240 likes | 581 Views
TUYỂN TẬP CÁC QUY CHẾ, QUY ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1. TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1 ----o0o---. Bắc Ninh-2013. THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ Công ty Cổ phần Lilama 69-1. CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.
E N D
TUYỂN TẬP CÁC QUY CHẾ, QUY ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1 TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAMCÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1----o0o--- Bắc Ninh-2013
THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂCông ty Cổ phần Lilama 69-1.
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG. Điều 1: Thoả ước lao động này quy định về quyền và nghĩa vụ của hai bên cũng như những phúc lợi xã hội mà người lao động trong công ty được hưởng trong suốt thời gian có hiệu lực của thỏa ước. Những nội dung không được quy định trong thỏa ước sẽ được giải quyết căn cứ vào luật lao động và các văn bản pháp luật liên quan của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 2:Thoả ước này được soạn thảo trên tinh thần của Bộ luật lao động Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và qua sự thương lượng giữa hai bên. Thỏa ước được ký kết với thời hạn 03 năm (theo điều 50 BLLĐ). 2.1- Trong quá trình thực hiện thỏa ước lao động có thể được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung thỏa ước phải được tiến hành theo trình tự như quy trình thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể.
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG. • 2.2- Trước khi thỏa ước hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thỏa ước hoặc ký kết thỏa ước mới. Khi thỏa ước tập thể hết hạn mà hai bên vẫn còn thương lượng, thì thỏa ước vẫn có hiệu lực. Nếu quá 03 tháng kể từ ngày thỏa ước tập thể hết hạn mà thương lượng không đi đến kết quả, thì thỏa ước đương nhiên hết hiệu lực (theo điều 51-BLLĐ). • Điều 3: Hai bên có nghĩa vụ. • 3.1- Người lao động có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) và hợp đồng lao động, chấp hành thời gian lao động, hoàn thành định mức lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm... • 3.2- Ban chấp hành Công đoàn có trách nhiệm tuyên truyền, vận động công nhân lao động thực hiện nghiêm túc các điều khoản của thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã được ký kết. • 3.3- Ban Giám đốc công ty có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể này. Tiến hành ký hợp đồng lao động với người lao động theo đúng quy định của Nhà nước, tạo điều kiện cho người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.
CHƯƠNG II: VIỆC LÀM, ĐẢM BẢO VIỆC LÀM VÀ TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG Điều 4:Ban giám đốc và các phòng ban chức năng công ty có trách nhiệm tìm kiếm thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh; đảm bảo cơ sở vật chất, môi trường làm việc, ổn định việc làm, đảm bảo thu nhập và đời sống cho người lao động. Hàng năm tổ chức Hội nghị người lao động đánh giá kết quả thực hiện TƯLĐTT và bổ sung những nội dung mới (nếu có). Điều 5:Công ty có trách nhiệm bồi dưỡng nâng cao tay nghề và đào tạo lại nghề cho công nhân lao động khi có thay đổi về kỹ thuật, công nghệ sản xuất đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty. Điều 6:Việc tuyển dụng lao động trong công ty do Ban giám đốc công ty xét duyệt và giao cho Phòng tổ chức lao động tiến hành tuyển dụng. Người lao động làm việc trong công ty từ 3 tháng trở lên đều được ký hợp đồng lao động với từng loaị hợp đồng lao động theo quy định của Pháp luật.
CHƯƠNG II: VIỆC LÀM, ĐẢM BẢO VIỆC LÀM VÀ TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG Điều 7:Thời gian thử việc quy định như sau: 7.1- Người lao động làm việc trong công ty phải trải qua thời gian thử việc, đối với lao động làm việc bình thường thời gian thử việc là 30 ngày, đối với lao động đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao thời gian thử việc là 60 ngày. Tiền lương trong thời gian thử việc bằng 70 % mức lương cấp bậc của công việc đó. 7.2- Trong thời gian người lao động thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thoả thuận mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận. Nếu việc làm thử đạt yêu cầu thì công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng lao động đối với người lao động. Điều 8:Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động : Các chế độ trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, trợ cấp ngừng việc cho công nhân, công ty cam kết thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật lao động.
CHƯƠNG III: THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI. Điều 9:Thời gian làm việc. 9.1- Làm việc 8 giờ/ngày, 6 ngày/tuần và mỗi tháng 26 ngày. Nếu có thay đổi thời gian làm việc sẽ điều chỉnh theo quy định của Nhà nước. 9.2- Nếu làm đêm, làm ca 3, độc hại được trả phụ cấp theo chế độ đã quy định. Ngoài ra do đặc điểm của ngành, cần hoàn thành gấp khối lượng và tiến độ; có thể huy động làm thêm giờ, nhưng không quá 4 giờ/người/ngày; 300 giờ/người/năm.
