510 likes | 655 Views
CHI HỘI KHOA HỌC TÂM LÝ- GIÁO DỤC Trường THPT Lê Thánh Tôn. HỘI THẢO "PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG SP". CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2011. Đặt vấn đề.
E N D
CHI HỘI KHOA HỌC TÂM LÝ- GIÁO DỤC Trường THPT Lê Thánh Tôn HỘI THẢO "PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG SP" CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2011
Đặt vấn đề Nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên là dạy học và giáo dục học sinh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, trong quá trình dạy học - giáo dục, giáo viên không chỉ đơn thuần sử dụng nội qui, qui chế, điều lệ trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học – giáo dục, mà còn phải xử lý nhanh chóng và hợp lý những tình huống sư phạm xuất hiện trong quá trình dạy học - giáo dục.
Tình huống SP là gì ? • Tình huống sư phạm (THSP) được hiểu là tình huống có vấn đề trong hoạt động sư phạm. Đó là toàn bộ những sự việc, hiện tượng, sự kiện bất ngờ, những nghịch lý nảy sinh trong HĐSP đòi hỏi tập thể hay cá nhân nhà SP phải suy nghĩ, tìm kiếm sử dụng các phương tiện, phương pháp cách thức mới để giải quyết chúng một cách tối ưu, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu dạy học - giáo dục. • Như vậy, THSP chỉ xuất hiện khi có nội dung, một nhiệm vụ nào đó trong quá trình DH-GD cần được giải quyết hoặc tháo gỡ. THSP là một dạng đặc biệt của mối quan hệ giao tiếp giữa người GD và người được GD. Trong đó, để giải quyết tình huống, nhà GD phải cần đến tri thức mới, cách thức mới chưa hề biết trước đó, còn ở đối tượng GD là nhu cầu nhận thức hoặc hành động trong tình huống tương ứng. • Kết quả việc giải quyết những tình huống SP sẽ là sự thỏa mãn (hoặc chưa thỏa mãn) những mâu thuẫn đã nảy sinh do thực tiễn DH-GD đặt ra, đồng thời cùng với nó là sự gia tăng những tri thức mới, những phương thức hành động mới với chủ thể GD và đối tượng GD.
MỤC TIÊU • Nhận thức được các vấn đề về THSP (Khái niệm, phân loại, qui trình xử lý 01 THSP…). • Nắm chắc qui trình giải quyết 01 THSP. • Vận dụng sáng tạo qui trình để giải quyết các THSP nảy sinh trong quá trình DH- GD.
TÌNH HUỐNG 1:KHI HỌC SINH ĐẾN MUỘN (Nhóm : Lý, Hóa , Sinh, Thể dục) • Trường hợp thứ nhất: • Giờ học bắt đầu được 15 phút. Một học sinh đến muộn và xin vào lớp. Thầy, cô chọn cách xử lý nào dưới đây? Tại sao? • 1. Giáo viên hỏi: “Tại sao bây giờ mới đến, có biết vào học từ mấy giờ không? Học hành vậy thì làm sao mà tốt được”, rồi mới nói với giọng bực tức: “Vào đi”. • 2. Nhất định không cho học sinh vào lớp, phạt đứng ngoài cửa đến hết tiết học. • 3. Nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp, tiếp tục giảng bài bình thường. Hết tiết học GV gọi học sinh lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của HS, từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp.
Trường hợp HS đó lần đầu tiên đi học muộn thì nhắc nhở, động viên, khuyến khích em ấy đi học đúng giờ và không quên nhắc học sinh mượn vở của bạn để chép lại phần bài học không được nghe vì đi muộn. Trường hợp HS đó thường xuyên đi học muộn, GV cần tìm hiểu đúngnguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp với nguyen nhân. Cụ thể: Nếu học sinh ấy thường xuyên đi học muộn do ngủ quên thì cũng có thể nhờ các em ở gần nhà qua rủ em đó đi học cùng. Nếu học sinh ấy thường xuyên đi học muộn do gia đình khó khăn, sáng dậy HS phải làm nhiều việc giúp đỡ gia đình xong mới được đi học có thể cử các bạn trong lớp đến phụ giúp, chia sẻ công việc với bạn để bạn bớt công việc được cùng đến lớp đúng giờ.
Nếu HS học sinh ấy thường xuyên đi học muộn do gia đình khó khăn, nhà xa trường, xe đạp cũ, thường xuyên hư hỏng, không có tiền sửa cần huy động các bạn trong lớp đóng góp hỗ trợ bạn mỗi người hai, ba nghìn để bạn có tiền sửa xe đạp, hết hư hỏng, đi học đúng giờ. • Nếu HS ham chơi, lười học cần phối hợp giáo viên chủ nhiệm với tập thể HS, gia đình đề giáo dục… • Chú ý: Đối với cả lớp, GV cần nêu tác hại của việc đi học muộn và nhắc nhở các em đi học cho đúng giờ, chấp hành tốt kỷ luật của Nhà trường. Giáo viên cần phải tỏ ra nghiêm khắc để học sinh hiểu rằng sẽ không dễ dàng bỏ qua cho những học sinh không chấp hành kỷ luật.
