840 likes | 1.17k Views
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO. QUẢN TRỊ CUỘC ĐỜI Life management & Self-leadership. Học “quản trị cuộc đời” là học cái gì?. Học quản trị cuộc đời là học những gì đặc biệt cần thiết cho cuộc đời , nhưng lại không được dạy, hay ít được dạy ở trường!. Mục tiêu của chương trình.
E N D
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ CUỘC ĐỜI Life management & Self-leadership
Học “quản trị cuộc đời” là học cái gì? Học quản trị cuộc đời là học những gì đặc biệt cần thiết cho cuộc đời , nhưng lại không được dạy, hay ít được dạy ở trường!
Mục tiêu của chương trình • Hiểu rõ hơn thế nào là “con người”? • Sống làm sao thì ra một “con người”? • Hiểu rõ hơn thế nào là “cuộc sống” & “cuộc đời”? • Hiểu rõ hơn thế nào là “thành công” & “hạnh phúc”? • Biết cách lãnh đạo bản thân, quản trị cuộc đời mình như thế nào để có được “thành công” và “hạnh phúc”?
Nội dung của chương trình 1. Bàn về một số khái niệm • Con người? • Con người có giáo dục? • Thành công? • Thành đạt? • Hạnh phúc? • Cuộc sống? • Cuộc đời? • Cuộc đời bang sống? 2. Mô hình “Quản trị cuộc đời”(5 trụ cột) • Thấu hiểu bản thân (finding Yourself) • Hoài bão & Lẽ sống (Vision & Mission) • Chiến lược cuộc đời (Life Strategy) • Năng lực cốt lõi (Core Competencies) • Giá trị nền tảng / Triết lý sống (Core Values) 3. Một số kỹ năng sống
Thế nào là con người? Trong mỗi con người đều có 4 con người (gọi vui là “Con người 4 phần”): • Thể xác • Tâm hồn • Trí tuệ • Tinh thần
Thế nào là thành công? • Tốt nghiệp tiến sỹ đại học Harvard thì có được xem là thành công không? • Trở thành tổng thống thì có được xem là thành công không? • Kiếm được 100 triệu đô la thì có được xem là thành công ? • …
Thế nào là thành đạt? • Thành đạt là gì? • “Thành đạt” cũng là “thành công” hay là khác? • Tôi được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động” thì có được xem là thành đạt? • Tôi lo cho cả gia đình, nuôi sống cả nhà, cho các em ăn học, thì có là thành đạt? • …
Một cách hiểu nữa về thành công và hạnh phúc Mô hình “cuộc đời 4 món” (LiMA) • Sức khỏe (thể chất + tinh thần + xã hội) • Sự nghiệp (kiếm / đạt được + mang lại hay gây ra) • Gia đình (tổ ấm & họ hàng) • Bạn bè (xã giao, tâm giao, tư giao, tri kỷ…) Thành công & Hạnh phúc là sự cân bằng và tối ưu hóa “4 món” nói trên trong từng giai đoạn và trong cả cuộc đời. (GTT)
Một cách hiểu nữa về thành công và hạnh phúc Hạnh phúc là khi: • Có một sức khỏe tốt • Có công việc yêu thích để làm • Có những người để yêu thương • Có một nơi chốn bình yên để đi về
Cuộc đời? • Chừng nào thì các bạn “đi”? • Đời sống sinh vật? • Sinh ra • Qua đời • Đời sống của con người? • Sinh ra • Chết đi Hoặc • Sinh ra • Qua đời • Chưa chết
Cuộc sống? • Cuộc sống là diễn biến hiện tại của cuộc đời. • Còn cuộc sống là toàn bộ quá trình sống… • Cuộc sống thì hàm ý nhiều về bản thân mình, hàm ý nhiều về thời điểm, hàm ý nhiều về hiện tại.
Cuộc đời? Có 3 câu phổ biến mà mỗi người có thể được “xã hội” chọn để khắc lên bia mộ họ khi họ qua đời: • Đây là nơi an giấc ngủ ngàn thu của một người đã qua đời năm 80 tuổi, nhưng đã chết từ năm 55 tuổi. • Đây là nơi an giấc ngủ ngàn thu của một người đã qua đời năm 39 tuổi, nhưng đến giờ vẫn chưa chết. • Đây là nơi an giấc ngủ ngàn thu của một người đã qua đời năm 80 tuổi và đã chết năm 80 tuổi. Bạn muốn “xã hội” (gia đình, bạn bè, thành phố, đất nước, thế giới…) chọn tấm bia nào cho bạn ?
