210 likes | 360 Views
MỐI QUAN HỆ GIỮA DỰ ÁN LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ BỘ LUẬT LAO ĐỘNG: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚI TS Trần Minh Hương Chủ nhiệm Khoa Luật Hành chính Nhà nước Ðại học Luật Hà Nội. 1. Phạm vi điều chỉnh. Bộ luật lao động (BLLĐ) điều chỉnh:
E N D
MỐI QUAN HỆ GIỮA DỰ ÁN LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨCVÀ BỘ LUẬT LAO ĐỘNG: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚITS Trần Minh HươngChủ nhiệm Khoa Luật Hành chính Nhà nướcÐại học Luật Hà Nội
1. Phạm vi điều chỉnh • Bộ luật lao động (BLLĐ) điều chỉnh: - Quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động; - Các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động. (Điều 1 BLLĐ)
1. Phạm vi điều chỉnh (tiếp) • Dự thảo Luật cán bộ, công chức (DT) qui định về hoạt động công vụ và cán bộ, công chức bao gồm: các nguyên tắc hoạt động công vụ; điều kiện bảo đảm thực hiện công vụ; nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ, công chức; đạo đức và văn hoá giao tiếp của cán bộ, công chức; những việc cán bộ, công chức không được làm; bầu cử, tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ, công chức; thanh tra công vụ; khen thưởng và xử lí các vi phạm trong hoạt động công vụ. (Đ. 1 DT)
1. Phạm vi điều chỉnh (tiếp) • Phạm vi điều chỉnh khác nhau: BLLĐ điều chỉnh quan hệ lao động và các QHXH liên quan trực tiếp với quan hệ lao động; Luật cán bộ, công chức điều chỉnh các QHXH trong hoạt động công vụ và các vấn đề liên quan trực tiếp đến cán bộ, công chức. • Cách thức qui định khác nhau: BLLĐ qui định theo hướng mở; Luật cán bộ, công chức qui định theo phương pháp liệt kê
2. Đối tượng áp dụng • BLLĐ được áp dụng đối với mọi người lao động, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu và cũng được áp dụng đối với người học nghề, người giúp việc gia đình và một số loại lao động khác được qui định tại Bộ luật (Đ. 2 BLLĐ)
2. Đối tượng áp dụng (tiếp) • Luật cán bộ,công chức áp dụng đối với cán bộ, công chức và các cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội (Đ.1 DT) Đối tượng áp dụng của Luật cán bộ, công chức hẹp hơn đối tượng áp dụng của BLLĐ
3. Phân định phạm vi và đối tượng áp dụng • BLLĐ: Chế độ lao động đối với công chức, viên chức nhà nước, người giữ các chức vụ do bầu cử hoặc bổ nhiệm, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, người thuộc các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội khác và xã viên hợp tác xã do các văn bản pháp luật khác qui định nhưng tuỳ từng đối tượng mà được áp dụng một số qui định trong Bộ luật này (đ. 4)
3. Phân định phạm vi và đối tượng áp dụng (tiếp) • DT có một số qui định dẫn chiếu sang BLLĐ: - Nghỉ hàng năm, nghỉ lễ (Đ. 17) - Quyền được bảo đảm các chính sách dành cho người mẹ và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới (đ. 19) - Nghỉ hưu (Đ. 68)
4. Qui định về bảo đảm bình đẳng giới trong BLLĐ • BLLĐ có một chương (chương X) với tiêu đề “Những qui định riêng đối với lao động nữ” gồm 10 điều (từ điều 109 đến điều 118), trong đó: - 3 điều qui định quyền của lao động nữ liên quan đến chế độ thai sản (các điều 112, 114, 117); - 7 điều xác định trách nhiệm của nhà nước, của các cơ quan nhà nước, của doanh nghiệp, của người sử dụng lao động trong bảo đảm bình đẳng giới.