Trường hợp thứ hai: Tiết học còn 15 phút nữa là hết giờ. Một học sinh tới muộn và xin vào lớp. Thầy, cô chọn cách xử lý nào dưới đây? Tại sao? 1. Giáo viên hỏi “Tại sao bây giờ mới đến, có biết sắp hết giờ rồi không?. Học hành vậy thì làm sao mà tốt được” và nói với giọng bực tức: “Thôi vào đi ,được tí nào hay tí ấy ”. 2. Không cho học sinh vào lớp, phạt đứng ngoài cửa đến hết tiết học mới được vào lớp. 3. Ra mời học sinh xuống phòng giám thị, hết giờ lên học tiếp, rồi tiếp tục giảng bài
Trường hợp HS đó lần đầu tiên đi học muộn thì nhắc nhở, động viên, khuyến khích em ấy đi học đúng giờ và không quên nhắc học sinh mượn vở của bạn để chép lại phần bài học không được nghe vì đi muộn. • Trường hợp HS đó thường xuyên đi học muộn, GV cần tìm hiểu đúngnguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp với nguyen nhân. Cụ thể: • Nếu học sinh ấy thường xuyên đi học muộn do ngủ quên thì cũng có thể nhờ các em ở gần nhà qua rủ em đó đi học cùng. • Nếu học sinh ấy thường xuyên đi học muộn do gia đình khó khăn, sáng dậy HS phải làm nhiều việc giúp đỡ gia đình xong mới được đi học có thể cử các bạn trong lớp đến phụ giúp, chia sẻ công việc với bạn để bạn bớt công việc được cùng đến lớp đúng giờ.
Nếu HS học sinh ấy thường xuyên đi học muộn do gia đình khó khăn, nhà xa trường, xe đạp cũ, thường xuyên hư hỏng, không có tiền sửa cần huy động các bạn trong lớp đóng góp hỗ trợ bạn mỗi người hai, ba nghìn để bạn có tiền sửa xe đạp, hết hư hỏng, đi học đúng giờ. • Nếu HS ham chơi, lười học cần phối hợp giáo viên chủ nhiệm với tập thể HS, gia đình đề giáo dục…
Chú ý: • Đối với cả lớp, GV cần nêu tác hại của việc đi học muộn và nhắc nhở các em đi học cho đúng giờ, chấp hành tốt kỷ luật của Nhà trường. Giáo viên cần phải tỏ ra nghiêm khắc để học sinh hiểu rằng sẽ không dễ dàng bỏ qua cho những học sinh không chấp hành kỷ luật. • Cần góp ý với giám thị : Đối với những HS đi học quá trễ thì cho học sinh đó ngồi đợi ở phòng giám thị hết tiết mới cho lên lớp không nên cho lên lớp như vậy làm ảnh hưởng tới lớp học
Nếu học sinh ấy thường xuyên đi học muộn do ngủ quên thì cũng có thể nhờ các em ở gần nhà qua rủ em đó đi học cùng. Đối với cả lớp, GV cần nêu tác hại của việc đi học muộn và nhắc nhở các em đi học cho đúng giờ, chấp hành tốt kỷ luật của nhà trường. Giáo viên cần phải tỏ ra nghiêm khắc để học sinh hiểu rằng sẽ không dễ dàng bỏ qua cho những học sinh không chấp hành kỷ luật. * Cần góp ý với giám thị : Đối với những HS đi học quá trễ thì cho học sinh đó ngồi đợi ở phòng giám thị hết tiết mới cho lên lớp không nên cho lên lớp như vậy làm ảnh hưởng tới lớp học+
TÌNH HUỐNG 2 (Nhóm Toán, Tin) Tại lớp 12A1, trường THPTDL Lê Thánh Tôn, vào giờ Tin học, GV yêu cầu học sinh cả lớp nộp vở để kiểm tra việc ghi chép bài của các em. Lớp có 38 học sinh thì chỉ có 28 em nộp vở. Trước tình huống đó, thầy, cô chọn cách xử lý nào dưới đây? Tại sao? • GV tìm ra 10 học sinh chưa nộp vở và khiển trách ngay trước lớp, lần sau nếu còn vi phạm thì không cho vào lớp học. • GV yêu cầu em nào chưa nộp vở thì buổi học sau tự giác nộp. • GV mời những học sinh chưa nộp vở cuối giờ ở lại, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý cụ thể phù hợp với từng HS.
TÌNH HUỐNG 3 (Nhóm Toán, Tin) Thời gian một buổi dạy nghề là 90 phút. Khi giáo viên Tin học đã vào dạy được 30 phút thì có 9/20HS/một suất học mới đến học. GV hỏi lí do đến lớp học trễ, học sinh nói: “Do phải thuê sân đá bóng, đội trước đá trễ, các em này cũng phải đá trễ theo nên vào lớp muộn”. Trước tình huống đó, thầy, cô chọn cách xử lý nào dưới đây? Tại sao? • Không cho những HS này vào học tiếp vì làm xáo trộn lớp học, ảnh hưởng đến kết quả học tập của cả lớp. • Vẫn cho học sinh vào phòng máy để thực hành và yêu cầu 9 em này ở lại học thêm 30 phút nữa. Báo cáo với GVCN đồng thời theo dõi thời gian đi học của các học sinh vi phạm trong những buổi sau. Nếu còn tiếp tục vi phạm thì yêu cầu học sinh viết bản kiểm điểm và mời phụ huynh đến trường kết hợp giáo dục.
