180 likes | 223 Views
Name: Website đăng tin mua bán nhà đất, bất động sản - Homedy.com<br>Phone: 093.268.2687<br>Address: Imperia Garden, 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội<br>Category: Real estate agency in Vietnam<br>URL: https://homedy.com/cho-thue-nha-dat-ha-noi<br>Google Site: https://sites.google.com/homedy.com/cho-thue-mat-bang-tai-ha-noi/<br>Twitter: https://twitter.com/DHomedy/status/1037557449191026688
E N D
Cho thue mat bang tai Ha Noi - 093.268.2687 - homedy.com Cho thuê mặt bằng tại Hà Nội ✓ giá rẻ ✓ đông dân cư ✓ vị trí đẹp ✓ phù hợp mọi nhu cầu tìm nhà thuê mặt bằng ✓ Thuê ngắn hạn ✓ Thuê dài hạn ✓ đầy đủ Name: Website đăng tin mua bán nhà đất, bất động sản - Homedy.com Phone: 093.268.2687 Address: Imperia Garden, 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội Category: Real estate agency in Vietnam URL: https://homedy.com/cho-thue-nha-dat-ha-noi Google Site: https://sites.google.com/homedy.com/cho-thue-mat-bang-tai-ha-noi/ Twitter: https://twitter.com/DHomedy/status/1037557449191026688 Cần lưu ý gì khi cho thuê mặt bằng tại Hà Nội 1.Xác định đối tượng cho thuê Khi bạn đăng thông tin cho thue mat bang tai Ha Noi hay sang nhượng lại thì cần xác định rõ đối tượng bạn hướng đến là ai. Căn cứ vào mặt bằng của bạn hiện tại, diện tích mặt bằng, cơ sở vật chất,… để xác định được đối tượng cho thuê nào bạn muốn hướng đến. Ví dụ như mặt bằng của bạn nhỏ ngoài mặt đường hay đầu hẻm thì bạn có thể cho các đối tượng có nhu cầu mở các mặt hàng ăn uống, buôn bán nhỏ thuê. Còn nếu bạn có mặt bằng lớn ngay khu trung tâm thành phố, dân cư qua lại đông đúc, phần mặt bằng bạn cần cho thuê gần các trung tâm mua sắm, khu trung tâm của thành phố thì bạn có thể cho những
người có nhu cầu mở văn phòng hay các phòng tập gym thuê. Việc xác định được đúng đối tượng bạn muốn cho thuê sẽ làm giảm thời gian tìm kiếm đối tượng thuê cũng như việc yên tâm hơn khi đối tượng mình cho thuê là ai. 2.Thời hạn cho thuê Điều quan trọng không kém đó là xác định khoảng thời gian bạn muốn cho thuê mặt bằng là bao lâu, dài hạn hay ngắn hạn. Tùy theo nhu cầu của bạn mà bạn có thể đề xuất một khoảng thời gian thuê hợp lý. Nếu bạn không cần sử dụng mặt bằng vào việc gì đó thì bạn có thể đề xuất ra thời gian thuê dài hạn từ 1 năm trở lên còn nếu bạn chỉ cho thuê một khoảng thời gian ngắn từ 3 tháng đến nửa năm thì cũng phải ghi rõ ràng trước khi cho thuê. Tránh trường hợp tốn thời gian của cả hai bên và còn xảy ra tranh chấp không đáng có. Khi xác định cho thuê mặt bằng dài hạn thì bạn nên xác định rõ mốc thời gian ký hợp đồng lại là khoảng mấy năm 1 lần và xem xét giá cả cho thuê lúc đó như thế nào.
