1.84k likes | 2.02k Views
HOÏC VIEÄN HAØNH CHÍNH QUOÁC GIA. Moân hoïc: HOẠCH ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CÔNG ThS. Nguyeãn Xuaân Tieán Tel: 0913 968 965 Email: xtiennapa@yahoo.com. Chương 4: Những vấn đề cơ bản về phân tích chính sách công. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH Khái niệm về phân tích chính sách
E N D
HOÏC VIEÄN HAØNH CHÍNHQUOÁC GIA Moân hoïc: HOẠCH ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CÔNG ThS. Nguyeãn Xuaân Tieán Tel: 0913 968 965 Email: xtiennapa@yahoo.com
Chương 4: Những vấn đề cơ bản về phân tích chính sách công • TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH • Khái niệm về phân tích chính sách • Chức năng phân tích chính sách • Nhiệm vụ phân tích chính sách • Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích chính sách • Tiêu chí trong phân tích chính sách công • Khái niệm và vai trò của tiêu chí trong phân tích chính sách • Yêu cầu thiết lập các tiêu chí phân tích • Thiết lập các tiêu chí phân tích • Các loại tiêu chí thường được sử dụng trong chính sách • Phương pháp phân tích • Căn cứ lựa chọn phương pháp phân tích • Ý nghĩa của việc lựa chọn các phương pháp phân tích • Một số phương pháp phân tích • Quy trình phân tích chính sách • Xác định mục đích, yêu cầu phân tích • Chuẩn bị cho công tác phân tích • Tiến hành phân tích chính sách • Sử dụng kết quả phân tích
I. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH • Khái niệm về phân tích chính sách • Lý do phân tích chính sách • Chức năng phân tích chính sách • Nhiệm vụ phân tích chính sách • Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích chính sách
II. Tiêu chí trong phân tích chính sách công • Khái niệm và vai trò của tiêu chí trong phân tích chính sách • Yêu cầu thiết lập các tiêu chí phân tích • Thiết lập các tiêu chí phân tích • Các loại tiêu chí thường được sử dụng trong chính sách
1.Khái niệm và vai trò của tiêu chí trong phân tích chính sách 1.1.Khái niệm về tiêu chí trong phân tích 1.2.Vai trò của tiêu chí trong phân tích chính sách
1.1.Khái niệm về tiêu chí trong phân tích(1) • Tiêu chí trong phân tích chính sách là các chuẩn mực để các nhà phân tích đưa vào đó phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án chính sách khác nhau. • Ví dụ: sự bình đẳng, tính công bằng, tính hiệu quả ... đó là hệ giá trịđược các nhà phân tích sử dụng để làm cơ sở định hướng cho quá trình xây dựng và lựa chọn các phương án chính sách.
1.1.Khái niệm về tiêu chí trong phân tích(2) Theo Milan Zeleny, tiêu chí là thước đo, là các quy tắc và các chuẩn mực do các nhà phân tích, các nhà quản lý đặt ra trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để nhằm đạt được mục tiêu chính sách. • Có sự biến đổi từ mục đích, mục tiêu, đến tiêu chí và các công cụ đo lường. • Đây là quá trinh chuyển đổi từ trừu tượng và mang tính định hướng sang cụ thể mang tính chỉ dẫn.
1.1.Khái niệm về tiêu chí trong phân tích(3) Các mục đích: là những tuyên bố chung về những gì mà chính sách mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian dài. Các mục tiêu: là những tuyên bố cụ thể, có thể đo lường được về những gì chính sách mong muốn đạt được vào một thời điểm nhất định.
1.1.Khái niệm về tiêu chí trong phân tích(3) Tiêu chí: là những mốc tiêu chuẩn để đánh giá các chính sách lựa chọn như chi phí, lợi ích,hiệu lực,sự bình đẳng và tính thời điểm v. v... Công cụ đo lường:là những đại lượng lượng hóa cụ thể hóa các tiêu chí. Mỗi một tiêu chí có thể được đo lường bằng nhiều công cụ khác nhau. Các công cụ đo lường giúp cho nhà phân tích có thể so sánh các vấn đề chính sách giống nhau qua một khoảng thời gian và không gian khác nhau, có thể so sánh xem các chính sách lựa chọn đã thỏa mãn các tiêu chí đề ra đến mức nào.
Thí dụ GT Thí dụ: Vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở một số các con sông của một vùng nào đó. • Mục đích: Phải làm sạch nguồn nước của các con sông. • Mục tiêu: Sẽ cải tạo một đoạn sông nào đó thành nơi câu cá và giải trí. • Các tiêu chí: - Tính khả thi của chương trinh; - Thay đổi chất lượng nguồn nước; - Tổng dung lượng và mức độ thay đổi dòng chay; - Các yếu tố liên quan khác... • Các công cụ đo lường: - Độ ô-xy tan trong nước phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn để cá có thể sống được, tức là 5 milligram/1 lít không.