CHƯƠNG III: THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI. Điều 10: Thời gian nghỉ ngơi. 10.1- Nghỉ cuối tuần: ngày chủ nhật 10.2- Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương những ngày lễ sau: - Tết dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 Dương lịch). - Tết âm lịch: 04 ngày (01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch) - Ngày chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 Dương lịch). - Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 Dương lịch). - Ngày Quốc khánh: 01 ngày (ngày 02 tháng 9 Dương lịch). - Ngày giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày ( ngày 10 tháng 3 Âm lịch). Nếu những ngày nghỉ trên trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào những ngày tiếp theo. Do yêu cầu công việc không thể bố trí nghỉ bù được thì được trả lương theo quy định của Bộ luật lao động.
CHƯƠNG III: THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI. Điều 11: Nghỉ phép năm được hưởng nguyên lương. Người lao động làm việc tại công ty đủ 12 tháng thì được nghỉ phép hàng năm là 12 ngày làm việc. Đối với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thời gian nghỉ phép là 14 ngày làm việc và 16 ngày làm việc đối với người lao động làm việc trong môi trường đặc biệt độc hại nguy hiểm. Số ngày nghỉ hàng năm được tăng lên theo thâm niên làm việc, cứ 5 năm làm việc tại công ty được tăng thêm một ngày. Phép năm có thể nghỉ thành nhiều lần, trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ sản xuất và yêu cầu của người sử dụng lao động thì được gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần, nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được người sử dụng lao động đồng ý.
CHƯƠNG III: THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI. Điều 12: Nghỉ việc riêng có lương và nghỉ không hưởng lương. a. Những ngày nghỉ việc riêng người lao động được hưởng nguyên lương - Kết hôn nghỉ 05 ngày. - Con kết hôn nghỉ 03 ngày. - Bố mẹ( cả hai bên vợ và chồng) qua đời, vợ hoặc chồng mất, con mất nghỉ 05 ngày. - Người lao động làm việc ở công trình xa được cộng thêm thời gian đi đường( khoảng cách từ công trình về quê trên 300 km được nghỉ thêm 2 ngày, trên 400 km được nghỉ thêm 03 ngày). - Đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi, mỗi ngày được nghỉ 60 phút để cho con bú. b. Người lao động muốn nghỉ việc riêng không hưởng lương phải có đơn xin phép người sử dụng lao động và được sự đồng ý của người sử dụng lao động mới được nghỉ.
CHƯƠNG IV: TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN THƯỞNG. Điều 13:Tiền lương. 13.1- Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận. Song mức thấp nhất đối với lao động đơn giản, điều kiện làm việc bình thường cũng phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng do nhà nước qui định. a. Cán bộ CNV-LĐ trực tiếp sản xuất được trả lương khoán hoặc lương sản phẩm theo qui chế khoán của Công ty, thời gian làm thêm để hoàn thành khối lượng công việc theo hợp đồng khoán, không được áp dụng chế độ phụ cấp thêm giờ. b. Cán bộ lãnh đạo và CBNV quản lý của Công ty được trả lương theo Quy chế tiền lương nội bộ của công ty do Hội đồng tiền lương, tiền thưởng công ty quyết định phù hợp với Luật lao động. c. Cán bộ công nhân viên cơ quan công ty làm thêm giờ khi người sử dụng lao động có yêu cầu thì được trả lương làm thêm giờ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định 114/2002NĐ-CP ngày 31/12/2002 như sau: - Vào ngày làm việc bình thường theo quy định, ít nhất bằng 150%. - Vào ngày nghỉ hàng tuần quy định tại điều 72 của Bộ luật lao động, ít nhất bằng 200%. - Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương quy định tại các Điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ luật lao động, ít nhất bằng 300%.
CHƯƠNG IV: TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN THƯỞNG. 13.2- Phương thức thanh toán tiền lương. Công ty trả lương trực tiếp, đầy đủ, mỗi tháng một lần vào thời gian từ ngày 20 đến 28 tháng kế tiếp cho người lao động. 13.3- Nâng lương. a. Hàng năm căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn, công ty lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương cho người lao động. b. Căn cứ để nâng bậc lương đối với lao động trực tiếp sản xuất là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đang làm đã có bằng cấp; đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ là tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức và thâm niên làm việc trong công ty. c. Những trường hợp được nâng lương sớm, rút ngắn thời hạn nâng bậc lương (áp dụng theo Thông tư số 18/2008/TT-BLĐTBXH ngày 16/9/2008 của Bộ lao động Thương binh xã hội). Điều 14: Tiền thưởng. Ban Tổng giám đốc công ty cùng bàn bạc thống nhất với Ban chấp hành công đoàn xét, căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty và mức độ hoàn thành công việc của người lao động, Tổng giám đốc thưởng cho người lao động làm việc tại công ty theo Qui chế khen thưởng.