3.Tình trạng cơ sở vật chất lúc bàn giao cho người thuê
Mỗi địa điểm cho thuê có một kết cấu cơ sở vật chất khác nhau phù hợp với từng loại mặt bằng kinh doanh, nếu là cho thuê mặt bằng hàng ăn bình dân thì không cần thuê mặt bằng quá sang trọng . Những cơ sở vật chất cơ bản có thể có sẵn như quạt, tủ, bàn ghế,… một số vật dụng cũ có sẵn từ những người kinh doanh trước để lại nhất là đối với việc cho thuê cửa hàng ăn uống tại Hà Nội, Sài Gòn,…. Trước khi bàn giao cho người mới thuê bạn cần phải kiểm tra xem các dụng cụ đó hoạt động còn tốt không, độ mới và hoạt động của nó như thế nào,… nhớ phải liệt kê đầy đủ các đồ đạc, dụng cụ lúc bàn giao cho người thuê mới tránh trường hợp bên thuê sử dụng hư hỏng và không chịu xử lý phần thiết bị hỏng đó. 4.Đề xuất giá cho thuê Tùy theo diện tích của mặt bằng cho thuê, tình hình dân cư phân bố, địa thế giao thông và các yếu tố khác mà bạn đề xuất ra giá thuê hợp lý. Đối với những khu vực trung tâm thành phố giá mặt bằng cho thuê sẽ thường cao hơn vì những nơi đó dân cư tập trung đông đúc, rất thuận tiện cho các hoạt động mua bán, thu hút lượng lớn khách và vì thế mà giá thuê mặt bằng cũng cao hơn nhiều so với những nơi khác. Bạn cần phải xem xét mặt bằng của
mình cho thuê hướng đến đối tượng nào rồi từ đó ra một cái giá hợp lý và cho thuê. Bạn cũng cần phải tự đưa ra cho mình một khoảng chi phí khi làm thủ tục cho thuê và tạo cho người thuê có cảm giác đây chính là nơi họ cần. Điều này sẽ giúp bạn cho thuê mặt bằng được lâu dài và yên tâm hơn. 5 kinh nghiệm để thuê được mặt bằng kinh doanh tốt 1.Nghiên cứu thật kỹ vị trí, khu vực cần thuê Một điều thường xảy ra hiện nay đó là việc nhiều người kinh doanh thường có xu hướng thích những mặt bằng giá rẻ, thậm chí họ còn không ngại ngần ký hợp đồng thuê mặt bằng đó ngay, sau đó mới tính đến việc thiết lập việc kinh doanh. Cách làm nguy hiểm này có thể dẫn đến những rủi ro lớn về sau. Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, lựa chọn khôn ngoan nhất đối với những người thuê mặt bằng kinh doanh đó là: “Rẻ chưa đủ - Phải phù hợp”. Chẳng hạn trường hợp một người đi thuê mặt bằng kinh doanh thông minh sẽ sẵn sàng chi ra từ hàng chục triệu đến vài trăm triệu đồng để thuê một mặt bằng kinh doanh nằm ở vị trí
có thể đem lại cho họ doanh thu tốt, chứ họ không bỏ ra vài triệu đồng để thuê một điểm kinh doanh có nguy cơ ế ẩm. Một số câu hỏi người trẻ khi thuê mặt bằng kinh doanh cần phải nhớ đó là: Khu vực này có khả thi không? Khu vực này có thể tìm thấy nhiều khách hàng tiềm năng không? Mức sống của người dân tại khu vực này là bao nhiêu? 2. Xác định thông tin đối tượng khách hàng tiềm năng Bên cạnh bước chọn vị trí thì đây là bước quan trọng và cần phải thu thập rất nhiều thông tin một cách tỉ mỉ, chi tiết dựa qua 3 trình tự sau đây: ● Thứ nhất , sàng lọc thông tin về nhân khẩu học: Khách hàng tại khu vực bạn sẽ kinh doanh chủ yếu là nam hay nữ, độ tuổi trung bình của họ là bao nhiêu? ● Thứ hai, sàng lọc thông tin về sản phẩm: Những người dân tại khu vực này đang sử dụng những sản phẩm gì tương đồng với sản phẩm của bạn đang dự định kinh doanh? Mức giá mà họ chi trả là bao nhiêu cho từng sản phẩm và mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm đó không? Thứ ba , sàng lọc thông tin về đối thủ cạnh tranh: Những đối thủ cạnh tranh đang bán ● những sản phẩm gì? Tại sao họ lại bán những sản phẩm như vậy? Họ có điểm gì nổi bật?