Cuộc đời đáng sống? Mỗi người, nếu muốn có một cuộc đời thành công thì ai cũng cần phải tự mình đưa ra một mô thức “cuộc đời đáng sống” cho riêng mình để theo đuổi và hướng tới. Mô thức hay chân dung “cuộc đời đáng sống” này của mình có được xã hội đồng tình, có thể không? Nếu được xã hội nể trọng thì sao và nếu không được xã hội chấp nhận thì sao? Quan điểm “đáng sống” có phải là phần giao nhau giữa quan điểm “cá nhân” và “xã hội”?
Cuộc đời đáng sống(tiếp) “You must be the change you wish to see in the world.” (Chính bạn phải là sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trong cuộc đời này.) Mahatma Gandhi
Sống như thế nào? Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí… (Trích “Thép đã tôi thế đấy”)
Phần II: Quản trị cuộc đời Mô hình “Quản trị cuộc đời” của LiMA: • Thấu hiểu bản thân • Hoài bão & Lẽ sống • Chiến lược cuộc đời • Năng lực cốt lõi • Giá trị nền tảng
Khái niệm “Chiến lược cuộc đời”? Ailce hỏi con mèo: Tớ đi đường nào bây giờ? Con mèo trả lời: Điều đó tùy thuộc vào cậu muốn đến đâu chứ? Alice đáp lại: Tớ thật sự chẳng quan tâm lắm về cái nơi mà mình muốn đến. Con mèo: Thế thì cậu cũng không cần quan tâm là nên đi đường nào! Một khi mà cậu không quan tâm dến cái nơi mà mình tới thì đường nào mà chẳng được! Theo tác phẩm nổi tiếng “Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở thần tiên của Lewis carroll
Chiến lược cuộc đời? Đời ta sẽ đi đâu về đâu? How to get there from here? (Làm thế nào để đi đến đó, bắt đầu từ đây)
Chiến lược cuộc đời? Leadership is doing the right things; Managementis doing things right. (Lãnh đạo là đưa ra những gì đúng đắn để làm; Quản lý là thực hiện một cách chuẩn xác những điều đó.) Peter Drucker (Father of modern management)
Chiến lược cuộc đời? The Essence of Strategy is Choosing What Not to Do. Điều cốt lõi của chiến lược là quyết định cái gì KHÔNG nên làm. Micheal Porter( (“Father” of modern strategy “Cha đẻ” của chiến lược hiện đại)
Chiến lược cuộc đời? Vậy, đời ta sẽ Làm gì? Bỏ gì?
Chiến lược cuộc đời? “First, have a definite, clear practical ideal; a goal, an objective. Second, have the necessary means to achieve your ends; wisdom, money, materials, and methods. Third, adjust all your means to that end.” Aristotle
Chiến lược cuộc đời “ Life is a snowball. The important thing is finding wet snow and a really long hill.” Cuộc đời cũng như quả cầu tuyết. Do vậy, điều quan trọng là chúng ta phải tìm được một quả cầu tuyết có khả năng hấp thu và một đồi dài thực sự để nó lăn. (Warrant Buffett)
Thấu hiểu bản thân “Success in the knowledge economy comes to those who know themselves – their strengths, their values, and how they best perform.” Thành công trong kinh tế tri thức sẽ đến với những ai hiểu rõ được bản thân mình – thế mạnh mình, văn hóa của mình và cái cách mà mình làm tốt nhất. Peter Drucker( (“Cha đẻ” của quan trị kinh doanh hiện đại)
Thấu hiểu bản thân • Ai là Owner (ông chủ) của đời ta (ai sở hữu đời ta): Ta, chính ta! • Ai là Leader (lãnh đạo) của đời ta: Ta, chính ta! • Ai là Manager (quản lý) của đời ta: Ta, chính ta!
Thấu hiểu bản thân • Tôi thuộc típ người nào? • Người tư vấn? Người quyết định? • Người trưởng? Người phó? • Người quản lý? Người chuyên gia?
Thấu hiểu bản thân • Người nghề này? Nghề kia? • Người trong ngành này? Ngành kia? • … • Muốn đi tù thì phải có căn tù: Muốn trở thành họa sỹ giỏi thì phải có “căn họa”; Muốn trở thành lãnh đạo thì phải có “căn sếp”… • Tuy nhiên, có nghề đòi hỏi “căn” nhiều, có nghề đòi hỏi “căn” ít, có nghề không đòi hỏi “căn”. • Trên lý thuyết, thì ai cũng sẽ có “căn” của mình, có thể mình không có “căn” trong nghề này, nhưng lại có “căn” trong nghề khác… • Do vậy, vấn đề là mình phải tìm cho đúng “căn” mà mình giỏi nhất và tìm đúng nghề và đúng chỗ để phát huy cái căn đó… Tìm đúng căn bằng cách nào?
