290 likes | 538 Views
CHỈ THỊ CỦA BAN BÍ THƯ về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam" (Số 43-CT/TW, ngày 8 tháng 6 năm 2010) Người trình bày: Đoàn Văn Thái Phó chủ tịch, Tổng thư ký Trung ương Hội. Phần trình bày gồm 3 phần chính. 1. Bối cảnh ban hành Chỉ thị
E N D
CHỈ THỊ CỦA BAN BÍ THƯ về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam" (Số 43-CT/TW, ngày 8 tháng 6 năm 2010) Người trình bày: Đoàn Văn Thái Phó chủ tịch, Tổng thư ký Trung ương Hội
Phần trình bày gồm 3 phần chính 1. Bối cảnh ban hành Chỉ thị 2. Nội dung Chỉ thị 3. Thực hiện Chỉ thị
I. Bối cảnh ban hành Chỉ thị 1. Kết quả thực hiện Chỉ thị 14 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI về "Củng cố tổ chức, phát huy tác dụng tích cực của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam" (sau 22 năm). 2. Tình hình thực tiễn của đất nước và thực trạng công tác nhân đạo hiện nay đòi hỏi Đảng tăng cường sự lãnh đạo đối với mặt công tác quan trọng này.
II. Nội dung Chỉ thị 1. Về quan điểm: Công tác nhân đạo là bộ phận quan trọng trong công tác dân vận của Đảng, là nhiệm vụ của mỗi cấp ủy Đảng, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị. 2. Về mục tiêu: góp phần giáo dục, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện các chính sách xã hội của Đảng.
Nội dung Chỉ thị (tiếp theo) 3. Trách nhiệm của cấp ủy Đảng (5 điểm): - Xác định nhiệm vụ công tác nhân đạo trong chương trình, kế hoạch công tác hàng năm. - Định kỳ kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chủ trương của Đảng về công tác nhân đạo và phát huy vai trò nòng cốt của Hội CTĐ Việt Nam trong các hoạt động nhân đạo.
Nội dung Chỉ thị (tiếp theo) 3. Trách nhiệm của cấp ủy Đảng (tiếp theo): - Chỉ đạo củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ và phát triển tổ chức Hội CTĐ Việt Nam, nhất là ở cơ sở. - Bố trí, điều chuyển cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, có năng lực vận động quần chúng làm công tác Chữ thập đỏ. - Ban Dân vận cấp ủy các cấp là đầu mối tham mưu cho cấp ủy cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác Hội.
Nội dung Chỉ thị (tiếp theo) 4. Chính sách đối với cán bộ Hội (3 điểm): - Thực hiện chính sách đối với cán bộ Hội Chữ thập đỏ trong chính sách chung đối với cán bộ các đoàn thể nhân dân. - Bồi dưỡng cán bộ Hội để tạo nguồn bổ sung cán bộ lãnh đạo, quản lý cho Đảng, chính quyền ở các cấp. - Ban hành thống nhất chính sách phụ cấp đối với cán bộ Hội cấp cơ sở.
Nội dung Chỉ thị (tiếp theo) 5. Trách nhiệm của Nhà nước (6 điểm): - Thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật về hoạt động nhân đạo. - Quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí, biên chế, hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động cho các cấp Hội.
Nội dung Chỉ thị (tiếp theo) 5. Trách nhiệm của Nhà nước (tiếp theo): - Chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện tốt Luật hoạt động Chữ thập đỏ. - Phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ trong xây dựng các chủ trương, chính sách xã hội, tham gia xóa đói, giảm nghèo, thực hiện các chương trình, đề tài, dự án, tổ chức hoạt động kinh tế, dịch vụ vì mục tiêu nhân đạo.
Nội dung Chỉ thị (tiếp theo) 5. Trách nhiệm của Nhà nước (tiếp theo): - Tạo điều kiện cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tham gia thực hiện tốt các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân đạo. - Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ là cơ quan tham mưu trực tiếp cho cấp chính quyền cùng cấp trong công tác quản lý nhà nước đối với Hội Chữ thập đỏ.
Nội dung Chỉ thị (tiếp theo) 6. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân (3 điểm): - Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hoạt động chữ thập đỏ. - Giám sát việc thực hiện pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ. - Thực hiện quy chế phối hợp với Hội Chữ thập đỏ trong công tác nhân đạo.
Nội dung Chỉ thị (tiếp theo) 7. Trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng (2 điểm): - Tuyên truyền, cổ vũ cho các hoạt động nhân đạo và hoạt động của Hội CTĐVN. - Phối hợp vận động nhân dân tham gia hoạt động chữ thập đỏ.
Nội dung Chỉ thị (tiếp theo) 8. Trách nhiệm của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (8điểm): - Phát triển tổ chức Hội nhất là ở cơ sở, trong trường học, cơ quan dân chính đảng. - Phát triển lực lượng tình nguyện viên và cộng tác viên Chữ thập đỏ. - Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội, nâng cao tính chuyên nghiệp CB Hội.