TÌNH HUỐNG 4 (Nhóm Toán, Tin) Tại lớp 12A1, vào giờ Tin học, GV gọitrò Thùy lên kiểm tra bài cũ, nhưng em không thuộc bài. GV hỏi lý do vì sao về nhà không học bài cũ, Thuỳ nói: “Môn Tin là môn phụ nên em không học, em chỉ học những môn thi tốt nghiệp thôi”. Là GV dạy môn Tin học đó, thầy, cô chọn cách xử lý nào dưới đây? Tại sao?
Cho HS điểm 0, rồi yêu cầu HS về chỗ. • Tỏ thái độ không hài lòng với HS, yêu cầu HS về nhà phải học bài cũ, trả nợ vào giờ học sau. Sau đó GV thường xuyên gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ ở các giờ học tiếp theo. • Trao đổi trực tiếp với học sinh vào cuối giờ, phân tích cho học sinh hiểu ngoài những môn thi tốt nghiệp thì những môn không thi tốt nghiệp – cụ thể là môn Tin học có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân học sinh trong sự nghiệp tương lai và cuộc sống. Về phía GVBM sẽ quan tâm hơn tới học sinh, trao dồi chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để dạy học thật hay, hấp dẫn, hữu ích đối với HS để học sinh yêu thích bộ môn và cố gắng học tốt.
TÌNH HUỐNG 3: Khi thầy giáo đến lớp muộn (BTC) Có một hôm, bận việc riêng đột xuất bạn đã đến muộn 10 phút. Khi vừa bước vào đến cửa lớp bạn thấy học sinh nhốn nháo và reo hò cười nói xôn xao, tưởng rằng chắc thầy giáo hôm nay không đến lớp dạy. Nếu gặp tình huống này, là giáo viên bộ môn bạn xử lý như thế nào ? • Bạn lờ đi xem như không có việc gì xảy ra, vẫn bước vào lớp bắt đầu tiết dạy như bình thường. • 2. Tỏ thái độ bực bội trước mặt học sinh và cho cả lớp nghe một bài giảng về thái độ tôn trọng thầy cô. • 3. Bạn vào lớp bình thường, xin lỗi các em về việc đến muộn của mình. Đồng thời cũng nhẹ nhàng nhắc nhở học sinh về thái độ vừa rồi của các em là không đúng và nhanh chóng ổn định lớp, bắt đầu bài giảng mới.
CÁC HƯỚNG GIẢI QUYẾT: 1) Nếu là giáo viên đứng lớp, bạn nên hiểu và thông cảm cho hành động của học sinh tự quản, vì cũng đã có một thời bạn như thế. Cho nên đừng vội đánh giá học sinh, cũng đừng vội kết luận là thái độ thiếu tôn trọng. Không đâu đó chỉ là những cảm xúc bồng bột trẻ con của tuổi học trò. Ai đã từng trải qua một thời học trò tinh nghịch chắc chắn đã có một lần hưởng cảm giác sung sướng, hạnh phúc nhất khi được thông báo của giám thị là lớp được tự quản hay cho về nhà hôm nay do giáo viên bận việc đột xuất, thì không ao ước gì hơn phải không các bạn. Có nhiều giáo viên ứng xử theo cách này, nhưng không ổn rồi, dưới cái nhìn của học sinh bạn là người cực kỳ dễ tính, cũng không phải là cách xử lý hay.
2) Nếu tỏ thái độ bực bội trước mặt học sinh thì càng không đúng, lại bất lợi cho tiết dạy của bạn. Bạn phải hiểu việc bạn đến muộn là lỗi của bạn. Căng thẳng hơn, cho cả lớp nghe một bài giảng về đạo đức thì càng làm cho học sinh tức cười và làm ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy trò, làm mất thời gian của bạn. Bạn vô tình gây ra một bầu không khí căng thẳng làm bất lợi cho tiết học tiếp theo, chưa chắc lần sau các em sẽ không reo hò nữa khi bạn đến muộn.
Tốt nhất, trong tình huống này dù có tự ái hay không vừa lòng trước hành động của học sinh bạn vẫn vào lớp bình thường, nhưng trước khi vào bài mới bạn thành thật xin lỗi các em vì thầy có công việc đột xuất nên đã đến muộn. Đồng thời nhẹ nhàng, khéo léo nhắc nhở học sinh về hành động bộc phát của mình khi thấy giáo viên đến muộn, khuyên các em lần sau không nên làm như thế, giao trách nhiệm cho lớp trưởng quản lý, nhắc nhở học sinh khi lớp tự quản và bạn nên nhanh chóng ổn định lớp đi vào bài giảng mới, với tâm lý thoải mái để tiết học được thành công.+
TÌNH HUỐNG 4: Khi HS từ chối thực hiện yêu cầu của cô (BTC) Khi bước vào dạy tiết 3, bạn nhìn thấy bảng chưa lau và mấy mẩu giấy vụn còn nằm rải rác trên nền lớp học, bạn gọi một học sinh ngồi ở đầu bàn trên cùng lên xóa bảng và nhặt những mẩu giấy vụn đó đi. Nhưng vừa dứt lời thì em học sinh đó đứng lên và nói: “Thưa cô, em không vứt giấy ra lớp và hôm nay cũng không phải đến phiên em trực nhật”. Nói xong, học sinh đó ngồi xuống.
