760 likes | 1.09k Views
Bài 4. Sản xuất. Nội dung. Công nghệ sản xuất Sản xuất với một đầu vào biến đổi Đường đồng lượng Sản xuất với hai đầu vào biến đổi Hiệu suất theo quy mô. Giới thiệu. Bài trước chúng ta khảo sát hành vi của người tiêu dùng qua 3 bước: Khảo sát sở thích Khảo sát những giới hạn ngân sách
E N D
Bài 4 Sản xuất
Nội dung • Công nghệ sản xuất • Sản xuất với một đầu vào biến đổi • Đường đồng lượng • Sản xuất với hai đầu vào biến đổi • Hiệu suất theo quy mô Bài 4
Giới thiệu • Bài trước chúng ta khảo sát hành vi của người tiêu dùng qua 3 bước: • Khảo sát sở thích • Khảo sát những giới hạn ngân sách • Lựa chọn tiêu dùng tối ưu • Bài này khảo sát hành vi của nhà sản xuất cũng theo cách tiếp cận tương tự trên. • Chúng ta sẽ khảo sát qua 3 bước: Bài 4
Quyết định sản xuất của DN • Công nghệ sản xuất • Mô tả các đầu vào được chuyển thành sản phẩm (đầu ra) như thế nào? • Các doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau bằng cách sử dụng các kết hợp khác nhau của các đầu vào Bài 4
Quyết định sản xuất của DN • Những ràng buộc về chi phí • Các hãng phải xem xét giá của các đầu vào. • Các hãng muốn tối thiểu hoá tổng chi phí sản xuất một phần được quyết định bởi giá của các đầu vào. Bài 4
Quyết định sản xuất của DN • Lựa chọn các đầu vào tối ưu • Với mức giá các đầu vào và công nghệ sẵn có các hãng quyết định sử dụng bao nhiêu đầu vào để sản xuất • Với mức giá các đầu vào đã có các hãng quyết định sử dụng các kết hợp khác nhau giữa chúng để tối thiểu hoá tổng chi phí • Chúng ta thể hiện công nghệ sản xuất của DN dưới dạng hàm sản xuất Bài 4
Công nghệ sản xuất • Hàm sản xuất • Hàm sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng tối đa (Q) có thể thu được từ các kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn...) trong một trình độ công nghệ nhất định. • Ký hiệu: Q = F(K,L) Bài 4
Công nghệ sản xuất • Ngắn hạn và dài hạn • Thời gian để doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất từ một tập hợp đầu vào này đến tập hợp khác • DN không chỉ quan tâm đến các loại đầu vào nào có thể thay đổi mà còn cả khoảng thời gian diễn ra • Chúng ta cần phân biệt ngắn hạn và dài hạn Bài 4
Công nghệ sản xuất • Ngắn hạn • Khoảng thời gian trong đó số lượng một hay nhiều đầu vào không thể thay đổi • Các đầu vào này được gọi là các đầu vào cố định • Dài hạn • Khoảng thời gian cần thiết để làm cho tất cả các đầu vào sản xuất thay đổi • Ngắn hạn và dài hạn không phải là một khoảng thời gian cụ thể Bài 4
Sản xuất với một đầu vào biến đổi • Chúng ta sẽ xem xét ngắn hạn khi chỉ có một đầu vào biến đổi • Chúng ta giả định vốn là cố định và lao đông biến đổi • Đầu ra có thể tăng khi tăng lượng lao động • Chúng ta khảo sát xem đầu ra thay đổi như thế nào khi lao động thay đổi (bảng 6.1) Bài 4
Sản xuất: Một đầu vào biến đổi • Quan sát • Khi lao động bằng 0, đầu ra cũng bằng 0 • Gia tăng lao động, đầu ra (q) tăng đến 8 đơn vị lao động • Từ sau điểm này, đầu ra bắt đầu giảm • Tăng lao động có thể sử dụng tốt hơn số vốn sẵn có • Từ điểm này, nhiều lao động sẽ không có lợi và có thể giảm năng suất lao động Bài 4