Những câu hỏi này đang là bài tập trắc nghiệm mà hầu hết các chuỗi bán lẻ chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và cả nước ngoài đang làm. Nói một cách cụ thể đó là quá trình khảo sát nghiên cứu thị trường. Nếu nguồn lực của bạn hạn chế, bạn càng phải dành nhiều thời gian hơn cho bước sàng lọc mặt bằng nhằm giảm tối thiểu rủi ro trước khi bắt tay vào làm thực tế. 3.Tìm kiếm và sàng lọc mặt bằng Khi đến bước này, người trẻ đang cần thuê mặt bằng kinh doanh phải tìm kiếm các thông tin về giao dịch bất động sản (listing) phù hợp với loại hình kinh doanh và ngân sách mà mình đang có. Nguồn thu thập thông tin thì rất đa dạng, có thể đến từ môi giới, báo chí, các trang web, lái xe trên đường hoặc hỏi trực tiếp chủ nhà... Điểm cần lưu ý nhất trong giai đoạn này là hãy đưa ra những tiêu chí thật cụ thể phù hợp với loại hình kinh doanh của mình để nhanh chóng sàng lọc đi những thông tin không cần thiết. Các tiêu chí sàng lọc bao gồm : diện tích, số lượng khách, ngân sách, vị trí chiến lược... Hãy mô tả những tiêu chí cụ thể qua bước tính toán phía trên cho nhân viên môi giới để họ có thể tìm nhanh chóng và phù hợp các bất động sản cho bạn. Phải sắp xếp một chuyến đi thực tế tới tất cả các địa điểm đã được sàng lọc để nắm thêm thông tin chi tiết. Nên nhớ: “Hãy dành 80% thời gian để sàng lọc giao dịch, 20% đi xem và thương lượng”. Đừng làm ngược lại vì sẽ tốn thời gian vô ích. 4.Thương lượng với chủ cho thuê mặt bằng kinh doanh Có một nguyên tắc bất di bất dịch trong khi thương lượng là: “Hãy dành thời gian đôi co một chút". Y như chơi kéo co, nếu thắng ngay lập tức, bạn sẽ té nhào. Đừng vội chấp nhận lời chào giá của chủ nhà, chủ đất. Nếu như họ thực sự muốn cho thuê, họ sẽ chấp nhận thương lượng. Chấp nhận sớm sẽ làm cho chủ nhà/chủ đất cảm thấy bị “hớ” và rất có thể họ sẽ ngừng giao dịch đó đột ngột. Nguyên tắc kế tiếp là thương lượng dựa trên triết lý “Đôi bên cùng thắng”. Người đi thuê mặt bằng sẽ đạt được thứ mà họ thương lượng trên cơ sở hai bên cùng thắng. Nếu kết thúc hợp đồng mà chủ nhà không ký tái tục thì đối với bên đi thuê cũng là sự mất mát do việc kinh doanh đã ổn định, khách đã quen địa điểm và đã có thương hiệu. Nếu chủ mặt bằng không được lợi ích thỏa đáng, họ có thể tìm cách phá rối để lấy lại nhà. Một nguyên tắc nữa cần lưu ý là tuyệt đối tránh cảm xúc lên quá cao khi chọn mặt bằng. Nếu mặt bằng tốt nhưng vượt quá ngân sách hoặc không phù hợp với tiêu chí kinh doanh, hãy mạnh dạn bỏ qua nó.
5.Xúc tiến hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh Đây là bước cuối cùng nhưng cực kỳ quan trọng. Mọi thứ sau khi hai bên thương lượng phải được ghi chép cụ thể bằng hợp đồng. Một số điểm cần lưu ý khi làm hợp đồng thuê mặt bằng: * Thứ nhất, hợp đồng thuê bắt buộc phải có đủ 7 điểm, bao gồm: giá thuê, tiền cọc, diện tích thuê, thời gian thuê, tăng giá hằng năm, ngày bàn giao mặt bằng và tình trạng mặt bằng lúc bàn giao. * Thứ hai , nên công chứng hợp đồng tại bất kỳ phòng công chứng Nhà nước hay phòng công chứng tư nhân nào. Ở bước này, công chứng viên sẽ xác nhận giúp bạn xem đó có phải là người chủ thật sự của mặt bằng cho thuê đó hay không. * Thứ ba , bạn cần thỏa thuận rõ các chi phí liên quan trong hợp đồng, bao gồm: chi phí công chứng, chi phí xây dựng sửa chữa (nếu có), thời gian sửa chữa... Nếu trong trường hợp bạn không am hiểu về pháp lý thì hãy nhờ luật sư hoặc những người có kinh nghiệm soạn thảo sẵn mẫu hợp đồng cho bạn.
