370 likes | 619 Views
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM – TĂNG TR ƯỞ NG TIỀN CÔNG VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TIỀN CÔNG. Diệp Phan Dự án CIEM-DANIDA Hà Nội, 22 tháng 7, 2009. TỔNG QUAN. Nghiên cứu đang tiếp tục thực hiện Mục đích: Xem xét những thay đổi về tiền công và bất bình đẳng tiền công trong vòng 25 năm qua
E N D
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM – TĂNG TRƯỞNG TIỀN CÔNG VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TIỀN CÔNG Diệp Phan Dự án CIEM-DANIDA Hà Nội, 22 tháng 7, 2009
TỔNG QUAN • Nghiên cứu đang tiếp tục thực hiện • Mục đích: • Xem xét những thay đổi về tiền công và bất bình đẳng tiền công trong vòng 25 năm qua • Xem những nghiên cứu hiện tại để tìm hiểu những nhân tố cung và cầu dẫn tới những thay đổi đó • Đưa ra gợi ý cho nghiên cứu và thu thập số liệu trong tương lai
BỐI CẢNH VIỆT NAM • Việt Nam trong 25 năm qua: • Tăng trưởng nhanh & hội nhập nhanh • Mức sống tăng, tỷ lệ nghèo giảm • Bất bình đẳng tiêu dùng ổn định, nhưng bất bình đẳng thu nhập tăng (đặc biệt là theo vùng và theo dân tộc) • Vai trò của thị trường lao động? • Những gì đã xảy ra với thị trường lao động và tiền công?
LÝ THUYẾT & BỐI CẢNH QUỐC TẾ (1) • Lý thuyết thương mại thông thường: • Mô hình Heckscher-Ohlin: nếu một nước đang phát triển (như Việt Nam) mở cửa cho thương mại phát triển thì ta sẽ chứng kiến giảm chênh lệch tiền công theo kỹ năng và do đó giảm bất bình đẳng tiền công • Lập luận: các nước đang phát triển có lợi thế tương đối về sản xuất những sản phẩm cần nhiều lao động giản đơn → chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm cần nhiều lao động giản đơn → cầu lao động giản đơn tăng (so với cầu lao động có kỹ năng) → tiền công của lao động giản đơn tăng (so với tiền công của lao động có kỹ năng) → chênh lệch tiền công theo kỹ năng và bất bình đẳng tiền công giảm
LÝ THUYẾT & BỐI CẢNH QUỐC TẾ (2) • Bằng chứng thực nghiệm của các nước NIEs vào thập kỷ 60 và 70 có xu hướng ủng hộ lý thuyết này • Các nước này đã chứng kiến một sự sụt giảm chênh lệch tiền công theo kỹ năng và bất bình đẳng tiền công khi mở cửa và theo đuổi chiến lược tăng trưởng hướng về xuất khẩu • Nhưng bằng chứng thực nghiệm của các nước châu Mỹ Latin và các nước thực hiện tự do hóa gần đây vào những năm 80 và 90 lại đi ngược lại lý thuyết này • Các nước này chứng kiến một mức chênh lệch tiền công theo kỹ năng và bất bình đẳng tiền công khi tiến hành tự do hóa
LÝ THUYẾT & BỐI CẢNH QUỐC TẾ (3) • Lý thuyết thương mại mới: công nghệ thiên về kỹ năng • Thương mại (nhất là thương mại nội ngành) và FDI → nhập khẩu công nghệ thiên về kỹ năng → cầu lao động kỹ năng cao ↑ → thu nhập đối với lao động có kỹ năng ↑ • Trong bối cảnh này, kỳ vọng trước đó về những thay đổi mức tiền công và bất bình đẳng tiền công là chưa rõ ràng
SỐ LIỆU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM • Có số liệu về cung/cầu lao động và về tiền công nhưng từ nhiều nguồn khác nhau với chất lượng, phạm vi và mức độ đại diện khác nhau • Một số quá gộp (Điều tra Dân số và Nhà ở) • Hầu hết các bộ số liệu đều có bảng hỏi không đủ chi tiết để phân tích kinh tế lượng (LFS, tổng điều tra) • Một số có chất lượng kém (LFS, điều tra cơ sở kinh doanh) • Một số không có số liệu thô (LFS, điều tra cơ sở kinh doanh) • Một số không mang tính đại diện cho toàn nền kinh tế • Điều tra doanh nghiệp chỉ trong phạm vi thị trường lao động chính thức • Điều tra SME của DANIDA chỉ ở một số tỉnh