Sản xuất: Một đầu vào biến đổi • Các hãng ra quyết định dựa trên lợi ích và chi phí sản xuất • Đôi khi phải xem xét lợi ích và chi phí dựa trên cơ sở của sự gia tăng • Cần sản xuất thêm bao nhiêu khi tăng thêm một lượng đơn vị đầu vào? • Đôi khi lại xem xét bằng cách so sánh trên cơ sở của giá trị bình quân Bài 4
Sản xuất: Một đầu vào biến đổi • Sản phẩm bình quân của lao động (APL) - đầu ra trên một đơn vị lao động đối với một sản phẩm cụ thể • Xác định năng suất lao động của một hãng bằng cách xem xét bình quân một lao động sản xuất được bao nhiêu sản phẩm Bài 4
Sản xuất: Một đầu vào biến đổi • Sản phẩm cận biên của lao động (MPL) - đầu ra tăng thêm khi tăng thêm một đơn vị lao động • Sự thay đổi của đầu ra chia cho sự thay đổi của lao động Bài 4
Sản xuất: Một đầu vào biến đổi • Chúng ta có thể biểu diễn các thông tin trong bảng bằng đồ thị để thấy • Đầu ra thay đổi như thế nào khi lao động thay đổi • Đầu ra tối đa tại 112 đơn vị • Sản phẩm bình quân và cận biên • Sản phẩm cận biên dương chừng nào tổng đầu ra còn tăng • Sản phẩm cận biên cắt sản phẩm bình quân tại điểm cực đại của nó Bài 4
D 112 Tổng sản phẩm C 60 B A Sản xuất: Một đầu vào biến đổi Đầu ra/tháng Tại D, đầu ra cực đại. Lao động/tháng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bài 4
Sản phẩm cận biên E Sản phẩm bình quân LĐ/tháng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Sản xuất: Một đầu vào biến đổi Đầu ra/LĐ • Bên trái E: MP > AP & AP tăng • Bên phải E: MP < AP & AP giảm • Tại E: MP = AP & AP cực đại • Tại 8 đơn vị, MP = 0 và đầu ra cực đại 30 20 10 Bài 4
Sản phẩm bình quân và cận biên • Khi sản phẩm cận biên lớn hơn sản phẩm bình quân thì sản phẩm bình quân tăng dần • Khi sản phẩm cận biên nhỏ hơn sản phẩm bình quân thì sản phẩm bình quân giảm • Khi sản phẩm cận biên bằng 0, thì tổng sản phẩm (đầu ra) cực đại • Sản phẩm cận biên cắt sản phẩm bình quân tại điểm cực đại của sản phẩm bình quân Bài 4
Các đường sản phẩm • Chúng ta có thể biểu diễn bằng đồ thị mối quan hệ giữa đường tổng sản phẩm với đường sản phẩm bình quân và đường sản phẩm cận biên • Độ dốc của đường nối từ gốc toạ độ đến các điểm trên đường tổng sản phẩm chính là đường sản phẩm bình quân • Tại điểm B, AP = 60/3 = 20 chính là độ dốc của đường nối từ gốc toạ độ đến điểm B trên đường tổng sản phẩm Bài 4
C 20 60 B 1 10 9 0 2 3 4 5 6 7 8 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lao động Lao động Các đường sản phẩm AP là độ dốc của đường nối từ gốc toạ độ đến các điểm trên đường TP q q/L 112 TP 30 AP 10 MP Bài 4
Các đường sản phẩm • Mối quan hệ bằng hình học giữa tổng sản phẩm và sản phẩm cận biên • Sản phẩm cận biên là độ dốc của đường tiếp tuyến tại các điểm tương ứng trên đường tổng sản phẩm • Với 2 đơn vị lao động, MP = 30/2 = 15 là độ dốc của đường tổng sản phẩm tại điểm A Bài 4
q q 112 30 60 AP 30 10 A MP 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 L Các đường sản phẩm MP là độ dốc của đường tiếp tuyến với các điểm trên đường TP TP 15 10 9 0 2 3 4 5 6 7 8 1 L Bài 4
Sản xuất: một đầu vào biến đổi • Từ ví dụ trên cho thấy, nếu tăng thêm lao động thì lượng đầu ra tăng thêm sẽ giảm • Quy luật hiệu suất giảm dần: khi sử dụng thêm ngày càng nhiều một đầu vào với các đầu vào khác cố định thì đến một lúc nào đó lượng đầu ra tăng thêm sẽ giảm Bài 4