Thấu hiểu bản thân • Thế mạnh (sở trường) lớn nhất của tôi là gì? • Điểm yếu (sở đoản) khó khắc phục của tôi là gì? • Cái cách mà tôi có thể làm việc tốt nhất với người khác là gì? • Cái cách mà tôi có thể học tốt nhất? • Ý thức hệ / hệ giá trị / triết lý sống của tôi hiên nay (nền tảng của “cách thức” nói trên)? • Làm gì, ở đâu ở đâu thì phù hợp với ý thức hệ của tôi, đồng thời tôi có thể tối đa hóa giá trị của mình? • …
Thấu hiểu bản thân • Thường khi khi mình có “sở trường” gì thì mình sẽ có sở thích đó. Hay nói cách khác là “sở thích” (đam mê) và “sở trường” (thế mạnh) thường trùng nhau. • Tuy nhiên, cũng có một ít trường hợp là “sở thích” và “sở trường” khác nhau. Nói cách khác, cái mình giỏi lại không phải là cái mà mình thích. Vậy, trong trường này mình thì mình nên theo cái nào???
Thấu hiểu bản thân Chọn một việc phù hợp để làm và làm hết sức mình là cách đóng góp tốt nhất cho cuộc đời! Nhưng việc như thế nào là việc “phù hợp”???
Sở trường, Sở thích & Chiến lược? “ Làm chủ hay làm thuê, làm sếp hay làm lính, làm quan hay làm dân, làm thầy hay làm thợ, làm bánh mỳ hay làm máy bay, làm trong nước hay làm nước ngoài, làm ở thành phố hay làm ở nhà quê…, tất cả đều không quan trọng. Điều quan trọng là làm cái gì mà mình có thể làm giỏi nhất, phù hợp với cái của mình nhất và tạo ra giá trị nhiều nhất.” (GTT)
Tôi có một ước mơ:Hoài bão & Sứ mệnh • Hoài bão (Vision): • What/Who I want to be in the future? (Tôi muốn trở thành ai?) • Tôi muốnkiếm hay đạt được cái gì cho mình? • Vision: • Khát vọng • Tầm nhìn • Hoài bão • Viễn cảnh • Vị thế • …
Tôi có một ước mơ:Hoài bão & Sứ mệnh • Sứ mệnh / Lẽ sống (Mission): • Sống để làm gì? • Tôi mang lại cái gì cho ai đó? • Tôi dùng cuộc đời mình vào việc gì? • Mission: • Sứ mệnh • Lẽ sống • Giải quyết vấn đề gì • Mang lại cái gì • Lý do tồn tại • Lý do sống • …
Sống để làm gì và sống ntn?Kết của một cuộc khảo sát Kết quả nghiên cứu của Đề tài cấp Bộ: “Sự lựa chọn các giá trị đạo đức – nhân văn trong định hướng lối sống của sinh viên trong một số trường ĐH tại TP.HCM trong giai đoạn hiện nay”-ĐH Sư phạm TP.HCM, 2009): • 41% SV đồng ý không nhất thiết phải sống cao thượng vì cao thượng lại là mù quáng. • 36% SV đồng tình rằng làm việc theo lương tâm thì sẽ bị thua thiệt. • 28% số người được hỏi có tư tưởng trả thù, báo oán. • 32% SV chấp nhận hành vi vô ơn, không xem đó là chuyện phi đạo đức. • 31% SV chấp nhận khi làm việc gì đó thì không để ý xem mình có ảnh hưởng đến người khác hay không. • 39% SV chấp nhận rằng tự do là một điều không phải ai cũng mơ ước. • 60% SV cho rằng mọi trách nhiệm nuôi dạy con cái là thuộc về cha mẹ và con cái không có trách nhiệm gì trong việc này. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều đặc điểm chưa tốt của sinh viên như: Nói xấu người khác, học tập lơ là, sai giờ, trễ hẹn, chưng diện quá mức, tiêu xài lãng phí, xả rác bừa bãi, nhậu nhẹt, nói tục chửi thề, xem thường người khác, gian lận thi cử, cãi vã với cha mẹ, vô lễ, đánh nhau, phá hoại môi trường, me tín dị đoan, rủ bạn bè xem phim sex, sống thử ,trộm cắp…
Hoài bão & Lẽ sống “ Mỗi con người chỉ có một cuộc đời, do đó phải biết rõ là mình sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì, và việc đó có đáng để dùng hay không.” (GTT) Nếu không thì sẽ phí đời!!!