Nội dung Chỉ thị (tiếp theo) - Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập trung cho cơ sở, gắn bó với đối tượng. - Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo". - Nâng cao hiệu quả phối hợp với Hiệp hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, các Hội quốc gia, các tổ chức quốc tế trong hoạt động nhân đạo.
Nội dung Chỉ thị (tiếp theo) - Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo công tác nhân đạo và công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. - Chủ trì tham mưu xây dựng quy chế phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức liên quan khác trong công tác nhân đạo.
Nội dung Chỉ thị (tiếp theo) 9. Tổ chức thực hiện: - Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các tỉnh, thành ủy, các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương quán triệt và chí đạo thực hiện Chỉ thị. - Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ban cán sự đảng các bộ, ngành liên quan, Đảng đoàn Hội CTĐ Việt Nam có kế hoạch thực hiện Chỉ thị.
III. Thực hiện Chỉ thị 1. Tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị: toàn bộ nội dung trên đây. 2. Tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện Chỉ thị: - Quán triệt Chỉ thị tới cán bộ, đảng viên. - Tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động. - Chỉ đạo các ngành, các tổ chức thực hiện Chỉ thị.
III. Thực hiện Chỉ thị (tiếp theo): 3. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức liên quan: - Chủ trì tham mưu cùng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân xây dựng quy chế phối hợp trong hoạt động nhân đạo. - Vận động Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tham gia thực hiện cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo" (theo các mô hình 1+6; 1+5, 1+n…).
III. Thực hiện Chỉ thị (tiếp theo): 4. Phối hợp với các tổ chức, các ngành trong công tác nhân đạo: - Phối hợp với Đoàn Thanh niên trong phát triển thanh thiếu niên Chữ thập đỏ và hoạt động chữ thập đỏ trong thanh thiếu niên. - Phối hợp với ngành Giáo dục tổ chức công tác thanh thiếu niên Chữ thập đỏ trong trường học. - Phối hợp với ngành Y tế trong công tác hiến máu và khám chữa bệnh nhân đạo.
III. Thực hiện Chỉ thị (tiếp theo): 5. Tập trung nâng cao năng lực tổ chức và tính chuyên nghiệp của Hội: - Củng cố tổ chức Hội từ cơ sở (rà soát nắm chắc tình hình cán bộ, hội viên, chất lượng hoạt động Hội ở địa bàn dân cư, không chạy theo số lượng hội viên mà tăng cường phát triển lực lượng tình nguyện viên).
III. Thực hiện Chỉ thị (tiếp theo): - Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội theo tinh thần cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo", từng bước khẳng định vai trò nòng cốt, vai trò cầu nối, vai trò điều phối của Hội trong hoạt động nhân đạo. - Thực hiện tốt quản lý tài chính, đảm bảo công khai, minh bạch trong vận động ủng hộ, bình xét đối tượng, sử dụng kinh phí…tạo lòng tin của nhân dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của Hội.
III. Thực hiện Chỉ thị (tiếp theo): 6. Công tác cán bộ Hội: - Tham mưu lựa chọn những cán bộ tốt làm công tác Hội Chữ thập đỏ. - Định kỳ tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Hội. - Tham mưu chăm lo chính sách cán bộ (theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009); quan tâm trợ giúp kịp thời cán bộ có hoàn cảnh khó khăn; khen thưởng có thành tích xuất sắc…
Kết luận 1. Việc ban hành Chỉ thị 43 thể hiện bản chất nhân đạo của Đảng, có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển tổ chức và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. 2. Quốc hội ban hành Luật hoạt động Chữ thập đỏ; Chính phủ ban hành Nghị định 03, Nghị định 45 trong đó xác định Hội Chữ thập đỏ là tổ chức đặc thù…đã và đang tạo lập khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động của Hội.
(tiếp theo) 3. Chỉ thị của Đảng, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật có được thực hiện hiệu quả hay không một phần quan trọng tùy thuộc vào năng lực tham mưu, vận động của đội ngũ cán bộ các cấp của Hội. Vì vậy: - Đối với cán bộ Hội, bên cạnh nhiệt tình, sự say mê công việc cần phải có phương pháp công tác khoa học, vận dụng tốt các văn bản của Đảng và Nhà nước vào công tác, không chỉ tự mình làm nhân đạo, mà quan trọng hơn là vận động nhân dân và các tổ chức khác cùng làm nhân đạo.
(tiếp theo) - Đối với hội viên, cần xác định vào Hội là để đóng góp cho hoạt động nhân đạo, là chia sẻ với những người khó khăn hơn mình. Cần chú trọng phát triển đội ngũ những người tình nguyện CTĐ. - Đối với hoạt động Hội, cần xác định hoạt động Hội là hoạt động tự nguyện, không hành chính hóa, không chờ đợi thụ động, thấy người gặp khó khăn thì suy nghĩ tìm cách giúp; không chạy theo số lượng, không chạy theo thành tích.