Quy luật hiệu suất giảm dần • Khi sử dung đầu vào lao động ít và vốn cố định thì đầu ra sẽ tăng đáng kể vì lao động đươc chuyên môn hoá cao hơn và MP của lao động tăng • Khi lao động được sử dụng nhiều hơn, một số người trở nên kém hiệu suất hơn và MP của lao động giảm Bài 4
Quy luật hiệu suất giảm dần • Thường chỉ được áp dụng cho ngắn hạn khi ít nhất có một đầu vào cố định • Cũng có thể áp dụng cho các quyết định dài hạn để đánh giá sự đánh đổi giữa các loại hình nhà máy khác nhau • Giả định chất lượng của đầu vào biến đổi là cố định Bài 4
Quy luật hiệu suất giảm dần • Thường dễ nhầm lẫn với hiệu suất âm - đầu ra giảm • Giải thích năng suất cận biên giảm không nhất thiết phải là số âm • Lượng đầu ra gia tăng có thể giảm khi tổng đầu ra tăng Bài 4
Quy luật hiệu suất giảm dần • Giả định công nghệ không đổi • Sự thay đổi công nghệ sẽ làm cho đường tổng sản phẩm dịch chuyển • Nhiều đầu ra có thể sản xuất được với cùng một lượng đầu vào • Năng suất lao động có thể tăng nếu cải thiện công nghệ, thậm chí ngay cả khi quá trình sản xuất thể hiện hiệu suất giảm của lao động Bài 4
C O3 B A O2 O1 L 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tác động của đổi mới công nghệ Di chuyển từ A đến B đến C, năng suất lao động không ngừng tăng Đầu ra 100 50 Bài 4
Malthus và khủng hoảng lương thực • Malthus dự đoán về nạn đói và thiếu lương thực xảy ra hàng loạt khi quy luật hiệu suất giảm dần hạn chế lượng đầu ra nông nghiệp và dân số tiếp tục tăng • Tại sao dự báo của Malthus sai? • Không đề cập đến sự đổi mới của công nghệ • Tuy nhiên ông đúng khi nói về hiệu suất cận biên của lao động giảm Bài 4
Năng suất lao động • Kinh tế vĩ mô thường quan tâm đặc biệt đến năng suất lao động • Sản phẩm bình quân của lao động đối với một ngành hoặc đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung • Mối liên hệ giữa kinh tế vĩ mô và vi mô • Có thể cung cấp các so sánh hữu ích qua thời gian và giữa các ngành Bài 4
Năng suất lao động • Mối quan hệ giữa năng suất lao động và mức sống • Tiêu dùng có thể tăng chỉ khi năng suất lao động tăng • Tăng trưởng năng suất lao động • Tăng trưởng vốn - tổng lượng vốn dùng cho sản xuất • Đổi mới công nghệ - phát triển công nghệ mới cho phép các nhân tố sản xuất được sử dụng hiệu quả hơn Bài 4
Năng suất lao động • Xu hướng tăng năng suất lao động • Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất khác nhau đáng kể giữa các nước khác nhau • Năng suất lao động của Mỹ tăng với tốc độ chậm hơn các nước khác • Tăng trưởng năng suất lao động ở các nước phát triển đã giảm dần • Với vai trò trọng tâm của năng suất lao động đối với mức sống, nhằm hiểu được sự khác nhau về mức sống giữa các nước là rất quan trọng Bài 4
Tăng trưởng năng suất ở Mỹ • Tại sao tăng trưởng năng suất lại giảm? • Tăng trưởng vốn là yếu tố quyết định cơ bản đến tốc độ tăng năng suất • Tỷ trọng tích luỹ vốn ở Mỹ thấp hơn các nước phát triển khác bởi vì họ phải kiến thiết lại sau chiến tranh thế giớ lần thứ 2 • Nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt • Các quy định về môi trường Bài 4