CÁC HƯỚNG GIẢI QUYẾT: 1. Phê bình em học sinh đó và dứt khoát yêu cầu em phải lên nhặt giấy vụn để đảm bảo uy tín của cô.2. Gọi em khác hoặc em trực nhật lên dọn.3.Không nói gì thêm mà lẳng lặng bước lên bục giảng xóa bảng và cúi xuống nhặt mấy mẩu giấy vụn bỏ vào sọt rác. Sau đó bạn bắt đầu bài giảng một cách bình thường như không có chuyện gì xảy ra.4. Bạn sẽ nói rằng: “Vậy thì em có thể làm giúp cô được không?” Sau đó bạn nên khen ngợi em học sinh đó đồng thời nhắc nhở người trực nhật lần sau rút kinh nghiệm+
TÌNH HUỐNG 5: Khi học sinh xé bài kiểm tra tại lớp (BTC) Trong tiết trả bài kiểm tra lớp 11B2 mới vừa xong, bạn quay lên bục giảng để bắt đầu bài mới thì bỗng nghe tiếng xé bài “xoạt, xoạt” ở phía dưới của lớp. Bạn quay lại thấy Mỹ Linh đang xé và vò giấy bài kiểm tra 1 điểm của mình trước sự ngơ ngác của tập thể lớp. Khi giáo viên hỏi tại sao em xé bài? Mỹ Linh trả lời rất tự nhiên “bài của em thì em có quyền xé”. Là giáo viên bộ môn, trước sự việc đó bạn xử lý như thế nào ?
1. Bạn không nói gì, quay trở lên bục giảng để bắt đầu thực hiện bài mới2.Bắt học sinh đó đứng lên, phê bình gay gắt trước tập thể lớp và ghi vào sổ đầu bài, học sinh thiếu tôn trọng giáo viên. 3. Bạn tạm thời bỏ qua, để thực hiện bài giảng, sau đó gọi riêng em đó giải thích đúng, sai trong hành động của mình để giúp em nhận ra khuyết điểm. Sau đó động viên em lần sau cố gắng.
Quá trình đứng lớp, bạn thường phải đối mặt với những học sinh yếu kém, lại ngang ngạnh, nhiều khi tỏ ra xem thường kỷ luật, thiếu tôn trọng giáo viên. Nếu không nghiêm khắc thì sẽ bị học sinh xem thường và tiếp tục có những hành động không đúng mực. Trước hành động của học sinh như thế, chắc chắn làm thầy, cô ai cũng tức giận, mặc dù học sinh có “biện minh” là bài điểm kém hay bài của mình, muốn làm gì thì làm, thế nào đi nữa thì không nên xử sự như thế, vì đây là lớp học, cô giáo đang trên lớp, bài vừa được cô giáo trả lại, nếu hành động như thế, thì thiếu tôn trọng. Nếu bỏ qua, các học sinh khác sẽ nghĩ gì khi chứng kiến hành động vô lễ đó mà cô giáo không dám làm gì ?
Bạn phê bình gay gắt học sinh đó trước tập thể lớp, thái độ nghiêm khắc là cần thiết, nhưng phải giữ “hòa khí”. Bạn nên tìm cách nhẹ nhàng để khuyên bảo và cần thiết nhất là nên để sau buổi học mời em đó nói riêng, rút kinh nghiệm không nên để trường hợp đó lặp lại. Cho nên cách này cũng không được. • Tạm thời bỏ qua, nhưng bạn nên dành vài phút xuống chỗ em học sinh đó để phân tích hành động vừa rồi của em là không đúng. Giả sử, nếu em là một giáo viên như cô, có một học sinh làm việc đó ngay trước mặt em, thì em nghĩ sao? Nhưng thôi, dù sao em cũng đã trót làm, lần đầu tiên cô thông cảm, cô không trách em, nhưng tránh để không có lần sau. Cô tin em sẽ làm được. Đồng thời, hẹn học sinh đó hết tiết học này gặp cô để trao đổi tiếp. Bạn luôn nhớ rằng, phải khéo léo nhắc nhở, giải thích cho em đó hiểu chỗ sai bài của mình. Khuyên em phải cố gắng học thật tốt, cô hy vọng bài kiểm tra lần sau chắc được như mong muốn.+
TÌNH HUỐNG 6:Khi học sinh trong giờ học môn văn lại mang bài tập toán ra để giải (BTC) Cô Lan nổi tiếng là người rất thương học sinh và cũng là người nghiêm túc trong công việc. Cô dạy môn văn ở một lớp 12. Do áp lực thi vào đại học nên bất cứ giờ học văn nào của cô, các em cũng lén lôi đề toán ra để giải. Cô rất buồn, nhưng vì thương học sinh nên thường chỉ nhắc nhở mà không nỡ lần nào phạt nặng.Một hôm, Cô lại bắt gặp và nhắc nhở nhưng các em vẫn lén cúi xuống bàn giải tiếp. Ở vào địa vị của Cô Lan, bạn sẽ xử lý thế nào?
