350 likes | 550 Views
S Ở GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO H ẢI DƯƠNG. TẬP HUẤN TỔ TR ƯỞNG CHUYÊN MÔN TRUNG HỌC CS. Hải Dương, ngày 12 tháng 10 năm 2013. 1. CHUY ÊN ĐỀ ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC. MỤC TIÊU CHUNG. Nhận thức về quy trình 4 bước của SHCM theo NCBH.
E N D
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG TẬP HUẤN TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRUNG HỌC CS Hải Dương, ngày 12 tháng 10 năm 2013 1
CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚISINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
MỤC TIÊU CHUNG • Nhậnthứcvềquytrình 4 bướccủa SHCM theo NCBH. • Liênhệtráchnhiệmcủa TTCM trongviệctổchức SHCM theo NCBH. 3
ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC NỘI DUNG CHÍNH 1. Quan niệm đổi mới chuyên môn theo NCBH 2. Quy trình SHCM theo NCBH 3. Tổ chức thực hiện chuyên môn theo NCBH 4. Sự khác nhau giữa SHCM truyền thống và SHCM theo NCBH 5. Lợi ích từ SHCM theo NCBH 6. Một số khó khăn cần khắc phục khi đổi mới SHCM theo NCBH
I. Thế nào là sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ? - Là hoạt động chuyên môn nhưng ở đó GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học. - Không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mà nhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao việc học củaHS chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho HS được tham gia vào quá trình học tập; giúp GV có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng HS.
II. Giới thiệu quy trình SHCM theo NCBH QUY TRÌNH SHCM THEO NCBH 6
Các bước tiến hànhsinh hoạt chuyên môn theo NCBH: gồm 4 bước • Chuẩn bị bài học nghiên cứu • Tiến hành dạy minh họa và dự giờ • Suy ngẫm và thảo luận bài học • Áp dụng vào thực tiễn dạy học
Thảo luận từng bước trong quy trình 1. Thảo luận về bước chuẩn bị giờ dạy MH 2. Thảo luận về bước tiến hành dạy và dự giờ 3. Thảo luận về bước suy ngẫm và thảo luận giờ dạy 4. Thảo luận về bước áp dụng cho thực tế dạy học Sau buổi sinh hoạt cần làm gì? Ai là người chuẩn bị giờ dạy MH? Ai là người tiến hành dạy? Ai là người chủ trì thảo luận Khi chuẩn bị giờ dạy MH cần lưu ý những gì? Người dự giờ cần ghi chép và quan sát như thế nào? Tiến trình và nội dung Hiệu quả của SHCM (đối với HS, với GV, với CBQL…) Việc trao đổi giờ dạy với TCM như thế nào? Vị trí dự giờ? Khi thảo luận cần lưu ý những gì? 8
* Bước 1. Chuẩn bị bài học nghiên cứu • 1. Lựa chọn bài dạy minh họa • 2. Phân công chuẩn bị: • 3. Tổ chức thảo luận bài học nghiên cứu trong tổ CM. • Các câu hỏi thảo luận trong bước này: • - Đây là loại bài học gì? • - Nội dung bài học chia thành mấy đơn vị kiến thức? Dự kiến tổ chức hoạt động dạy học nào tương ứng? • Sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học thế nào cho đạt hiệu quả ? • Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục liên quan lúc nào là phù hợp? • - Dự kiến cách suy nghĩ, tiếp nhận của HS khi học? Dự kiến các tình huống xảy ra và cách xử lý nếu có. …
* Bước 2. Tiến hành dạy và dự giờ Sau khi hoàn thành kế hoạch dạy học chi tiết, một GV sẽ dạy minh hoạ bài học nghiên cứu ở một lớp cụ thể. - Các yêu cầu cụ thể của việc dự giờ như sau: + Chuẩn bị lớp dạy minh hoạ, bố trí lớp có đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợi cho người dự. + Điều chỉnh số lượng người dự ở mức vừa phải, không quá đông. + Việc dự giờ cần đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học của học sinh, không gây khó khăn cho người dạy minh hoạ.