Mặt bằng cho thuê tại Hà Nội vẫn khá nhiều dư địa Theo đơn vị tư vấn, sau giai đoạn chạm đáy, thị trường văn phòng Hà Nội đang quay lại trên đà phục hồi và tăng trưởng. Nếu mấy năm trước đây, tỷ lệ lấp đầy của các tòa nhà văn phòng chỉ khoảng 70% - 80% và các chủ đầu tư đã phải nỗ lực rất nhiều trong hoạt động tiếp thị marketing và các chương trình ưu đãi để thu hút khách thuê thì đến nay tình hình hoạt động của thị trường đã có sự cải thiện đáng kể. Số liệu trong ấn phẩm mới nhất của Savills "Vietnam Office Outlook (Triển vọng thị trường văn phòng Việt Nam) 2018:", cho biết, công suất cho thuê trung bình toàn thị trường Hà Nội trong năm 2017 đạt 92% với giá thuê trung bình ở mức 35,2 USD/m2/ tháng, tăng 2.,6% so với năm 2016. Đây là những số liệu khá khả quan, nếu xét tương quan với các thị trường trong khu vực là ở mức khá cao. Tuy vậy, tiềm năng của thị trường chưa thực sự được tận dụng bởi nguồn cung mặt bằng văn phòng tại Hà Nội hiện chỉ đạt 1,6 triệu m2, chưa bằng 20% so với nguồn cung của các thị trường như Bangkok, Kuala Lumpur hay Jakarta.
Savills cho rằng, điều này cho thấy thị trường văn phòng Hà Nội còn rất nhiều dư địa để phát triển, hứa hẹn cơ hội rất lớn cho các chủ đầu tư. Tuy nhiên, theo ông Bùi Trung Kiên, Giám đốc bộ phận cho thuê thương mại Savills Hà Nội, tình hình hoạt động khả quan của toàn thị trường không đảm bảo kết quả hoạt động tốt của tất cả các tòa nhà văn phòng trên địa bàn Hà Nội. Do đó, lời khuyên của Savills dành cho các chủ đầu tư chính là tập trung vào yếu tố chất lượng. Trước đó, trong báo cáo thị trường quý 4/2017 của Savills Việt Nam, đơn vị này cũng nhấn mạnh: các tòa nhà hạng C, tuy có công suất cho thuê đạt 99% nhờ giá thuê thấp, hiện không còn được lòng các khách hàng doanh nghiệp. Khảo sát về độ hài lòng của khách thuê đối với phân khúc này cho thấy còn khá thấp do chất lượng xuống cấp, khâu quản lý và vận hành không được chú trọng cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa được tập trung phát triển. Trong khi đó, thị hiếu của khách thuê đang dần thay đổi và được nâng cấp; chất lượng của mặt bằng văn phòng đang ngày càng được chú trọng hơn. Savills ghi nhận nhiều giao dịch lớn trên thị trường trong thời gian gần đây xuất phát từ nhu cầu nâng cấp mặt bằng của các doanh nghiệp công nghệ, chuyển từ tòa nhà hạng C hoặc B sang văn phòng hạng A. Điều này góp phần làm nên kết quả hoạt động tốt của các tòa nhà chất lượng như Lotte, CornerStone, PVI Tower hay Horizon Tower", ông Hiếu nói. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, trong thời gian tới, khu vực 4 quận nội thành Hà Nội dự kiến vẫn sẽ là điểm nóng thu hút khách thuê cho đến khi các dự án giao thông công cộng của thành phố như tuyến đường sắt trên cao, các cây cầu vượt và tuyến đường vành đai được hoàn thiện và đi vào hoạt động. Với số lượng diện tích còn trống khá hạn chế, thị trường sẽ tiếp tục ngóng chờ các mặt bằng thương mại chất lượng mới, hứa hẹn nhiều cơ hội cho các chủ đầu tư uy tín trong phân khúc văn phòng tại Hà Nội.