Sản xuất: hai đầu vào biến đổi • Hãng có thể sản xuất đầu ra bằng cách kết hợp lượng đầu vào lao động và vốn • Trong dài hạn, vốn và lao động là hai đầu vào biến đổi • Chúng ta có thể xem xét các kết hợp khác nhau của lao động và vốn - bảng 6.4 Bài 4
Sản xuất: hai đầu vào biến đổi • Biểu diễn các số liệu trên bằng đồ thị - đường đồng lượng • Đường mô tả các kết hợp khác nhau của các đầu vào tạo ra cùng một mức sản lượng • Các đường đồng lượng trơn tru được sử dụng với các lượng nhỏ đầu vào • Đường 1 cho thấy tất cả các kết hợp giữa lao động và vốn tạo ra 55 sản phẩm Bài 4
E 5 Vốn/năm 4 3 A B C 2 q3 = 90 D q2 = 75 1 q1 = 55 1 2 3 4 5 Lao động/năm Bản đồ đồng lượng 55 sản phẩm đươc tạo ra với 3K &1L tại điểm A hoặc 1K&3L tại điểm D Bài 4
Sản xuất: Hai đầu vào biến đổi • Hiệu suất giảm dần đối với lao động với đường đồng lượng • Giữ vốn cố định tại 3 và tăng lao động từ 0 đến 1 đến 2 đến 3 • Đầu ra tăng với tỷ lệ giảm dần (0, 55, 20, 15) biểu diễn hiệu suất cận biên giảm dần của lao động trong ngắn hạn và dài hạn Bài 4
Sản xuất: Hai đầu vào biến đổi • Hiệu suất giảm dần của vốn với đường đồng lượng • Giữ lao động cố định tại 3 tăng vốn từ 0 lên 1 lên 2 lên 3 • Đầu ra tăng với tỷ lệ giảm dần (0, 55, 20, 15) do hiệu suất của vốn giảm dần trong cả ngắn hạn và dài hạn Bài 4
E 5 Vốn/năm 4 3 A B C 2 q3 = 90 D q2 = 75 1 q1 = 55 1 2 3 4 5 Lao động/năm Hiệu suất giảm dần Tăng lao động giữ vốn cố định tại (A, B, C) hoặc Tăng vốn giữ lao động cố đinh (E, D, C) Bài 4
Sản xuất: hai đầu vào biến đổi • Sự thay thế giữa các đầu vào • Công ty quyết định các kết hợp nào giữa các đầu vào được sử dụng để sản xuất một lượng đầu ra nhất định • Có sự đánh đổi giữa các đầu vào, cho phép sử dụng nhiều hơn một đầu vào này và íđầu vào khác ít hơn để tạo ra cùng một mức đầu ra Bài 4
Sản xuất: hai đầu vào biến đổi • Sự thay thế giữa các đầu vào • Độ dốc của đường đồng lượng chỉ ra một lượng đầu vào này được thay thế cho đầu vào khác bao nhiêu để giữ đầu ra không đổi • Độ dốc đường đồng lượng âm chính là Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) • Số lượng một đầu vào có thể giảm khi đầu lượng đầu vào khác tăng thêm được sử dụng, nhằm giữ nguyên đầu ra không đổi. Bài 4
Sản xuất: hai đầu vào biến đổi • Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên: Bài 4
Sản xuất: hai đầu vào biến đổi • Khi tăng lao động thay thế vốn • Lao động trở nên kém năng suất hơn tương đối • Vốn trở nên năng suất cao hơn tương đối • Cần ít vốn hơn để giữ nguyên đầu ra không đổi • Đường đồng lượng trở nên phẳng hơn Bài 4
2 1 1 1 Q3 =90 2/3 1 1/3 Q2 =75 1 Q1 =55 Tỷ suất thay thế kỹ thuật biên Vốn/năm 5 Độ dốc âm đo MRTS; MRTS giảm đi dọc theo đường đồng lượng 4 3 2 1 Lao động/năm 1 2 3 4 5 Bài 4
MRTS đường đồng lượng • Chúng ta giả định có MRTS giảm dần • Tăng lao động thêm 1 đơn vị từ 1 đến 5 làm cho MRTS giảm từ 1 đến ½ • Năng suất ở bất kỳ đầu vào nào bị giới hạn • MRTS giảm vì hiệu suất giảm và có nghĩa là đường đồng lượng lồi • Có mối quan hệ giữa MRTS và sản phẩm cận biên của các đầu vào Bài 4
MRTS và sản phẩm cận biên • Nếu ta tăng lao động và giảm vốn để giữ nguyên đầu ra không đổi, cần phải tăng bao nhiêu đầu ra do lao động tăng Bài 4