1 / 17

GIÁO ÁN DỰ THI

GIÁO ÁN DỰ THI. GIÁO ÁN DỰ THI. TRƯỜNG THPT NGOÂ GIA TÖÏ. TRƯỜNG THPT NGOÂ GIA TÖÏ. GV. Lương Văn Tịnh. Lịch sử 10. BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV. ?. ?. ?. ?. ?. ?. ?. ?. Tại sao thế kỉ X-XIV, Phật giáo giữ vị trí quan trọng và phổ biến?.

Download Presentation

GIÁO ÁN DỰ THI

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO ÁN DỰ THI TRƯỜNG THPT NGOÂ GIA TÖÏ TRƯỜNG THPT NGOÂ GIA TÖÏ GV. Lương Văn Tịnh Lịch sử 10

  2. BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV ? ? ? ? ? ? ? ? Tại sao thế kỉ X-XIV, Phật giáo giữ vị trí quan trọng và phổ biến? Trình bày những hiểu biết của em về Phật giáo, Đạo giáo ở nước ta? Vì sao đến thế kỉ XV, Nho giáo giữ vị trí độc tôn? Tình hình tư tưởng, tôn giáo nước ta trong các thế kỉ X-XV ? Tại sao cuối TK XIV Phật giáo, Đạo giáo suy yếu? Liên hệ về tình hình tư tưởng tôn giáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay? Vì sao TK X-XIV, Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng của giai cấp thống trị nhưng lại không phổ biến trong nhân dân ? Nho giáo có nguồn gốc từ đâu? Nội dung cơ bản của Nho giáo là gì ? 1. Tư tưởng, tôn giáo Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc, nay có điều kiện phát triển - Nho giáo: + TK X-XIV, dần trở thành hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục, thi cử, song không phổ biến trong nhân dân. + TK XV, giữ vị trí độc tôn. - Phật giáo, Đạo giáo: + TK X-XIV, Phật giáo giữ vị trí quan trọng và phổ biến. + Đạo giáo tồn tại song song với Nho giáo và Phật giáo, một số đạo quán được xây dựng. + Cuối TK XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy yếu

  3. BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV 1. Tư tưởng, tôn giáo 2. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật HOẠT ĐỘNG NHÓM N1. Nêu những thành tựu chủ yếu và tác dụng của giáo dục trong TK X-XV? N2. Nêu những thành tựu chủ yếuvề văn học trong TK X-XV? N3. Nêu những thành tựu chủ yếuvề nghệ thuật trong TK X-XV? N4. Nêu những thành tựu chủ yếuvề khoa học-kĩ thuật trong TK X-XV?

  4. BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV ? ? Em có nhận xét gì về KH-KT nước ta TK X-XV? Theo em trong giai đoạn hiện nay chúng ta phải làm gì để phát triển KH-KT? Em có nhận xét gì về đời sống văn hóa của nhân dân ta ở thời Lý-Trần-Lê? Liên hệ tình văn hóa hiện nay? 1. Tư tưởng, tôn giáo 2. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học-kĩ thuật Thành tựu L/vực - Từ TK XI-XV giáo dục từng bước được hoàn thiện và phát triển + Thời Lý: 1070 vua Lý Thánh Tông cho lập Văn miếu  1075 khoa thi đầu tiên được tổ chức Giáo dục + Thời Trần: giáo dục, thi cử được quy định chặt chẽ hơn + Thời Lê sơ: quy định 3 năm có 1 kì thi Hội… Năm 1484 nhà nước dựng bia ghi tên tiến sĩ - Tác dụng: đào tạo người tài cho đất nước, nâng cao dân trí - Văn học chữ Hán: Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Bạch Đằng giang phú… thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc Văn học - Văn học chữ Nôm: Hồng Đức quốc âm thi tập, Quốc âm thi tập  ca ngợi sự phát triển của đất nước - Kiến trúc: phát triển, các chùa, tháp, đền được xây dựng. Ngoài ra, còn có cung điện, thành quách Nghệ thuật - Điêu khắc: rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bệ chân cột hình hoa sen nở… - Sân khấu: tuồng, chèo, múa rối nước… - Âm nhạc: trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh… - Ca múa trong các ngày lễ hội dân gian khá phổ biến Khoa học -kĩ thuật - Sử học:Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư - Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ - Quân sự: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư - Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp - Kĩ thuật: súng thần cơ thuyền chiến, thành Thăng Long…

  5. BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV BÀI TẬP. Hãy chọn và đánh dấu vào 01 đáp án đúng nhất Câu 1: Nho giáo giữ vị trí độc tôn ở nước ta vào thế kỉ nào? A. Thế kỉ XV. B. Thế kỉ XII. C. Thế kỉ XIV. D. Thế kỉ XIII. Câu 2: Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất ở nước ta dưới thời nhà A. Đinh - Tiền Lê. B. Lý - Trần. C. Hồ. D. Lê sơ. Câu 3: Nhà Lê sơ cho dựng bia ghi tên Tiến sĩ nhằm mục đích gì? A. Thể hiện sự quan tâm của nhà nước với giáo dục. B. Ghi tên các học sĩ C. Nói lên sự phát triển của giáo dục D. Tôn vinh những người đỗ đạt.