1. Tiếp tục cho qua vì có nhắc cũng vô ích và nghĩ rằng các em không học thì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các em mà thôi.2. Nhắc nhở nghiêm khắc hơn và nói sẽ báo lại với giáo viên chủ nhiệm và ghi vào sổ đầu bài phê bình các em thiếu ý thức, không tôn trọng giáo viên.3. Nhắc nhở các em không tiếp tục làm bài mà chú ý vào nghe giảng. Cuối giờ học, bạn dành ra vài phút để tâm sự với các em để tìm nguyên nhân và giúp các em tìm ra phương pháp học tập thích hợp nhất.
Trong cuộc đời làm thầy, còn hạnh phúc nào hơn khi mỗi lần lên giảng bài bạn luôn nhận được sự chú ý, tập trung nghiêm túc của học sinh. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà hiện tượng học sinh “rì rầm”, làm việc riêng trong giờ học đã trở thành một căn bệnh “cố hữu” mà đôi khi các thầy cô “cao tay” mấy cũng phải chịu thua. Vẫn biết rằng đó không hẳn là học sinh không tôn trọng mình nhưng nhiều thầy cô giáo đã tỏ ra rất bực bội và quyết định những biện pháp xử lý kiên quyết. Trong trường hợp Cô Lan, dù không vừa lòng về việc học sinh không “toàn tâm, toàn ý” vào học môn của Cô, hơn nữa lại còn mang bài của môn khác ra giải, nhưng vì thương học sinh nên cô vẫn bỏ qua. Vì ý nghĩ trong lớp của Cô dạy đa số học sinh đăng ký thi đại học khối A, B nên cô vẫn đành chấp nhận chuyện đó.
Chắc rằng nhiều người sẽ không ủng hộ cách “chiều” học sinh của cô Lan. Và dù có là người “dễ tính” nhất cũngkhó lòng chấp nhận cách xử lý theo phương án 1. Đó là sự nhân nhượng một cách quá đáng và rất dễ khiến học sinh “được đằng chân, lân đằng đầu”. Dần dần sẽ nảy sinh tâm lý không tôn trọng thầy cô và môn học mà cô hướng dẫn. Là người “cứng rắn” hơn, bạn có thể chọn cách xử lý 2. Bạn hoàn toàn có quyền làm điều đó vì thực tế là bạn đã “nhắc nhiều lần mà học sinh vẫn tái phạm”. Nhưng hãy cố gắng cảm thông với nỗi lo lắng về chuyện học hành của học sinh. Bạn biết rằng đó chẳng qua cũng chỉ là biện pháp “bất đắc dĩ” để đối phó với áp lực của các môn học kia chứ không hoàn toàn là do học sinh không tôn trọng bạn. Vậy có nên trách phạt các em quá nặng nề vì một lý do “có vẻ chính đáng” ấy”?
Lựa chọn cách xử lý tế nhị, kiên quyết mà có tình là giải pháp tốt nhất trong tình huống này. Bằng những lời tâm sự nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn bạn sẽ cho các em hiểu rằng việc làm của các em là chưa hợp lý và đó cũng không phải là cách học hay. Bạn có thể nói: “Cô biết các em rất lo lắng cho việc học tập của mình nhưng tận dụng thời gian trên lớp của môn này để học môn kia là một cách học thiếu khoa học. Vì như vậy các em sẽ không thể tiếp thu bài học của cô trên lớp và về nhà đương nhiên lại phải mất nhiều thời gian để học lại mà chưa chắc là đã hiệu quả.
Hơn nữa, cô rất thương các em, có thể thông cảm được nhưng nếu người khác nhìn thấy sẽ coi thường cô. Chính vì vậy theo cô, giờ lên lớp môn học của cô các em nên tập trung vào để lĩnh hội kiến thức tổng quát nhất. Sau đó khi về nhà các em chỉ cần một thời gian ngắn để ôn lại là có thể nhớ được. Còn toàn bộ thời gian ở nhà các em dồn vào ôn môn học chuyên của mình. Cô tin rằng với sự cố gắng của mình, các em sẽ hoàn thành tốt các môn học”. Bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, chân tình của một người thầy có kinh nghiệm, có trách nhiệm, chắc chắn bạn sẽ khiến các em “tâm phục, khẩu phục”. Và các em sẽ kính trọng bạn hơn vì nhận thấy ở bạn tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương học sinh hết mực.+
TÌNH HUỐNG 6: Khi học sinh đề nghị đổi GV (Nhóm CD, Sử, T.Anh) Bạn là giáo viên chủ nhiệm của lớp 12A. Ngay giữa học kỳ I, trong một lần sinh hoạt lớp, em lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp đề đạt với cô giáo chủ nhiệm về việc đổi thầy giáo dạy môn Vật lý. Lý do các em đưa ra là thầy dạy khó hiểu, lại hay có những lời mạt sát, xúc phạm đến các em. Bạn biết là những lời nói của các em về thầy dạy Lý không hoàn toàn sai sự thật. Hơn nữa, với cương vị là một GVCN của một lớp cuối cấp, bạn cũng rất lo lắng cho kết quả học tập của các em, khi mà kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi Đại học sắp đến. Bạn phải làm thế nào đây để vừa giữ được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, vừa đảm bảo quyền lợi của học sinh?
