Chục Thứ hai: Ðức Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời.
Chục Thứ ba: Ðức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn Ðức Chúa Thánh Thần.
Chục Thứ tư: Ðức Chúa Trời cho Ðức Bà lên trời. Ta hãy xin ơn chết lành trong tay Ðức Mẹ.
Chục Thứ năm: Ðức Chúa Trời thưởng Ðức Mẹ lên trời. Ta hãy xin Ðức Mẹ phù hộ cho ta được hưởng cùng Ðức Mẹ trên nước thiên đàng.
NĂM SỰ SÁNG Chục Thứ nhất: Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Gio-đan. Ta hãy xin cho được sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Chục Thứ hai: Đức Chúa Giêsu làm phép lạ hóa nước thành rượu tại Cana. Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Đức Chúa Trời.
Chục Thứ ba: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và ơn thống hối. Ta hãy xin cho được ơn cải sửa tâm hồn.
Chục Thứ tư: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor. Ta hãy xin cho được lắng nghe Lời Người.
Chục Thứ năm: Đức Chúa Giêsu lập Phép Thánh Thể. Ta hãy xin cho được siêng năng rước Mình Máu Thánh Người.
Thân chúc các em thật ngoan, học thật giỏi và siêng năng lần chuỗi Mân Côi DuyHan@rogers.com