Các thí dụ - chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở • HĐND tỉnh Kiên Giang, Khoá VI, kỳ họp thứ 5 ngày 18/01/2002, Nghị quyết về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh. a) Về chỉ tiêu: phấn đấu đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi vào năm 2007, nâng tỷ lệ người từ 15-35 tuổi biết chữ lên trên 97%. Đến năm 2008, hầu hết thanh thiếu niên từ 11-18 tuổi đang học trung học cơ sở và thanh thiếu niên từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở từ 80% trở lên b) Về tiến độ: - Từ năm 2006 đến 2008: phấn đấu toàn tỉnh cơ bản đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở Quyết định Của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Số 26/2001-QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 7 năm 2001 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, kiểm tra và đánh giá công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở Điều 3 :Tiêu chuẩn công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở 1. Đối với cá nhân: Thanh, thiếu niên được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (hệ bổ túc) trước khi hết tuổi 18. 2. Đối với đơn vị cơ sở (xã, phường, thị trấn): Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở phải đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau:
a) Tiêu chuẩn 1: - Đơn vị đã đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ. Huy động số trẻ em 6 tuổi đi học lớp 1 đạt tỷ lệ 90% trở lên; có ít nhất 80% số trẻ em ở độ tuổi 11 - 14 tốt nghiệp tiểu học, số trẻ em còn lại trong độ tuổi này đang học tiểu học. Đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, huy động trẻ em 6 tuổi đi học lớp 1 đạt 80% trở lên và có ít nhất 70% số trẻ em ở độ tuổi 11 - 14 tốt nghiệp tiểu học, số trẻ em còn lại trong độ tuổi này đang học tiểu học.
a) Tiêu chuẩn 1:(tt) - Huy động 95% trở lên học sinh tốt nghiệp tiểu học hàng năm vào học lớp 6 trung học cơ sở phổ thông và trung học cơ sở bổ túc. Đối với xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, huy động 80% trở lên. - Các cơ sở giáo dục bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện dạy đủ các môn học của chương trình nói tại điều 2 của Quy định này.
b) Tiêu chuẩn 2: - Bảo đảm tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm từ 90% trở lên; đối với các xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, từ 75% trở lên. - Bảo đảm tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến hết 18 có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học cơ sở (hệ bổ túc) từ 80% trở lên; đối với những xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, từ 70% trở lên. Tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ đạt chuẩn phổ cậpgiáo dục trung học cơ sở và được tính như sau: Tổng số đối tượng từ 15 đến hết 18 tuổi đã tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học cơ sở bổ túc ------------------------------------------------------------------ Tổng số đối tượng từ 15 đến hết 18 tuổi phải phổ cập giáo dục trung học cơ sở
3. Đối với quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở phải đạt hai tiêu chuẩn sau: a) Đơn vị đã đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ. b) Bảo đảm 90% trở lên số đơn vị cơ sở (xã, phường, thị trấn) được công nhận đạt chuẩn tại thời điểm kiểm tra. 4. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Bảo đảm 100% số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại thời điểm kiểm tra.
Phân loại đô thị NGhị định của chính phủ Số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 Về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị Điều 2. Mục đích của việc phân loại đô thị và xác định cấp quản lý đô thị Việc phân loại đô thị và xác định cấp quản lý đô thị nhằm xác lập cơ sở cho việc: 1. Tổ chức, sắp xếp và phát triển hệ thống đô thị trong cả nước; 2. Phân cấp quản lý đô thị; 3. Lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị; 4. Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, các chính sách và cơ chế quản lý phát triển đô thị.
2. Các yếu tố cơ bản phân loại đô thị gồm : a) Chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định; b) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%;
c) Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị; d) Quy mô dân số ít nhất là 4.000 người; đ) Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị.
Điều 8. Đô thị loại đặc biệt Đô thị loại đặc biệt phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây : 1. Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; 2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên; 3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên; 5. Mật độ dân số bình quân từ 15.000người/km2 trở lên.
Điều 9. Đô thị loại I Đô thị loại I phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: 1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước; 2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên; 3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên; 5. Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên.
Điều 10. Đô thị loại II Đô thị loại II phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây : 1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước; 2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên; 3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên; 5. Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên.
Chuẩn hộ nghèo NGHỊ ĐỊNH của Chính phủ số 129/2003/NĐ-CP ngày 03-11-2003quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17-6 2003 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp 2. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trên toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp đối với hộ nghèo, hộ sản xuất nông nghiệp ở các xã đặc biệt khó khăn. • Xã đặc biệt khó khăn là các xã đã được xác định cụ thể trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.
