300 likes | 531 Views
Mục tiêu. Nhận dạng và mô tả tổng quát những phần trong một báo cáo nghiên cứu Liệt kê các loại báo cáo khác nhau Liệt kê hướng dẫn cho việc trình bày báo cáo về mặt cấu trúc và nội dung đối với những nguyên tắc chung cho viết và chuẩn bị một báo cáo nghiên cứu Với một số loại báo cáo
E N D
Mục tiêu • Nhận dạng và mô tả tổng quát những phần trong một báo cáo nghiên cứu • Liệt kê các loại báo cáo khác nhau • Liệt kê hướng dẫn cho việc trình bày báo cáo về mặt cấu trúc và nội dung đối vớinhững nguyên tắc chung cho viết và chuẩn bị một báo cáo nghiên cứu • Với một số loại báo cáo • Trình bày báo cáo bằng miệng
I Những nguyên tắc chung cho viết và chuẩn bị báo cáo nghiên cứu 1 Vai trò chủ yếu của báo cáo nghiên cứu 1.1 Một báo cáo nghiên cứu phải đề cập đến một khía cạnh, lĩnh vực nghiên cứu cụ thể :
1.1 Một báo cáo nghiên cứu phải đề cập đến một khía cạnh , lĩnh vực nghiên cứu cụ thể : • Các mục tiêu nghiên cứu • Thông tin cơ sở chủ yếu • Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu sử dụng • Những phát hiện được trình bày những các biểu bảng và các dạng thức khác nhau • Tóm tắt nội dung phát hiện • Kết luận • Kiến nghị
1.2 Một báo cáo nghiên cứu được xem như là một tài liệu tham khảo • 1.3 Một báo cáo nghiên cứu phải thực hiện rõ rệt tính hiệu quả và chất lượng của việc nghiên cứu
2. Những nguyên tắc chung • Một báo cáo nghiên cứu tốt có thể là một báo cáo : • Được chấp nhận thuận lợi và tích cực bởi người đặt hàng, bởi tài trợ hay bởi một hội đồng đánh giá luận án • Được nhà xuất bản đồng ý cho in ấn • Được người nghe hiểu và đồng tình
Và điều này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải học và biết cách thức như thế nào để • Viết cho có ý nghĩa • Lựa chọn từ ngữ và phương thức để lắp ghép các từ ngữ này cho thông hiểu một cách trực tiếp • Không nên sử dụng những từ ngữ quá “hàn lâm” hoặc quá “ thô thiển” • Nhận dạng cho được những người đọc tiềm năng và cố gắng suy nghĩ quá trình hiểu biết cuả họ để viết cho phù hợp
2.1 Hãy chuẩn bị cẩn thận kế hoạch nghiên cứu trước khi nghiên cứu và chúng ta sẻ có được đầu óc tỉnh táo trước khi bắt đầu viết báo cáo 2.2 Xây dựng một đề cương nghiên cứu bao gồm việc nhận dạng và sắp xếp thứ tự những đề mục nghiên cứu tạo thành bộ khung cho bản báo cáo
3. Những nguyên tắc viết báo cáo 3.1 Nguyên tắc trước hết và quan trọng nhất là phải xác định mục tiêu của nghiên cứu 3.2 Báo cáo nghiên cứu là một tài liệu khoa học cho nên không chứa đựng những nội dung quá chủ quan, phi thực tế hoặc đầy rẫy những cảm xúc cá nhân 3.3 Báo cáo nghiên cứu có mục tiêu đồng thời mô tả được những sự kiện của nghiên cứu quá khứ và dựa vào đó mà nghiên cứu và trình bày 3.4 Báo cáo nghiên cứu cũng có được một khoảng cách nhất định khi đề cập đến những định hướng, những kiến nghị hoặc hành động cho nghiên cứu tương lai 3.5 Nên tránh sử dụng ngôn từ “ tôi” trong viết báo cáo
