130 likes | 328 Views
VIẾT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI. Cục Khảo thí và KĐCLGD BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. TƯ LIỆU ĐỂ VIẾT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI. - Báo cáo kết quả khảo sát tại trường; - Phiếu đánh giá các tiêu chí; - Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá; - Biên bản ghi nhớ nội dung làm việc của đợt khảo sát sơ bộ;
E N D
VIẾT BÁO CÁOĐÁNH GIÁ NGOÀI Cục Khảo thí và KĐCLGD BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TƯ LIỆU ĐỂ VIẾT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI - Báo cáo kết quả khảo sát tại trường; - Phiếu đánh giá các tiêu chí; - Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá; - Biên bản ghi nhớ nội dung làm việc của đợt khảo sát sơ bộ; - Báo cáo sơ bộ và bản nhận xét của từng thành viên về các tiêu chí; - Báo cáo tự đánh giá của trường.
CẤU TRÚCCỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI • Tuân thủ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 • Đối với mỗi tiêu chí cần phải có các mục: 1. Điểm mạnh 2. Điểm yếu 3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục 4. Những điểm chưa rõ 5. Đánh giá tiêu chí.
TRÁCH NHIỆM VIẾT BÁO CÁO • 1. Các thành viên: • - Viết báo cáo về các tiêu chí được phân công; • - Góp ý, rà soát, chỉnh sửa báo cáo. • 2. Trưởng đoàn và thư ký: • - Viết các phần khác của báo cáo; • - Biên tập và hoàn thiện báo cáo.
MỘT SỐ YÊU CẦU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI CẦN ĐẠT • Rõ ràng và cụ thể trong đánh giá từng tiêu chí • Nhất quán (không mâu thuẫn). • Được phân tích thấu đáo để người đọc (không tham gia vào chuyến đánh giá) có thể hiểu và đồng ý với các nhận định của đoàn đánh giá ngoài.
MỘT SỐ YÊU CÂU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI CẦN ĐẠT • Báo cáo có tính chất như một hướng dẫn, tức là giúp đơn vị được đánh giá có thể cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục. • Bảo đảm tính chỉnh thể; không có lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp.
MỘT SỐ LƯU Ý - Bắt đầu dự thảo phần báo cáo của mình ngay sau khi được phân công đảm nhiệm các tiêu chí cụ thể. • Bổ sung, chỉnh sửa trong suốt chuyến khảo sát chính thức tại trường.
MỘT SỐ LƯU Ý Bám sát nội hàm của từng chỉ số, tiêu chí để đánh giá việc tự đánh giá của nhà trường: + Đánh giá việc xác định điểm mạnh của nhà trường có đúng và trúng hay không? Nếu không thì nêu rõ ý kiến của đoàn về vấn đề này là thế nào + Đánh giá việc xác định điểm yếu của nhà trường có đúng và trúng hay không? Nếu không thì nêu rõ ý kiến của đoàn về vấn đề này là thế nào.
MỘT SỐ LƯU Ý + Đánh giá việc xác định kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường có khả thi không? Nếu không thì nêu rõ ý kiến của đoàn về vấn đề này là thế nào. + Đánh giá kết quả tự đánh giá của nhà trường có thoả đáng hay không? Nếu không thì nêu rõ ý kiến của đoàn về vấn đề này là thế nào.
MỘT SỐ LƯU Ý 2. Báo cáo phải là những nhận định, đánh giá của đoàn đánh giá ngoài. Không chép lại báo cáo tự đánh giá của nhà trường. 3. Các nhận định, đánh giá phải trung thực, khách quan có căn cứ xác đáng. Các nhận xét bình luận phải mang tính xây dựng. 4. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.
MỘT SỐ LƯU Ý 5. Cân nhắc xem có vấn đề gì tế nhị cần phải được đề cập đến một cách khéo léo hay không 6. Cân nhắc xem báo cáo có dễ hiểu đối với những người ở ngoài trường hay không (sẽ có nhiều đối tượng độc giả khác nhau).