Bạn chọn cách nào trong 3 cách xử lý sau: 1. Bạn gạt phắt ngay đề nghị của các em, cho rằng như thế là các em đã thiếu tôn trọng thầy giáo của mình, lười học, lười suy nghĩ rồi đổ lỗi cho thầy. Không kiềm chế được có giáo viên còn “chua cay”: “Sao các anh chị không đề nghị Ban Giám hiệu (BGH) đổi luôn tôi đi?”2. Bạn tỏ ra thông cảm với nỗi khổ đó của học sinh phải chịu đựng và hứa sẽ ngay lập tức đề nghị lên BGH đổi một giáo viên khác dạy giỏi hơn. Và bạn sẽ tranh thủ (có giáo viên còn nhân dịp này) “bồi thêm” những câu không tốt về đồng nghiệp trước mặt học sinh.3. Bạn tổ chức họp lớp, tìm hiểu thêm ý kiến, nguyện vọng của các em. Nhưng dù thế nào bạn cũng giữ vững nguyên tắc không đổi giáo viên. Bạn sẽ dùng lời lẽ đầy thuyết phục để phân tích cho các em hiểu và thông cảm với thầy dạy Lý. Bạn hứa sẽ có biện pháp góp ý với thầy giáo nhưng không quên nhắc nhở các em cần chủ động suy nghĩ, không nên quá ỷ lại vào thầy giáo.
Trong tình huống này, bạn cần thể hiện thái độ tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của các em, vì nó liên quan đến quyền lợi “sát sườn” là kết quả học tập. Bạn nên lắng nghe một cách cẩn thận và phải có phương án để thẩm định lại độ chính xác của những lời phàn nàn đó. Bằng những lời nói nhẹ nhàng, bạn có thể hỏi các em những “bằng chứng” cụ thể về việc thầy giảng khó hiểu, khó tiếp thu. Nếu lý do thực sự chỉ ở vấn đề phương pháp, bạn sẽ giải thích cặn kẽ để các em hiểu, từ đó cố gắng tìm ra cách học chủ động hơn. Bạn cũng có thể nêu ra các dẫn chứng về kết quả học tập môn Lý ở các lớp khác cũng do chính thầy dạy. Chắc chắn các em sẽ không thể bỏ qua những lời có sức thuyết phục và cách phân tích sự việc thấu đáo của bạn.Bằng sự khéo léo của mình bạn hoàn toàn có thể làm tròn trách nhiệm của mình trong mối quan hệ với đồng nghiệp và với học sinh thân yêu.+
TÌNH HUỐNG 7: Dạy thay đồng nghiệp bị ốm (BTC) Một lần do đồng nghiệp của bạn bị ốm phải nghỉ dạy, bạn được phân công dạy thay. Sau khi kết thúc bài giảng, bạn hỏi các em: “Thầy dạy thế các em có hiểu bài không?”. Các em trả lời: “Thầy dạy hay lắm ạ. Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả. Hay là thầy dạy luôn lớp em đi ạ”. Vào tình huống này bạn chọn cách xử lý nào trong 3 cách sau: 1. Mỉm cười, im lặng không nói gì.2. Phê bình các em, tỏ thái độ không thích khi các em nói “xấu” cô giáo A.3. Giải thích cho các em hiểu mỗi người có một phương pháp dạy riêng, không nên phê phán cô A dạy không hay.
Chọn cách xử lý 3 là tối ưu. Trước hết, bạn nên mỉm cười cám ơn các em đã chú ý lắng nghe bài giảng và dành tình cảm cho thầy. Điều đó làm thầy rất hài lòng. Sau đó bạn nhẹ nhàng giải thích cho các em hiểu mỗi thầy cô giáo đều có một phương pháp dạy riêng nhưng đều có chung một mục đích là giúp các em hiểu bài, nắm vững được kiến thức. Chính vì vậy các em không nên so sánh để rồi khen người này, chê bai người kia. Bạn có thể nói: “Các em ạ, các em rất may mắn là đã được học cô A, đó là một cô giáo có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, đã đào tạo được nhiều học sinh giỏi, được học sinh nhiều thế hệ yêu quý, ngợi ca.