Chuẩn hộ nghèo • Chuẩn hộ nghèo trong phạm vi cả nước thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. • Điều 3. Thời hạn miễn, giảm thuế • Việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các đối tượng quy định tại Điều 1, Điều 2 Nghị định này được thực hiện từ năm thuế 2003 đến năm thuế 2010.
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm( Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia.
Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối
2 đô la cho châu Mỹ La tinh và Carribean • 4 đô la cho những nước Đông Âu • 14,40 đô la cho những nước công nghiệp. • (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 1997).
Nạn nghèo ở Mỹ - 2005 • Theo số liệu từ bản báo cáo của Cục điều tra dân số tháng 8 năm 2005 thì ở Mỹ con số những người có thu nhập dưới ranh giới nghèo đã liên tiếp tăng đến lần thứ tư. • Có 12,7% dân số hay 37 triệu người nghèo và đã tăng 0,2% so với năm trước đó. • Một gia đình 4 người được coi là nghèo khi chỉ có thể chi tiêu ít hơn 19.310 đô la Mỹ trong một năm. • Đối với những người độc thân thì ranh giới này ở vào khoảng 9.650 đô la.
Chính phủ Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo trong thời gian từ 1993 đến cuối năm 2005.
2001 • Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005", thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
2006-2010 • Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm)trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo
Tiêu chuẩn nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là thu nhập bình quân đầu người dưới 330.000 đồng/tháng hoặc 4.000.000 đồng/năm (tương ứng 284USD/năm thấp hơn tiêu chuẩn 360 USD/năm của quốc tế).
Việt Nam • Tỷ lệ người nghèo, tính theo chuẩn nghèo quốc tế, đã giảm liên tục từ hơn 60% vào năm 1990, xuống 58% vào năm 1993, 37% vào năm 1998, 32% vào năm 2000, 29% vào năm 2002 và còn 18,1% vào năm 2004.
1.2.Vai trò của tiêu chí trong phân tích chính sách (1) Trong phân tích các tiêu chí có vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì: • Căn cứ vào tiêu chí, các nhà phân tích biết được khi nào thì vấn đề sẽ được giải quyết, khi nào một chính sách hợp lý đã xây dựng xong. • Căn cứ vào các tiêu chí, nhà phân tích có thể so sánh được các phương án chính sách đệ trình để đưa ra lời khuyến nghị lựa chọn tốt nhất.
1.2.Vai trò của tiêu chí trong phân tích chính sách(2) • Các tiêu chí được xem như các quy tắc bắt buộc phải tuân thủ, do đó nó giúp cho các nhà phân tích tránh được những sự chi phối hoặc cám dỗ trong quá trình xây dựng và lựa chọn các phương án chính sách. • Các tiêu chí cùng với hệ công cụ đo lường giúp cho nhà phân tích xác định rõ các giá trị, các mục đích, và các mục tiêu của nhóm đối tượng chịu sự tác động của chính sách lựa chọn, xác định rõ những kết quả đầu ra của mỗi giải pháp.
1.2.Vai trò của tiêu chí trong phân tích chính sách(2) • Các tiêu chí thường được sử dụng trong quá trình phân tích là: chi phí, lợi ích, hiệu lực, hiệu quả, tính công bằng, tính thuận tiện, tính hợp pháp, và tính ổn định về mặt chính trị...
1.2.Vai trò của tiêu chí trong phân tích chính sách (3) Dựa vào các tiêu chí mà nhà phân tích có thể biết được giải pháp nào có chi phí thấp nhất; giải pháp nào có những hạn chế về nguồn tài chính; giải pháp nào mang lại lợi ích cho một số cá nhân và nhóm cộng đồng này, nhưng lại gây thiệt hại hoặc hậu quả xấu cho một số cá nhân và nhóm cộng đồng khác; giải pháp nào khó thực hiện hơn và có giải pháp yêu cầu nhiều kỹ năng hành chính và thời gian thực hiện lâu hơn... Như vậy là các tiêu chí đã thực sự trở thành căn cứ để xây dựng, đánh giá, và lựa chọn được giải pháp hợp lý nhất, tức là giải pháp thỏa mãn các mục tiêu đề ra của chính sách.
1.2.Vai trò của tiêu chí trong phân tích chính sách (3) • Tóm lại, các tiêu chí đã thực sự trở thành các căn cứ xây dựng, đánh giá, và lựa chọn được giải pháp hợp lý nhất. Dựa vào các tiêu chí mà các nhà phân tích có thể biết được giải pháp nào có phí thấp nhất; giải pháp nào có những hạn chế về nguồn tài chính; giải pháp nào mang lại lợi ích ròng lớn nhất; Giải pháp thì mang lại lợi ích cho một số cá nhân và nhóm cộng đồng này, nhưng lại gây thiệt hại hoặc hậu quả xấu cho một số cá nhân và nhóm cộng đồng khác; giải pháp khó thực hiện hơn và có giải pháp yêu cầu nhiều kỹ năng hành chính và thời gian thực hiện lâu hơn...