CHƯƠNG V: AN TOÀN LAO ĐỘNG –VỆ SINH CÔNG NGHIỆP. Điều 15: Công ty đảm bảo thực hiện theo quy định của Pháp lệnh bảo hộ lao động, cùng các tiêu chuẩn quy phạm của Việt Nam. 15.1- Công ty có trách nhiệm thành lập Hội đồng bảo hộ lao động, bố trí màng lưới An toàn vệ sinh viên, mỗi tổ sản xuất ít nhất 01 an toàn vệ sinh viên. 15.2- Định kỳ tổ chức tập huấn, huấn luyện cho công nhân về quy trình vận hành máy, biện pháp an toàn lao động, thao tác xử lý các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ…. Đồng thời cung cấp đầy đủ cho người lao động những dụng cụ, phương tiện cần thiết và những trang bị bảo hộ cá nhân thích hợp cho từng ngành nghề. Ban chấp hành Công đoàn công ty có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn hoạt động của màng lưới an toàn vệ sinh viên. 15.3- Mọi cán bộ CNV - LĐ trong công ty phải nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đầy đủ các quy trình, quy phạm an toàn trong lắp đặt, chế tạo, vận hành máy móc, thiết bị, đồng thời phải có ý thức bảo quản các dụng cụ, thiết bị, kịp thời sửa chữa khi có sự cố.
CHƯƠNG V: AN TOÀN LAO ĐỘNG – VỆ SINH CÔNG NGHIỆP. 15.4- Trong quá trình lao động sản xuất mọi cán bộ CNV- LĐ phải sử dụng đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động cá nhân đã được công ty cấp phát, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Nếu làm hư hỏng, mất các trang bị bảo hộ lao động mà không có lý do chính đáng thì phải bồi thường. 15.5- Trường hợp nơi làm việc có nguy cơ gây mất an toàn lao động, người lao động phải báo cáo ngay với người có trách nhiệm để có biện pháp khắc phục. Nghiêm cấm việc mang vũ khí, chất dễ gây cháy, nổ vào công ty cũng như nơi làm việc. Thường xuyên kiểm tra tình trạng an toàn lao động, vệ sinh lao động, thiết bị máy móc sử dụng. 15.6- Hàng năm công ty có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất một lần và mời cơ quan chức năng đo kiểm tra môi trường lao động theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VI: AN NINH, TRẬT TỰ TRONG CÔNG TY. Điều 16 : Cán bộ CNV - LĐ trong công ty phải làm việc đúng giờ quy định, không được đi muộn về sớm, chấp hành nội quy ra vào cơ quan, nhà máy, công trình. Không được đến nơi làm việc trong tình trạng say rượu, bia và các loại nước uống có cồn khác. 16.1- Người lao động phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản công ty, đặc biệt là các dụng cụ, máy móc công ty giao cho cá nhân sử dụng. Nghiêm chỉnh thực hiện đúng nội quy phòng cháy, chữa cháy. 16.2- Thực hiện triệt để tiết kiệm vật tư, không gây lãng phí nguyên liệu, thực hiện đúng định mức. 16.3- Không được phổ biến các tài liệu về kinh tế, kỹ thuật ra ngoài nếu không được phép của Ban giám đốc công ty. 16.4- Không được tự ý rời khỏi nơi làm việc để đến các bộ phận khác mà mình không có trách nhiệm.
CHƯƠNG VII: BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP. Điều 17: Người lao động làm việc trong công ty có ký hợp đồng lao động thời hạn từ 03 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn, công ty có trách nhiệm trích nộp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động với cơ quan Bảo hiểm xã hội theo quy định của Pháp luật. Các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất công ty thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội; mức trợ cấp do Bảo hiểm xã hội chi trả. 17.1- Lao động nữ có thai, thời gian nghỉ việc trước và sau khi sinh con được quy định như sau: a. 4 tháng đối với người làm việc trong điều kiện lao động bình thường. b. 5 tháng đối với người làm công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. c. 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên. d. Trong trường hợp sẩy thai, thai chết lưu thì được nghỉ việc 12 ngày nếu thai dưới 01 tháng; 20 ngày nếu thai từ 01 tháng đến 3 tháng trở lên; 40 ngày nếu thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng; 50 ngày nếu thai từ đủ sáu tháng trở lên.