  6. BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV Hãy nối nội dung ở cột A cho phù hợp với nội dung ở cột B:

  7. BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV Khổng Tử (551 – 479 TCN) Nhà triết học Trung Quốc, đề xướng thuyết Nho giáo: các quan niệm về mối quan hệ giữa vua – tôi, cha – con, chồng - vợ (Tam cương), Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín (Ngũ thường)…

  8. BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV ? Em biết gì về Văn Miếu – Quốc tử giám ? 1. Tư tưởng, tôn giáo 2. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học-kĩ thuật. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh. Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi. Văn Miếu - Quốc Tử Giám

  9. BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV Lễ phát thưởng cho các sinh viên xuất sắc tại Văn Miếu-Quốc tử giám 27/11/2010 ? ? Việc dựng bia có tác dụng gì ? Em có suy nghĩ gì về chính sách giáo dục – đào tạo của nước ta hiện nay? Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Thị Thanh Hằng khen thưởng từ Quỹ Khuyến học TP cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn lần thứ VI năm 2006 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.  Ảnh: Linh Tâm 1. Tư tưởng, tôn giáo 2. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học-kĩ thuật. Bia tieán só ôû Vaên Mieáu Quoác töû giaùm

  10. BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV Nguyễn Trãi (1380 – 1442) sinh tại Thăng Long, ông học rộng, tài cao, có lòng yêu nước, thương dân hết mực. Quân Minh tìm đủ mọi cách để dụ dỗ ông làm quan nhưng ông không chịu. Từ thành Đông Quan ông bí mật trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa và dâng bản Bình Ngô sách ( Kế sách đánh quân Ngô). Bức chân dung bên: “ông là người tầm thước, nhỏ nhắn, dáng đi nhanh nhẹn, khuôn mặt trong sáng toát lên vẻ thông minh hiếm có. Mũ áo ông mặc là trang phục của viên quan triền Lê...” Ông được mệnh danh là nhà văn hoá lớn của Việt Nam, là con người suốt đời đấu tranh cho lý tưởng nhân nghĩa: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo”. ( Kênh hình trong DHLSPT tâp1/145)

  11. BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV Chùa được xây dựng 1049, còn được gọi là chùa Diên Hựu (phúc lành dài lâu). Tương truyền rằng nhà vua Lý Thái Tông một hôm nằm mộng được Phật bà dắt lên toà sen ngự toạ, vua kể lại cho các quần nghe và họ cho là điềm gở bèn khuyên nhà vua cho xây dựng một ngôi chùa như hình bông sen nở trên mặt nước dưới là hồ sen. Chùa được đặt trên cột đá cao 20m . Ngôi chùa được làm bằng gỗ, với một hệ thống mộng giằng chéo tạo thế vững chắc. Ngôi chùa vươn lên thể hiện một ý niệm cao cả “ lòng nhân ái của Phật soi sáng thế gian..” ( Kênh hình trong DHLSPT tập 1/92) Chùa Một Cột ( Hà Nội)

  12. BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV Tháp Phổ Minh được xây dựng năm 1305, tháp cao khoảng 21m, gồm 14 tầng, càng lên cao càng nhỏ dần, trên cùng là một búp đa hình bầu rượu.. Trong tháp có đỉnh đồng nặng hơn 1000 cân. Toàn bộ toà tháp này nặng tới 700 tấn dựng trên nền đất vùng chiêm trũng, vậy mà qua gần 7 thế kỉ vẫn “ trơ gan cùng tuế nguyệt”,.. ( Kênh hình trong DHLSPT tập 1/112) Tháp Phổ Minh ( Nam Định)

  13. BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV Hình tượng “con Rồng” là tượng trưng cho quyền uy của nhà nước phong kiến, thể hiện ước vọng truyền thống của dân tộc” con rồng cháu tiên” và phản ánh trình độ điêu khắc của nhân dân ta. Lan can ñaù chaïm roàng taïi ñieän Kính Thieân

  14. ? Quan sát những bức ảnh, em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đương thời?

  15. Lễ hội đua thuyền Lễ hội Hai BàTrưng Lễ hội đâm trâu Lễ hội đua thuyền Lễ hội đền hùng

  16. BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV Tác giả: Ngô Sĩ Liên, ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XV. Ông đỗ tiến sĩ và đảm nhận các chức vụ Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, Sử quán tu soạn. Đại Việt sử kí toàn thư bao gồm 15 quyển, biên niên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến 1427. Bộ Đại Việt sử kí toàn thư là một bộ sử có giá trị lớn về lịch sử, tư liệu, tư tưởng. Đó là một di sán văn hoá dân tộc vô giá.( Tư liệu giảng dạy Lịch sử 4/80)

  17. Trống cơm Đàn cầm Đàn tranh Sáo Đàn cầm Sáo

More Related