Người QS: ghi lại các hoạt động, khả năng tiếp thu lĩnh hội của HS trong giờ học. Vị trí QS: phía trước hoặc hai bên lớp học, không ngồi sau HS vì không QS được việc học của HS. Kĩ thuật: kết hợp nghe, nhìn, suy nghĩ, ghi chép, quay phim, chụp ảnh… để nhằm trả lời các câu hỏi: HS học như thế nào? HS gặp những khó khăn gì? Vì sao? Cần phải thay đổi như thế nào để cải thiện kết quả học tập của HS? 11
VỊ TRÍ DỰ GIỜ SHCM TRUYỀN THỐNG: DỰ GIỜ NGỒI Ở CUỐI LỚP HỌC, PHÍA SAU HỌC SINH 12
- Vị trí quan sát của người dự giờ : SƠ ĐỒ BẢNG Vị trí quan sát của GV Vị trí quan sát của GV Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh Vị trí quan sátcủa GV Vị trí quan sát của GV Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh
* Bước 3. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu • Tiến trình:- Trước hết, cần tạo điều kiện cho giáo viên dạy chia sẻ những ý tưởng đã thực hiện được, những ý tưởng chưa thực hiện được, những tình huống phát sinh trong khi tiến hành bài học... • Sau đó, chủ trì điều hành thảo luận. + Không đánh giá xếp loại giờ dạy, lấy hành vi học tập của học sinh làm trung tâm thảo luận: • HS có hiểu rõ nhiệm vụ bài học và chủ động trong các hoạt động học không? Hoạt động nào hiệu quả, hoạt động nào chưa hiệu quả? Lý do? • HS nào không hứng thú với môn học, không lắng nghe giáo viên,vì sao? HS nào đang gặp khó khăn trong việc học? Nguyên nhân? • Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không? Khả năng lĩnh hội của HS thể hiện ở mức độ nào? • Nội dung và phương pháp giảng dạy có phù hợp? Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?...
* Bước 4. Áp dụng cho thực tiễn dạy học • Sau khi thảo luận về tiết dạy đầu tiên, tất cả cùng suy ngẫm xem có tiếp tục thực hiện NCBH này nữa không? Nếu bài học vẫn chưa hoàn thiện thì cần tiếp tục nghiên cứu để tiến hành dạy ở các lớp sau cho hoàn thiện hơn. • Mỗi giáo viên trong nhóm suy ngẫm về bài học được thực hiện và kết quả thảo luận để vận dụng phù hợp vào giờ dạy cho đối tượng HS lớp mình phụ trách. Trong quá trình vận dụng, nếu có những phát sinh mới, tiếp tục trao đổi để tháo gỡ ở các cuộc họp chuyên môn lần sau.
III. Tổ chức thực hiện SHCM theo NCBH • Điều kiện để thực hiện nghiên cứu bài học • - Nhóm GV hợp tác xây dựng giáo án. • - Tiết học minh hoạ là tiết học như bình thường hàng ngày. • - Vị trí GV dự giờ có thể quan sát được nét mặt của học sinh. • - Các giáo viên cần học cách quan sát. • - Nêu lại những ấn tượng của mình khi quan sát học sinh học. • - Chỉ ra thực tế và có bằng chứng (quay video, chụp ảnh) • - Không đánh giá giờ dạy của GV. • - Sự ủng hộ từ phía lãnh đạo.
2. Tổ chức thực hiện SHCM theo NCBH *Giai đoạn thứ nhất: Hình thành cách dự giờ, suy ngẫm, xây dựng quan hệ đồng nghiệp mới Trong giai đoạn này, SHCM cần tập trung thực hiện các mục tiêu sau: - Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của HS trong giờ học, có khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy phù hợp, việc học của HS. - Làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của GV về HS trong từng hoàn cảnh khác nhau. - Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến, từ đó hình thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập.
*Giai đoạn thứ hai: Tập trung phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các bài học. • - Đi sâu nghiên cứu, phân tích các phương án dạy học đáp ứng tối thiểu nhiệm vụ học tậpcủa học sinh, các kĩ năng cần thiết để nâng cao chất lượng học của HS. • - Tăng cường, vận dụng, thử nghiệm những ý tưởng sáng tạo, lấy học sinh làm trung tâm. • - SHCM nên tổ chức càng nhiều lần càng tốt.
IV. Thảo luận Sự khác nhau giữa SHCM trước đây và SHCM theo NCBH?
V. Các lợi ích có được khi tham gia SHCM theo nghiên cứu bài học - Học cách quan sát việc học của HS. - Hiểu sâu, rộng hơn về HS và đồng nghiệp. Hình thành sự chấp nhẫn lẫn nhau giữa GV với GV và giữa GV và HS. - Cùng nhau xây dựng văn hoá góp ý trongnhà trường. - Tạo cơ hội cho CBQL hiểu khó khăn trong giảng dạy của GV. - Tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới PPDH, KTĐG theo hướng dạy học tích cực, lấy việc học của HS làm trung tâm.
Những khó khăn gặp phải khi sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học?
VI. Một số khó khăn cần khắc phục khi đổi mới SHCM theo NCBH • - Thái độ của GV: nhiều GV hoài nghi về tác dụng SHCM, sợ các đồng nghiệp tấn công mình. • - Tiến hành bài học minh hoạ: GV dạy như là diễn tập và không để ý đến HS gặp khó khăn như thế nào. • - Dự giờ bài học: các GV dự chỉ chú ý đến GV dạy và họ thích ngồi ở đằng sau, ít chú ý đến HS. • - Suy ngẫm về bài học: có nhiều GV có thái độ phê phán người dạy. • - Các GV chưa thực sự hợp tác cùng nhau xây dựng kế hoạch bài học. • - Thái độ của GV không phải sẵn sàng học hỏi, hợp tác mà lại là phê phán, đánh giá, làm mất đi tính nhân văn của NCBH.