2.Yêu cầu thiết lập các tiêu chí phân tích 2.1.Xác định các tiêu chí trọng tâm 2.2.Yêu cầu đối với việc thiết lập tiêu chí trong phân tích
2.1.Xác định các tiêu chí trọng tâm(1) • Các tiêu chí thường ít khi có sự bình đẳng với nhau, vì thế các nhà phân tích cần phải xác định được những tiêu chí trọng tâm. Đó là các tiêu chí có liên quan trực tiếp và nhiều nhất đến vấn đề cần giải quyết. Các tiêu chí này sẽ đóng vai trò Quyết định trong việc đánh giá và lựa chọn các giải pháp chính sách.
2.1.Xác định các tiêu chí trọng tâm(2) • Ví dụ:Nhiệm vụ của nhà phân tích là phải xác định được những tiêu chí nào là trọng tâm để phân tích vấn đề, những tiêu chí nào có liên quan nhiều nhất để các thành phần chủ chốt tham gia vào quá trình ra Quyết định. Các nhà phân tích thường phải tự thiết lập ra các tiêu chí và coi đó là những chỉ dẫn cụ thể cho công tác phân tích. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các tiêu chí lại có sẵn từ nguồn dữ liệu quản lý hoặc của các khách hàng cung cấp cho.
2.2.Yêu cầu đối với việc thiết lập tiêu chí trong phân tích(1) • Khi thiết lập các tiêu chí cần đáp ứng các yêu cầu sau: 2.2.1.Tiêu chí phải rõ ràng: tiêu chí có rõ ràng thì việc so sánh mới đảm bảo sự chính xác, nhất là đối với các nội dung phân tích định hướng. 2.2.2.Tiêu chí phải nhất quán thì mới có thể điều hòa được những giá trị khác nhau.
2.2.Yêu cầu đối với việc thiết lập tiêu chí trong phân tích (2) 2.2.3.Tiêu chí phải đảm bảo tính khái quát thì mới có thể so sánh hàng loạt các chính sách lựa chọn. 2.2.4.Tiêu chí phải cung cấp đầy đủ thông tin, đặc biệt là thông tin quan trọng và những thông tin mà có thể có được bằng các công cụ khác.
2.2.Yêu cầu đối với việc thiết lập tiêu chí trong phân tích(3) 2.2.5.Tiêu chí phải đảm bảo tính hợp pháp. 2.2.6.Tiêu chí phải đảm bảo tính thời điểm. 2.2.7.Tiêu chí phải dễ thực hiện và không tốn kém.
p. 194 Khi thiết lập các tiêu chí cần đáp ứng các yêu cầu sau đây: - Tiêu chí phải rõ ràng. Tiêu chí có rõ ràng thì việc so sánh mới mới đảm bảo sự chính xác, nhất là đối với các nội dung phân tích định lượng; - Tiêu chí phải nhất quán thì mới có thể điều hòa được những giá trị khác nhau. - Tiêu chí phải đảm bảo tính khái quát thì mới có thể so sánh hàng loạt các chính sách lựa chọn - Tiêu chí phải cung cấp đầy đủ thông tin, đặc biệt là thông tin quan trọng và những thông tin mà không thể có được bằng các công cụ khác. - Tiêu chí phải đảm bảo tính hợp pháp. - Tiêu chí phải đảm bảo tính thời điểm. - Tiêu chí phải dễ thực hiện và không tốn kém.
Chuẩn nghèo của nước ta đã được nâng lên, thu nhập dưới 200.000 đồng mới được gọi là nghèo, phải chăng mức sống của nhân dân ta đã cao hơn trước, thưa Chủ tịch? • - Theo chuẩn nghèo cũ (với 3 mức thu nhập: 80.000 đồng, 100.000 đồng và 150.000 đồng/người/tháng), tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam chưa tới 11%. Với tỷ lệ này cộng với việc mỗi năm chúng ta giảm được 2% hộ nghèo, Việt Nam từng được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao trong công tác xoá đói giảm nghèo. • Tuy nhiên, nếu đánh giá theo chuẩn mới (200.000 đồng cho khu vực nông thôn và 260.000 đồng đối với thành thị), Việt Nam còn trên 20% hộ nghèo. Trong khi nếu theo tiêu chí cũ, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc chỉ còn trên 7%. Điều này chứng tỏ, mặc dù đời sống của người dân đã được nâng lên nhưng tỷ lệ nghèo ở Việt Nam vẫn còn khá cao.