Cách đàm phán thuê mặt bằng Thay vì dọn đến một mặt bằng khác, tìm cách thương lượng lại giá thuê với chủ mặt bằng hiện tại sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Hiện nay, thế giới vẫn còn trong cơn bão khủng hoảng kinh tế và tất nhiên, Việt Nam cũng chưa thể thoát khỏi tầm ảnh hưởng của cơn bão này. Để tiếp tục tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam phải cân nhắc rất nhiều loại chi phí, nhất là tiền lương và chi phí hoạt động. Nhưng có một loại chi phí lớn luôn bắt buộc phải trả làm không ít doanh nghiệp đau đầu là phí thuê mặt bằng kinh doanh. Ở Việt Nam, các hợp đồng thuê mặt bằng thường được ký với thời hạn từ 5-10 năm. Sau thời gian này, bên thuê và cho thuê có thể thương lượng lại. Thông thường, người chủ mặt bằng chẳng phải lo ngại gì ngoài việc chờ xem khách hàng hiện tại có dời đi không, khi nào thì khách mới đến đặt vấn đề thuê chỗ trống đó. Nhưng lúc này, khủng hoảng kinh tế đã làm cho tình hình có vẻ khác.
Để tiết kiệm khoản chi này, một số doanh nghiệp quyết định chuyển đến một mặt bằng khác rẻ hơn, số khác lại chọn cách đàm phán lại hợp đồng. Vấn đề là kiểu hợp đồng nào thì có khả năng đàm phán để đề nghị giảm phí cho thuê. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó giá thuê mà chủ mặt bằng có thể chấp nhận được và chi phí của việc khách thuê hiện tại chuyển mặt bằng sang nơi khác là 2 yếu tố quan trọng nhất. Thực tế hiện nay, giá thuê mặt bằng có thể giảm từ 10-50%, phổ biến nhất là mức 30%. Nhưng liệu tất cả chủ cho thuê đều chấp nhận giảm 30% giá hay cứ khăng khăng giữ giá cũ hoặc tăng giá để chịu... mất khách? Trước khi bước vào thương lượng chính thức, doanh nghiệp cần nghiên cứu, chuẩn bị thông tin và hợp đồng thật kỹ. Chắc chắn rằng một khi đã muốn giữ khách, người chủ mặt bằng sẽ chấp nhận giảm giá thuê đến một mức nào đó. Tình hình kinh tế hiện nay cũng không cho các chủ mặt bằng nhiều sự lựa chọn, họ cũng gặp khó khăn nên sẽ sẵn sàng hợp tác để giữ khách và có thể chấp nhận những giải pháp hợp lý. Trong trường hợp thỏa thuận hợp đồng không thành, bạn vẫn còn một cách khác: Cứ việc bước thẳng ra đường và chọn mặt gửi vàng ở một địa điểm vẫn còn chờ người đến thuê. Trong tình hình nguồn cung văn phòng đang cao hơn cầu như hiện nay, chắc chắn bạn sẽ được người chủ khác chào đón. Nhưng trước hết, tìm mọi cách để thương lượng lại hợp đồng thuê mặt bằng cũ vẫn là giải pháp tối ưu. Việc hiểu rõ thị trường có thể giúp ích rất nhiều trong thương lượng, do đó hãy cố nắm bắt và cập nhật thông tin hằng ngày. Một khi đã e dè không muốn mất khách, chủ thuê sẽ sẵn lòng giảm bớt một khoản giá đáng kể. Đặc biệt, nếu khách hàng là một ngân hàng hay cửa hàng cà phê có tên tuổi thì chủ mặt bằng lại càng khó lòng để họ dọn sang nơi khác. Tuy nhiên, một số khách thuê là doanh nghiệp hay tập đoàn, dù có tiềm lực tương đối vững vẫn muốn chủ thuê linh động trong việc thanh toán và đặt tiền cọc. Hiện nay, người thuê có thuận lợi hơn so với chủ thuê nên có thể dễ dàng đưa ra yêu cầu. Vì mong muốn lớn nhất của đa số chủ thuê hiện nay là có được khách hàng bền vững. Chẳng một ai muốn bỏ mất một khoản thu nhập vào lúc này, bởi có thể phải mất nhiều tháng, thậm chí vài năm mới có thể tìm được đối tượng khác để cho thuê. Và chiến lược hữu hiệu dành cho các doanh nghiệp có nguồn tài chính dồi dào mà vẫn mong được giảm bớt chi phí thuê là đề nghị gia