. Có thể là các em chưa quen với phương pháp dạy học của cô nên các em cảm thấy khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng. Cách tốt nhất là các em nên trao đổi thẳng thắn với cô để cô trò có thể hiểu nhau. Thầy tin rằng, với một giáo viên luôn có tinh thần trách nhiệm cao như cô A, cô sẽ sẵn sàng điều chỉnh phương pháp dạy để các em dễ hiểu hơn. Và theo thầy các em nên chăm chú nghe cô giảng và có thể điều chỉnh cách học của mình để làm sao đạt được kết quả cao nhất”.Với những lời lẽ thấu tình, đạt lý ấy, chắc chắn bạn sẽ được các em yêu quý, tôn trọng không chỉ vì bạn dạy hay mà chủ yếu là vì sự tôn trọng học sinh và đồng nghiệp của bạn.+
TÌNH HUỐNG 8: Tổ trực nhật chưa làm vệ sinh lớp khi GV vào lớp Bước vào lớp, bạn nhận thấy tổ trực nhật chưa làm vệ sinh, lớp rất bẩn, bàn ghế không ngay ngắn. Bạn xử lý thế nào? • Cách xử lý tình huống • GV phê bình tổ trực nhật, sau đó tiến hành giảng dạy bình thường • GV yêu cầu HS ra ngoài và yêu cầu tổ trực nhật vào làm vệ sinh lớp sạch sẽ rồi mới cho HS vào học • GV yêu cầu HS ở từng bàn tự xếp bàn, ghế cho ngay ngắn, sau đó tiến hành giảng dạy, yêu cầu tổ trực nhật làm ngay việc vệ sinh lớp trong giờ ra chơi để giờ sau có lớp học gọn gàng, sạch sẽ.+
TÌNH HUỐNG 9: Lớp mất trật tự khi GV vào lớp) (Nhóm CD, Sử, T.Anh) Đầu giờ vào lớp diễn ra cảnh tượng : Em đứng, em ngồi nhốn nháo gây mất trật tự thậm chí có nhiều em không biết cả sự có mặt của GV trong lớp. Hãy xử sự tình huống trên như thế nào để ổn định được lớp một cách nhanh chóng ? CÁCH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG : Với thái độ nghiêm túc GV đứng trên bục giảng mắt nhìn thẳng về phía HS và chờ cho đến khi cả lớp ổn định xong trật tự mới chào HS và cho các em ngồi. Sau đó mời cán sự lớp nhắc lại nội quy nhà truờng cho cả lớp cùng nghe. Sau đó mời một HS nêu những tác hại của việc không thực hiện nội quy giờ học. GV chốt lại và đề nghị cả lớp thực hiện nghiêm túc nội quy lớp học và không tái diễn lại nữa.+
TÌNH HUỐNG 10: HS làm việc riêng trong giờ học (BTC) Trong khi giảng bài, Cô Lan phát hiện thấy 1 HS ở cuối lớp đang mải làm việc riêng, không chú ý nhìn lên nghe giảng. Nếu là cô giáo Lan, bạn sẽ xử lý như thế nào? • Xuống ngay chỗ HS đó, để phát hiện xem em HS đang làm việc gì và sau đó phê bình luôn trước lớp. • Nhắc nhở luôn HS đó và yêu cầu em đứng lên nhắc lại câu cô giáo vừa giảng. Nếu HS không nói được, cô phê bình và cho điểm kém. • Xuống tận nơi xem HS đó đang làm việc gì và nhắc nhở em phải tập trung vào nghe giảng, sau đó cô giáo trở lại bục giảng và tiếp tục giảng bài.*
TÌNH HUỐNG 10 (Nhóm văn) Trong lớp có 1 HS nam có cảm tình với 1 HS nữ và ngược lại. Đầu năm học khi sắp xếp chỗ ngồi theo sơ đồ lớp, HS đó trao đổi đề đạt nguyện vọng với GVCN mong muốn được ngồi gần bạn nữ HS mà mình có tình cảm. Vậy trước lời đề nghị đó GVCN sẽ giải quyết như thế nào??
TÌNH HUỐNG 11 (Nhóm văn) Trong giờ học, khi đặt câu hỏi gọi HS trả lời, HS A không trả lời được. GVBM hỏi về phần chuẩn bị bài mới và yêu cầu kiểm tra vở soạn. HS A trả lời: “Tối qua em học bài xong em để vở soạn ở trên bàn, vì nhà em nấu củi mà Dì lại không biết nên đem vở của em đi nhóm lửa rồi”. Kèm với câu trả lời là thái độ bất cần và thiếu tôn trọng GV. Vậy trước tình huống này GV sẽ làm gì với HS đó trước tập thể lớp? Hướng giải quyết: • Gặp GĐ xác minh lại sự việc • Sau đó tùy theo sự việc để giải quyết với HS • Nếu nguyên nhân từ GĐthì sẽ nhắc HS ý thức ngăn nắp, gọn gàng, giữ gìn vở, sách khi học tập • Nếu không đúng với lý do HS trình bày thì sẽ răn đe nghiêm khắc với HS này. GV chỉ cho HS thấy được cái sai khi bịa đặt lý do và thái độ vô lễ đối với GV.+
TÌNH HUỐNG 12 (Nhóm văn) Đầu năm học, HS phải đóng rất nhiều khoản thu (học phí, bảo hiểm, tiền quần áo TD, tiền đoàn phí, hội phí …). Khi GV phụ trách nhắc nhở lớp đóng tiền thì HS A chạy lại nói rằng: “cô ơi, bạn B nói là học không ngu mà đóng tiền ngu người đó cô! “. Cả lớp ôm bụng cười nắc nẻ. Đang đứng trước tập thể lớp để chuẩn bị vào tiết học, GV đó sẽ ứng xử như thế nào? Hướng giải quyết: • GV cần nhắc nhở HS đó về lời ăn, tiếng nói • Giải thích rõ về các khoản thu để HS nhận thức rõ, thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm đóng góp của mình đối với các nguồn thu+
TÌNH HUỐNG 13: Phụ huynh đánh con trước mặt GV (BTC) Một GVCN lớp 10 đến gia đình HS để thông báo về khuyết điểm của học sinh Tùng ở trường cho gia đình biết và để cùng kết hợp với GV và nhà trường giáo dục HS, nhưng không ngờ phụ huynh lại đánh con ngay trước mặt GV.Nếu là GV đó, các thầy cô sẽ xử sự như thế nào?