3.6 Báo cáo nghiên cứu nên viết rõ ràng đơn giản, cụ thể trực tiếp, không mơ hồ chung chung 3.7 Nói những gì mình muốn nói với một lượng từ ngữ tối thiểu bằng những ngôn từ dễ hiểu 3.8 Báo cáo nghiên cứu là một tài liệu khoa học, nên chặt chẽ về văn phong câu cú văn phạm, dấu chấm 3.9 Nên giảm thiểu những từ ngữ viết tắt, viết gọn hay rút ngắn 3.10 Cần nghiên cứu thêm những nguyên tắc về trình bày biểu bảng, sơ đồ… hình ảnh kể cả ghi chú, những trình bày về số liệu, từ ngữ của xác suất thống kê, toán học
4. Những kỷ xảo cần thiết cho viết báo cáo 4.1 Ít nhất đối với bản thảo đầu tiên nên sử dụng từ “ tôi” để nói lên được đầy đủ những quan điểm , tư tưởng, những phản ứng, những điều hiểu biết của các người viết 4.2 Trong bản thảo đầu tiên hãy bộc lộ tất cả những đam mê, quan điểm của cá nhân 4.3 Bước đầu khi bắt đầu viết , hãy bỏ qua người đọc sẻ đánh giá cái gì, mình viết hay cách thức mình viết 4.4 Cố gắng tìm kiếm cho mình thói quen viết và phong cách cho cá nhân nhằm tạo điều kiện trình bày và diễn đạt đầy đủ tư tưởng của cá nhân
4.5 Hãy đưa ra những tiêu chuẩn bắt buộc mình phải tôn trọng, thời gian viết, viết bao lâu, lúc nào nghỉ ngơi 4.6 Hãy mạnh dạn sử dụng, vận dụng mô hình, cách thức diễn đạt của những tác giả mà bạn ưa thích 4.7 Chuyển đổi từ ngữ “ tôi” sang “ chúng tôi” sau khi thu nhận được đầy đủ những nhận xét, ý kiến đóng góp đối với bản thảo đầu tiên
5. Một vài sai lầm cần tránh khi viết báo cáo nghiên cứu • Báo cáo nghiên cứu dài không đồng nghĩa với chất lượng • Thiếu sót trong phân tích và diễn giải • Không có sự phân biệt trong sử dụng những kỷ thuật lượng hoá
II. Dạng thức và biểu cách của báo cáo nghiên cứu ( Format – Style
Dạng thức và biểu cách của báo cáo nghiên cứu ( Format – Style • Nhiều báo cáo nghiên cứu đều phải lựa chọn cho một hệ thống dạng thức và đầy đủ những nội dung nghiên cứu • Dạng thức đề cập đến mô hình chung về tổ chức và sắp xếp những nội dung trong báo cáo . Số lượng và loại đề mục cũng như tiểu mục được xác định bởi dạng thức được sử dụng • Kiểu cách đề cập đến các nguyên tắc về câu cú, dấu chấm, đánh máy cần tuân thủ khi chuẩn bị báo cáo
III. Các loại báo cáo nghiên cứu • Căn cứ vào mục tiêu của việc nghiên cứu đồng thời phụ thuộc vào các yêu cầu của người nghe. Có nhiều loại báo cáo khác nhau như:
Luận án hay luận văn ( Thesis / Dissertation) • Bài đăng tạp chí - tập san ( Journal cicticle) • Báo cáo trình bày trong các hội nghị, hội thảo, chuyên đề, chuyên môn ( Paper read, result presented at profersional meetings) • Báo cáo tóm tắt (Executive summary) • Báo cáo nội bộ (House report) • Hay báo cáo trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể ( như báo cáo marketing – Marketing research report)
Mọi báo cáo đều có thể bao gồm những thành phần (Components) cơ bản sau: • Mục lục ( Table of contents) • Mục tiêu nghiên cứu ( Objecttive of the research ) • Phương pháp nghiên cứu ( Concise statement of the methodology) • Tóm tắt những phát hiện ( Brief summary of the findings)
Kết luận và kiến nghị ( Conclusion and recommendations) Các phần trên gọi là: Tóm tắt báo cáo – Executive summary • Dẫn nhập chi tiết ( Detailed introduction) • Phân tích chi tiết và phát hiện (Detailed anlyse an findings) • Kết luận chi tiết (Detailed conclusions) • Phương pháp nghiên cứu chi tiết ( Detailed methodology) • Giới hạn nghiên cứu ( Limitations) • Phụ lục ( Appendices)