4. Qui định về bảo đảm bình đẳng giới trong BLLĐ (tiếp) • Những nội dung quan trọng của chương X BLLĐ: - Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới; - Người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động;
4. Qui định về bảo đảm bình đẳng giới trong BLLĐ (tiếp) - Người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ tiêu chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh nghiệp đang cần; - Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lí do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
5. Qui định về bảo đảm bình đẳng giới trong dự thảo • Bảo đảm bình đẳng giới trong quản lí cán bộ, công chức và hoạt động công vụ (k.4 đ.5). • Không phân biệt đối xử nam và nữ trong tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, đánh giá và quản lí cán bộ, công chức (K.1 Đ.19). • Cán bộ, công chức nữ được bảo đảm các chính sách dành cho người mẹ và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới qui định trong pháp luật lao động, pháp luật hình sự, pháp luật bình đẳng giới và các văn bản pháp luật khác (K.2 Đ.19).
5. Qui định về bảo đảm bình đẳng giới trong DT (tiếp) • Cán bộ, công chức nữ nghỉ sinh con theo qui định của pháp luật thì được bảo đảm quyền lợi về nâng lương, nâng ngạch, qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng (k.3 đ.19). • Không sử dụng cán bộ, công chức nữ có thai từ tháng thứ bảy hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm (k.4 đ.19).
5. Qui định về bảo đảm bình đẳng giới trong DT (tiếp) • Không được phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức (k.5 đ.24). • Không được cản trở việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm nam hoặc nữ vào vị trí lãnh đạo, quản lí hoặc các vị trí, chức danh chuyên môn vì định kiến giới (k.3 đ.27).
6. Nhận xét • Các qui định về bảo đảm bình đẳng giới trong DT nhìn chung hài hoà với các qui định của BLLĐ và bao quát được những nội dung quan trọng nhất của vấn đề được đề cập. • Các qui định về bảo đảm bình đẳng giới trong DT được thể hiện tương đối cụ thể, rõ ràng; một số qui định dẫn chiếu sang BLLĐ (quyền nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, quyền được bảo đảm các chính sách dành cho người mẹ và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới) là hợp lí.
6. Nhận xét (tiếp) • Qua từng dự thảo các qui định loại này không ngừng được hoàn thiện thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc và thái độ thực sự cầu thị của những người có trách nhiệm soạn thảo dự án Luật.
7. Khuyến nghị • Cần cân nhắc thêm về việc DT dành riêng một điều để qui định quyền về bình đẳng giới (đ.19). Lí do: - Quyền về bình đẳng giới bao hàm một phạm vi rất rộng, nội dung điều 19 không thể “quét” hết các khía cạnh của quyền này; trái lại, vẫn cần qui định về quyền này tại một số điều khác. - Khoản 1 điều 19 và k.4 đ.5, k.5 đ.24, k.3 đ.27 có sự trùng lặp một phần về nội dung.
7. Khuyến nghị (tiếp) - Khoản 2 điều 19 là sự dẫn chiếu đến các chính sách dành cho người mẹ và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đã được qui định trong các văn bản pháp luật khác không có qui định này thì người lao động nữ vẫn được hưởng thành quả của việc thực hiện các chính sách và biện pháp đó. - Khoản 3 điều 19 có thể lồng ghép vào các qui định về nâng lương, nâng ngạch, qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng. - Khoản 4 điều 19 hoàn toàn trùng khớp với k. 1 đ. 115 BLLĐ.
7. Khuyến nghị (tiếp) • Luật cán bộ, công chức cần qui định tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức theo hướng bảo đảm bình đẳng giới và có tính đến đặc điểm về thể chất của giới nữ. Lí do: - Là luật chuyên ngành qui định về cán bộ, công chức nên nội dung này nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật. - Bình đẳng về tuổi nghỉ hưu là bảo đảm cho bình đẳng trong tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng…và
7. Khuyến nghị (tiếp) bảo đảm sự phù hợp với các qui định của Luật bình đẳng giới: - Qui định tuổi nghỉ hưu như nhau cho cán bộ, công chức nam và nữ sẽ không trái với Bộ luật lao động vì: * BLLĐ không qui định tuổi nghỉ hưu mà qui định điều kiện về độ tuổi và về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ hưu trí.
7. Khuyến nghị (tiếp) * BLLĐ chủ yếu áp dụng đối với người lao động theo hợp đồng lao động * BLLĐ xác định rõ chế độ lao động đối với cán bộ, công chức do các văn bản pháp luật khác qui định