hạn hợp đồng. Chủ thuê vẫn có thể chấp nhận giảm đến 35% với một hợp đồng cam kết từ 2-5 năm. Và sau cùng, trong bối cảnh nền kinh tế lúc này, đừng nên xem chi phí nào là cố định. Mọi khoản chi đều có thể kiểm soát được và cắt giảm. Sau đây là một số thủ thuật bạn có thể áp dụng khi thương lượng với chủ thuê: Không nên chần chừ: Ngay trong lúc khó khăn này, hãy nói rõ tình hình kinh doanh của bạn với chủ cho thuê mặt bằng, điều này sẽ giúp cho việc thương lượng hợp đồng có hiệu quả hơn. Mặt khác, nó cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm thêm một khoản chi phí khi di dời đến chỗ thuê mới, cho dù chỗ đó có rẻ hơn. Hiểu rõ tình hình của khu vực đang thuê: Trong bất kỳ cuộc thương lượng nào, việc nắm được nhiều thông tin thị trường luôn cần thiết. Thứ nhất, hãy xem xét xung quanh nơi bạn đang thuê có nhiều chỗ trống hay không? Nếu vẫn còn, chủ thuê sẽ rất mong tiếp tục hợp tác với bạn. Thứ hai, những công ty khác đang thuê có thanh toán cùng một mức giá thuê như bạn hay không? Nếu lúc này bạn thanh toán mức giá thấp hơn giá thị trường thì không nên “mạo hiểm” thay đổi bằng cách thương lượng. Nhưng ngược lại, nếu giá cao hơn giá thị trường, bạn cần nói lại cho chủ mặt bằng biết điều đó. Điều này sẽ giúp bạn xác định được thời gian, chi phí và sự gián đoạn công việc nếu chuyển văn phòng sang một nơi khác. Linh hoạt với giá thuê: Một hợp đồng thuê mặt bằng thường bao gồm giá thuê mặt bằng hàng tháng cộng thêm chi phí một số dịch vụ khác như phí quản lý, điện, máy lạnh, nước, bảo hiểm. Các chi phí này đều có thể được yêu cần giảm bớt và cân đối lại sao cho hợp lý hơn dựa trên thời gian thuê trước đó. Nếu chủ mặt bằng không chịu thay đổi giá thuê, bạn vẫn có thể giảm chi phí bằng cách đề nghị họ tạm thời không thu tiền thuê trong một thời gian ngắn, đợi tình hình kinh doanh hồi phục dần. Ghi lại mọi diễn tiến: Hiện nay, chủ thuê có thể chấp nhận giảm giá để đổi lấy sự ổn định. Nếu hợp đồng đang gần kết thúc ở một thời điểm mà người chủ cho rằng mình có thể gặp phải khó khăn nếu không tiếp tục cho thuê, khi đó bạn có thể dễ dàng đề nghị tiếp tục được ở lại lâu hơn và hưởng được một mức giá thuê thấp hơn trước đó.
Tóm lại, cách tốt nhất để thương lượng lại hợp đồng cho thuê mặt bằng là tiến hành theo kiểu “đo ni đóng giày”, phù hợp với tình hình kinh doanh của từng doanh nghiệp và yêu cầu từ phía chủ mặt bằng. Bí quyết thành công nằm ở chỗ phải tiến hành cuộc trao đổi trong một không khí càng cởi mở, thẳng thắn càng tốt. Lựa chọn vị trí thuê mặt bằng kinh doanh shop Lựa chọn địa điểm kinh doanh shop Việc lựa chọn địa điểm để thuê mặt bằng kinh doanh là bước quan trọng đầu tiên quyết định sự thành công của bạn. Theo đó, địa điểm thuê mặt bằng kinh doanh của bạn phải đảm bảo các yếu tố như: nằm trên trục đường chính, giao thông thuận lợi, đông dân cư và đặc biệt là phải vừa túi tiền. Việc thuê mặt bằng kinh doanh nằm trên những trục đường chính, có giao thông thuận lợi lại kế bên khu dân cư sẽ giúp chúng ta trong việc giảm thiểu chi phí quảng cáo. Đồng thời việc di chuyển dễ dàng thu hút khách tới với shop nhiều hơn thay vì phải đợi chờ hay đi xa. Thuê mặt bằng vừa túi tiền đẹp, thuận lợi thì ai cũng thích nhưng phải đảm bảo nó vừa với túi