IV. Cấu trúc và những nội dung chủ yếu của một số loại báo cáo • Luận án ( Dissertation)
Hầu hết những báo cáo nghiên cứu dưới dạng luận án thường có một cấu trúc chung như sau. • Trang mở đầu ( Preliminary pages)
Trang bìa ( Title page) • Phần cho phép báo cáo (Approval page) • Phần cảm tạ ( Acknowledgement page) • Tóm tắt ( Abstract) • Mục lục ( Table of contens) • Danh mục biểu bảng ( List of table) • Danh mục sơ đồ, hình ảnh ( List of ficture)
Nội dung ( Main body of the report) Dẫn nhập Xác định vấn đề nghiên cứu ( Statement of the problem ) Tổng quan lý thuyết ( Review of relate literature) Những giả định và giả thuyết ( Statement of the hypothesis of hypotheses) Một số từ ngữ, từ viết tắt ( Definiton of terms)
Phương pháp ( Method) • Đối tượng nghiên cứu ( Subjects) • Phương tiện nghiên cứu (Intrumental) • Mô hình nghiên cứu ( Design) • Thủ tục các bước nghiên cứu ( Procedure) • Những giả định và giới hạn (Assum ptions and limitations)
Kết quả nghiên cứu ( Result) • Diễn giải ( Kết luận và kiến nghị) • Tham khảo ( References – bibliography) • Phụ lục ( Appendices)
2. Bìa đăng tạp chí - tập san 3. Báo cáo trình bày trong các hội nghị chuyên môn 4. Báo cáo nội bộ 5. Báo cáo nghiên cứu marketing ( The marketing research report )
V. Báo cáo bằng miệng • 1. Nguyên liệu cho báo cáo bằng miệng : Có 4 loại nguyên liệu chính sử dụng cho báo cáo bằng miệng. - Trình bày tổng quan - Phương tiện nghe nhìn - Bảng báo cáo tóm tắt - Toàn văn bản báo cáo
. Trình bày báo cáo bằng miệng • Một số câu hỏi đặt ra đối với người báo cáo : 1. Ảnh hưởng của các dữ liệu? 2. Từ dữ liệu mà học hỏi, có được kiến thức gì? 3. Làm thế nào để những thông tin có lợi ích hơn ?
Một số kỷ năng cần thiết để báo cáo bằng miệng có hiệu quả. • Hãy tự chuẩn bị dữ liệu cấp 1 và cấp 2 cho việc báo cáo • Phải biết trước người nghe và điều họ quan tâm trước khi báo cáo • Phải biết mục tiêu quả mình , hãy tự hỏi tại sao tôi trình bày báo cáo? Làm thế nào để kết hợp được lợi ích của người nghe với mục đích của mình • Sử dụng ghi chú • Hãy tự tin • Mở đầu báo cáo bằng trình bày những tổng quan những nội dung chính sẻ báo cáo
Mở đầu bằng cách đặt vấn đề, đi vào những vấn đề gay cấn nhất, lý thú nhất để gay sự chú ý từ lần đầu • Luôn luôn chú ý đến nội dung trình bày. Hãy nhìn vào người nghe để thăm dò thái độ, sự đồng tình mức độ chú ý lắng nghe • Nói đơn giản, ngắn gọn,dể hiểu • Đừng nên tranh luận quá nhiều chi tiết , quá nhiều điểm • Hãy thừa nhận vấn đề nếu mình không cắt bỏ được vấn đề • Kết thúc bằng những tóm tắt vào điểm cần nhấn mạnh • Hãy chia sẻ với những quan điểm, tư tưởng của người nghe
Hãy sử dụng từ “ chúng tôi” thay vì “ tôi” • Hãy nói và trao đổi trực tiếp với người nghe bằng cách nhìn thẳng vào họ • Sử dụng biểu bảng, hình ảnh sơ đồ hỗ trợ, cố gắng đơn giản hoá những phương tiện này • Sử dụng biểu bảng, hình ảnh sơ đồ để nói về người nghe chớ không nói chuyện với những phương tiện này • Nhìn vào đồng hồ . Kết thúc giờ