CHƯƠNG VII: BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP. Điều 18: Trợ cấp tiền tầu xe sẽ được thanh toán cho người lao động theo quy định của nhà nước. Điều 19: Người lao động đã ky hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên, hợp đồng không xác định thời hạn, có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất hàng năm được công ty đài thọ kinh phí về việc thăm quan học tập. Kính phí này tùy thuộc vào tình hình tài chính của công ty.
CHƯƠNG VIII: KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT. Điều 20: Công nhân lao động có sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh được công ty khen thưởng theo quy chế của công ty. Điều 21: Người lao động vi phạm kỷ luật lao động, nội quy lao động công ty tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo điều 84 Bộ luật lao động.
CHƯƠNG IX: CÔNG ĐOÀN. Điều 22: Người lao động làm việc trong công ty có quyền tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn, hoạt động theo Luật công đoàn và Điều lệ công đoàn Việt Nam. Điều 23:Công đoàn công ty là người đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Chủ tịch Công đoàn công ty được dự và tham gia ý kiến trong các cuộc họp có nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động. Ban giám đốc có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tư liệu cần thiết để Công đoàn tham gia có hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho Công đoàn hoạt động, cung cấp các phương tiện cần thiết như : Văn phòng làm việc, các trang thiết bị cần thiết, phương tiện giao thông, liên lạc, văn phòng phẩm.
CHƯƠNG IX: CÔNG ĐOÀN. Điều 24: Trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định thi hành kỷ luật đến mức kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển làm công việc có mức lương thấp hơn, bồi thường vật chất, sa thải người lao động. Tổng giám đốc công ty phải trao đổi và tham khảo ý kiến với Ban chấp hành công đoàn. Công đoàn có quyền tự kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan hữu quan để kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hợp đồng lao động, tuyển dụng, cho thôi việc, tiền lương, tiền thưởng, Bảo hiểm xã hội, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, các chính sách khác liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích của người lao động. Điều 25:Trong trường hợp sản xuất gặp khó khăn, Ban chấp hành Công đoàn cùng Ban giám đốc bàn bạc tìm giải pháp tháo gỡ nhằm duy trì hoạt động của công ty và đảm bảo việc làm cho người lao động.
CHƯƠNG X: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG. Điều 26: Tranh chấp lao động được giải quyết theo những nguyên tắc sau đây: a. Để hạn chế đến mức thấp nhất về tranh chấp lao động, Ban giám đốc công ty bố trí thời gian cùng phối hợp với Ban chấp hành công đoàn hàng năm tổ chức tuyên truyền pháp luật, các chính sách có liên quan đến người lao động. b. Khi xẩy ra tranh chấp lao động về quyền và lợi ích của các bên thì Tổng giám đốc công ty và Ban chấp hành công đoàn cùng Hội đồng hòa giải thương lượng trực tiếp, dàn xếp hòa giải; phương pháp tiến hành giải quyết công khai, kịp thời, nhanh chóng đảm bảo ổn định sản xuất của công ty. Trong trường hợp hòa giải không thành thì báo cáo lên cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. c. Công ty có trách nhiệm thành lập hội đồng hòa giải theo quy định của pháp luật để giải quyết các tranh chấp lao động.
CHƯƠNG XI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH. Điều 27: Thoả ước lao động tập thể đã được Hội nghị người lao động công ty thông qua ngày 26 tháng 3 năm 2011. Cán bộ CNVC - LĐ trong công ty nghiêm túc thực hiện các điều, khoản trong bản TƯLĐTT này. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh sẽ được sửa đổi bổ sung cho phù hợp theo quy định của pháp luật. TƯLĐTT này được lập thành 05 bản: Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh 01 bản, Liên đoàn lao động tỉnh Bắc Ninh 01 bản, Công đoàn Tổng công ty lắp máy Việt Nam 01 bản, Người sử dụng lao động 01 bản và Ban chấp hành công đoàn công ty 01 bản. ……………..oOo………………
THỎA ƯỚC NÀY ĐÃ ĐƯỢC TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN CÔNG TY KÝ DUYỆT VÀ GỬI ĐẾN TẤT CẢ CBCNV TRONG TOÀN CÔNG TY THỰC HIỆN TỪ NGÀY 26/3/2011. • MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ: • Phòng Tổ Chức Lao Động.