Hoài bão & Lẽ sống “You make a living by what you get, but you make a life by what you give.” “Bạn có thể tạo dựng cuộc sống bằng những gì mà mình kiếm hay đạt được, nhưng bạn chỉ có thể tạo dựng cuộc đời bằng những gì mà mình mang lại.” (Winston Churchill)
Hoài bão & Lẽ sống Try not to become a man of success, but rather, try to become a man of value. Đừng cố gắng trở thành một con người thành công, mà hãy trở thành một con người có giá trị. Albert Einstein
Hoài bão & Lẽ sống Vậy người khôn ngoan là người thực dụng hay là người lý tưởng?
Hoài bão & Lẽ sống Người khôn ngoan là người vô cùng lý tưởng (vì người) và cực kỳ thực dụng (vì mình). (Bởi lẽ, lý tưởng và thực dụng không mâu thuẫn gì với nhau.)
Hoài bão & Lẽ sống Chúng ta đều biết, bản chất của con người vốn dĩ là ích kỷ. Và giáo dục được sinh ra không phải để giết chết sự ích kỷ của con người, mà là giúp con người chuyển từ “ích kỷ ngu ngốc” thành “ích kỷ khôn ngoan” Nếu con người chỉ biết sống “vì mình” không thôi thì sẽ khó được người khác chấp nhận, nhưng nếu sống “vì người” thì có khi mình lại chẳng được gì. Tuy nhiên, nếu biết đặt “cái riêng” nằm lọt trong “cái chung” thì khi đó vì cái chung ta sẽ có cái riêng; khi đó, “vì người” sẽ là cách “vì mình” khôn ngoan nhất!(GTT / Giản tư trung)
Hoài bão & Lẽ sống Tóm lại:“Vì người là cách vì mình khôn ngoan nhất” (GTT)
Giá trị nền tảng? / Core values?(Hệ giá trị / Triết lý sống) Khi đã có mục tiêu, đã có chiến lược để đạt được mục tiêu thì bản thân mình cũng cần phải có nguyên tắc nền tăng để làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mình trên con đường mà mình đã chọn. Những nguyên tắc nền tảng này thường gọi là “hệ giá trị” hay “triết lý sống”… “Hệ giá trị” này cũng giống như “ông chủ” của đời ta, là cái mà ta tin và trung thành.
Giá trị nền tảng (khái niệm) “Lẽ sống và giá trị nền tảng cũng giống như bánh lái của cuộc đời. Con người mà không có lẽ sống và giá trị nền tảng thì cũng giống như con thuyền mà không có bánh lái.” GTT
Giá trị nền tảng / Triết lý sống? • Quan điểm sống? • Nguyên tắc sống? • Triết lý sống? • Đức tin? Đạo đời? “Điều quan trọng là phải có niềm tin và sự kiên định những gì mà mình đã chọn, có đủ sự trung thành với những giá trị mà mình tin và theo đuổi. Nếu mình phản bội lại với những hệ giá trị của chính mình thì cuộc đời và sự nghiệp sẽ có rất nhiều rủi ro”. GTT
Giá trị nền tảng / Triết lý sống?(Phương Đông) “Sở kỷ bất dục, vật thi ư nhân” “Điều gì mình không muốn thì không nên làm cho người khác .” (Khổng Tử)
Giá trị nền tảng / Triết lý sống?(Phương Tây) “Hãy hành xử với người khác theo cách mà mình muốn họ hành xử với mình.”
Giá trị nền tảng / Triết lý sống? (Phương Tây) VD: American Dream / Giấc mơ Mỹ: Anyone can be successful with talent & hard-work. Bất kỳ ai cũng có thể thành công nếu có tài năng và lao động cật lực.
Giá trị nền tảng / Triết lý sống?(Phương Tây) VD: Some American Values / Giá trị Mỹ It’s my job! It’s not fair!
Đâu là những mẫu thuẫn lớn nhất và cũng là những bi kịch lớn nhất trong cuộc đời chúng ta?
Những mâu thuẫn & bi kịch lớn nhấttrong cuộc đời của chúng ta? • “Vì mình” hay “vì người”? • “Thực dụng” hay “lý tưởng”? • “Cái riêng” hay “cái chung”? • “Cuộc sống” hay “cuộc đời”? • “Chơi” hay “làm”? • “Danh vị” hay “thực chất”? • “Công” hay “danh”? • … Nếu không giải quyết được những mâu thuẫn này thì sẽ dễ dẫn chúng ta đến những cuộc đời lầm lạc!!!