Cách xử lý tình huống • - Ngăn lại và xoa dịu. - Tỏ thái độ lấy làm tiếc và hứa hẹn sẽ cố gắng làm cho em cải thiện- Rút nhanh. 2) Can ngăn và nhìn vào mắt phụ huynh để nhận biết thái độ của phụ huynh nếu:a/Phụ huynh đánh con do thói quen, sau khi được can ngăn phụ huynh có thái độ ngượng ngùng, bối rối thì chuyển sang thăm hỏi về gia đình mà đừng đả động gì đến khuyết điểm của HS đó nữa, qua những trao đổi chân tình về hòan cảnh gia đình từng bước xen vào khuyết điểm của học sinh đó một cách tế nhịb/ Phụ huynh đánh con để dằn mặt, áp đảo GV. Chúng ta hết sức bình tỉnh mềm mỏng, xin lỗi phụ huynh về sự làm phiền này để xem thái độ của phụ huynh mà tiếp tục hay hẹn phụ huynh vào dịp khác sẽquay lại để cùng phụ huynh hợp tác giáo dục HS
3) Can ngăn người phụ huynh đó ... và rồi ngồi lại thảo luận với người phụ huynh và nói với họ rằng cách giáo dục tốt nhất của chúng ta " đừng dùng bạo lực để dạy trẻ, mà hãy dùng những lời khuyên, lời động viên" để thôi thúc cho em HS đó ... 4) Nên can thiệp và không hài lòng với cách giải quyết của phụ huynh- Đưa ra lời khuyên cùng hợp tác chứ không nên như vậy, vì sẽ gây khoảng cách giữa thầy - trò, cha - con. HS sẽ trở nên bi quan hơn .+
TÌNH HUỐNG 14: Khi học sinh nữ yêu thầy (BTC) Là một thầy giáo trẻ, bạn được học sinh nữ trong lớp mình chủ nhiệm tỏ ý cảm mến, thậm chí có em đã bộc lộ tình cảm yêu đương rất “sâu sắc” với thầy. Bạn chọn cách xử lý nào trong 4 cách dưới đây? 1. Bạn ngại ngùng, hạn chế tối đa những lúc phải tiếp xúc trực tiếp với em học sinh đó, tìm mọi cách để “tránh mặt”.2. Bạn gặp riêng em học sinh đó nhắc nhở em chú tâm vào việc học tập, không nên yêu đương quá sớm.3. Bạn đề nghị Ban giám hiệu cho chuyển sang làm chủ nhiệm một lớp khác.4. Bạn coi như không biết, vẫn đối xử với em học sinh đó bình thường như những học sinh khác cả trong lẫn ngoài giờ.+
TÌNH HUỐNG 15: Khi có hiện tượng TN ngoài trường đến đón đánh HS trong trường (Nhom CD, Sử, T.Anh) Do có sự xích mích, một số TN ngoài trường đến chờ lúc tan học sẽ đến đánh một HS lớp bạn CN. Biết được sự việc trên, bạn sẽ xử lý thế nào? Bạn chọn cách xử lý nào trong 3 cách dưới đây? • Coi chuyện xích mích ngoài phạm vi nhà trường, không có trách nhiệm giải quyết. • Nhắc nhở HS, cần hòa giải mâu thuẫn với bạn và không được gây chuyện đánh nhau tại cổng trường. • Yêu cầu HS lưu lại trường. Cử lớp trưởng về ngay (hoặc gọi điện thoại) báo với GĐ đến đón con về, báo với bảo vệ trường và giám thị giải tỏa nhanh đám TN trên. Nếu thấy có dấu hiệu còn có khả năng số người trên tìm cách đón đánh thì gọi điện cho công an địa phương báo cáo tình hình và mong có sự can thiệp kịp thời.+
TRÂN TRỌNG CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý VÀ THAM GIA CHIA SẺ TÍCH CỰC CỦA QUÝ THẦY/CÔ!