SỐ LIỆU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM (tiếp) • Số liệu về cầu lao động theo kỹ năng vẫn còn thiếu • Số liệu về thị trường lao động phi chính thức và di cư cũng thiếu • Tương lai có vẻ sáng sủa hơn; đang có các đề xuất hoặc cải thiện theo nhiều hướng khác nhau • LFS mới được kỳ vọng với chất lượng cao hơn, đề cập đến cả khu vực phi chính thức, và thu thập cả số liệu lao động theo kỹ năng • Bộ VHLSS mới (2006 và 2008) cũng đưa vào những câu hỏi cho phép nhận biết giữa người di cư và không di cư
TIỀN CÔNG Ở VIỆT NAM • Trong buổi trình bày hôm nay: số liệu hầu hết từ VHLSS 1993, 1998, 2002, 2004, 2006 • Đây là bộ số liệu duy nhất có số liệu tiền công theo kỹ năng • Quan sát chính: • Tiền công trung bình theo giờ ↑ • Bất bình đẳng tiền công có xu hướng phi tuyến • Chênh lệch tiền công theo kỹ năng ↑ trong cả giai đoạn 1993-2006, nhưng xu hướng có thay đổi từ năm 2002
TIỀN CÔNG THEO KỸ NĂNG Khoảng cách tiền công của các nhóm kỹ năng khác nhau ngày càng lớn Các nghiên cứu khác (chạy hồi quy) cũng đưa tới kết luận này
CÁC CÂU HỎI • Những nhân tố cung và cầu nào dẫn tới xu hướng tiền công như vậy? • Những động cơ nào đằng sau các nhân tố cung và cầu đó? • Điều gì có thể giải thích cho năm 2002, năm đánh dấu một sự thay đổi trong bất bình đẳng tiền công?
CHỈ RA MỐI QUAN HỆ Chính sách thương mại, công nghệ, thị trường lao động Cầu lao động ở cấp doanh nghiệp và cấp ngành, cho các loại kỹ năng khác nhau Cung lao động ở cấp hộ gia đình Tiền công
CUNG LAO ĐỘNG • Nghiên cứu hiện nay: • Rất nhiều nghiên cứu mô tả, nhất là những nghiên cứu sử dụng Điều tra Lực lượng lao động và VLSS/VHLSS • Thiếu những nghiên cứu về hành vi cung lao động của hộ gia đình và cuả các cá nhân: Edmonds và Pavcnik (2005) & Trần (2008) • Quan sát chính: • Lực lượng lao động có kỹ năng/trình độ còn ít • Lao động kỹ năng đang tăng • Nhưng có sự không nhất thống về số liệu giữa LFS và VHLSS • Số liệu VHLSS có vẻ hợp lý hơn
TỶ LỆ NHẬP HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ(% ĐỘ TUỔI) Nguồn: WDI
TỶ LỆ NHẬP HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (% ĐỘ TUỔI) Nguồn: WDI
HÀM Ý TỪ PHÍA CUNG • Cung lao động kỹ năng đang tăng • Tuy nhiên so với các nước trong khu vực thì trình độ lao động của Việt Nam vẫn còn thấp • Một giải thích cho việc bất bình đẳng tiền công có xu hướng phi tuyến: • Bắtđầu từ năm 2000, tăng cung lao động kỹ năng bắtđầu theo kịp tăng cầu, làm chậm lại bất bình đẳng tiền công? • Cần có thêm bằng chứng cho phỏng đoán này
CẦU LAO ĐỘNG – NGHIÊN CỨU HIỆN NAY (1) • Nghiên cứu những nhân tố tác động đến tốc độ tăng việc làm và cơ cấu cầu lao động ở mức gộp (mức ngành) • Hầu như thiếu vắng những nghiên cứu ở mức doanh nghiệp • Thiếu ước lượng: • Độ co dãn của cầu lao động • Độ co dãn thay thế giữa các loại lao động khác nhau • Độ co dãn thay thế giữa lao động và các đầu vào khác như năng lượng, … • Độ co dãn thay thế giữa lao động và giờ làm việc • V.v… • Số liệu cầu lao động hiếm hơn số liệu cung lao động • Thậm chí số liệu cầu lao động theo kỹ năng và theo những đặc điểm khác của người lao động còn hiếm hơn
CẦU LAO ĐỘNG – NGHIÊN CỨU HIỆN NAY (2) • Tác động của thương mại và mở cửa nhận được nhiều sự quan tâm • Jenkins (2002) và Trần và Heo (2009) • Xuất khẩu được cho là đóng góp trực tiếp vào việc làm; phụ nữ không có tay nghề là đối tượng thụ hưởng chính • Nhưng không có nghiên cứu nào về tác động của thương mại đến việc làm theo kỹ năng
TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ VÀ CẦU LAO ĐỘNG • Không có nghiên cứu xét đến tác động của thay đổi về công nghệ đến cầu lao động (theo kỹ năng) • Nghiên cứu về tốc độ tăng TFP chỉ ra tầm quan trọng của tăng trưởng TFP trong tăng trưởng tổng thể kinh tế • Nhưng không rõ tăng trưởng TFP do tiến bộ công nghệ là bao nhiêu, và do các nhân tố khác là bao nhiêu, chẳng hạn như tăng chất lượng đầu vào • Đồng thời, ít nghiên cứu đề cập đến bản chất của tiến bộ công nghệ hay đâu là động lực của tiến bộ • Liệu tiến bộ công nghệ ở Việt Nam có tiết kiệm lao động hay vốn không? • Có thiên về lao động kỹ năng hay lao động giản đơn không? • Liệu có chịu sự dẫn dắt bởi thương mại và FDI không? B ởi ch ính sách đầu tư của nhà nước?
KẾT LUẬN(1) • Chúng ta đã nhận thấy: • Có sự gia tăng trong mức tiền công và khoảng cách tiền công theo kỹ năng • Bất bình đẳng tiền công phi tuyến: tăng từ năm 1993-2002, nhưng giảm từ năm 2002-2006 • Về phía cung: • Cung lao động kỹ năng đang tăng, và có lẽ đang bắt kịp với cầu lao động? • Cần có thêm nghiên cứuđể kiểm nhận phỏng đoán này
KẾT LUẬN(2) • Về phía cầu: • Phỏng đoán rằng cầu lao động kỹ năng tăng nhanh hơn cầu lao động giản đơn; tuy nhiên cần có thêm bằng chứng • Cần nghiên cứu thêm để tìm hiểu xem tác động do thương mại là bao nhiêu và do thay đổi kỹ thuật là bao nhiêu • Cần có nhiều nghiên cứu về cung cầu lao động để: • Hiểu các nhân tố cung và cầu tác động đến xu hướng tiền công • Tìm ra các nhân tố dẫn đến sự thay đổi cung và cầu cho mỗi loại lao động khác nhau
TỐC ĐỘ TĂNG VÀ CƠ CẤU ViỆC LÀM • Tốc độ tăng việc làm: • Không tăng cùng tốc độ tăng sản lượng • Cơ cấu việc làm: • Không thay đổi cùng thay đổi cơ cấu • Lý do: Hai trường phái • Quan điểm thông thường: bản chất sử dụng nhiều vốn và thay thế nhập khẩu của khu vực nhà nước và đầu tư nước ngoài (World Bank, Belser 1999) • Quan điểm khác: tăng năng suất lao động trên cơ sở xuất phát điểm thấp sẽ cản trở tốc độ tạo việc làm (Jenkins 2004) 28
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG • Tăng nhanh, nhưng do xuất phát thấp → nên vẫn chậm hơn rất nhiều các nước khác • Công nghiệp là ngành có năng suất lao động cao nhất, nông nghiệp thấp nhất • Ngành dịch vụ là ngành có tốc độ tăng năng suất chậm (đây là ngành tạo nhiều việc làm mới nhất) • Không rõ tăng trưởng năng suất lao động này là bao nhiêu do tăng vốn và bao nhiêu do tiến bộ công nghệ
KẾT LUẬN – TÌNH THẾ TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN • Chính phủ Việt Nam muốn tạo việc làm hiệu quả và công bằng • Tình thế tiến thoái lưỡng nan: với mức tăng sản lượng nhất định, nếu năng suất lao động tăng, thì phải hy sinh số việc làm tạo ra tương ứng. • Mặc dù tốc độ tăng năng suất lao động nhanh, nhưng mức năng suất của Việt Nam vẫn còn rất thấp; sẽ mất nhiều năm để theo kịp • Trong những năm tới, mục tiêu tạo việc làm hiệu quả và công bằng vẫn sẽ là một thách thức