tiền. Việc thuê cửa hàng kinh doanh với giá tiền quá lớn sẽ gây áp lực trong việc chi trả tiền mặt bằng, xấu hơn có thể làm thâm hụt vốn. Lựa chọn địa điểm mở mặt bằng kinh doanh theo đối tượng Tùy vào mặt hàng kinh doanh mà có thể lựa chọn về địa điểm phù hợp với đối tượng. Việc mở các cửa hàng kinh doanh theo đối tượng giúp cho các chủ cửa hàng làm ăn phát đạt lại đỡ tốn chi phí cho quảng cáo. Cụ thể như: trước các trường học luôn có các cửa hàng ăn nhanh, quán ăn vặt, trà sữa; trước cổng bệnh viện thì đầy các cửa hàng bán cơm, bún, cafe rất đắt khách… Đừng cố thay đổi hay chứng minh bản thân bằng cách đi ngược lại quy luật này. Việc cố gắng mở một quán cafe cao cấp trước một trường học hay mở một cửa hàng kinh doanh
thời trang trước cổng bệnh viện sẽ là một quyết định sai lầm. Quyết định đó sẽ dẫn bạn tới bờ vực phá sản trong tương lai gần vì thiếu đối tượng khách hàng cần thiết. Lựa chọn địa điểm mở shop kinh doanh theo tiện ích Các tiện ích đi kèm cũng là yếu tố quyết định sự thành công khi quyết định thuê mặt bằng kinh doanh. Có thể thấy sự mất cân bằng trong cán cân cung – cầu hiện nay. Đa số lượng cung đều nhiều hơn cầu vì vậy những yêu cầu của các vị “thượng đế” lại ngày càng cao. Vì vậy, khi lựa chọn địa điểm thuê mặt bằng mở shop kinh doanh cũng cần lưu ý đến những yếu tố tiện ích này. Cụ thể, mặt bằng nên ở trên đường lớn, giao thông thuận lợi nhưng phải là đường 2 chiều, không nên thuê mặt bằng ở gần ngã 3 hay ngã tư đèn đỏ rất khó khăn trong di chuyển. Các cửa hàng phải có chỗ để xe thuận tiện và dễ dàng cho khách. Việc cửa hàng có nhân viên bảo vệ giúp khách dắt xe và bảo vệ tài sản cũng khiến cho khách yên tâm hơn trong việc mua hàng và có ý định quay lại. Lựa chọn địa điểm mở shop theo phong thủy Theo văn hóa Á đông nói chung và người Việt ta nói riêng việc xem phong thủy để lựa chọn địa điểm mở mặt bằng không phải là điều xa lạ. Hướng thuê mặt bằng kinh doanh hợp với mệnh của gia chủ sẽ giúp các bạn làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Mặt khác, khi chọn mặt bằng kinh doanh chúng ta cũng cần chú ý đến hướng nắng, hướng gió làm sao để cho nắng không hắt vào không gian cửa hàng gây ra nóng bức, khó chịu… Trong kinh doanh người ta kỵ thuê mặt bằng theo hình chữ T hoặc chữ Y. Theo phong thủy, người ta cho rằng khi thuê mặt bằng kinh doanh ở hướng này sẽ dễ gặp sát khí ập vào gây ảnh hưởng tới việc kinh doanh. Một số yếu tố tác động khác
Bên cạnh việc lựa chọn địa điểm để thuê mặt bằng kinh doanh đẹp, phù hợp với đối tượng khách hàng thì chúng ta cũng cần lưu ý một số yếu tố tác động khác. ● Chất lượng sản phẩm: Trong kinh doanh chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất. Khi chất lượng sản phẩm của bạn có tốt thì những yếu tố như địa điểm shop kinh doanh sẽ là điểm cộng tuyệt vời thu hút khách hàng cho bạn. ● Ngoài ra, việc bài trí shop kinh doanh đẹp mắt, thu hút cùng với nhân viên bán hàng dễ thương, nhiệt tình cũng là cách để kích thích sức mua từ khách hàng. ● Yếu tố quảng cáo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của một cửa hàng kinh doanh. Dù bạn có mặt bằng tốt, sản phẩm tốt, nhân viên nhiệt tình nhưng thiếu sự đầu tư về quảng bá thương hiệu thì bạn cũng tự đánh mất đi cho mình một lượng khách hàng tiềm năng. Có thể nói để kinh doanh thành công ngoài các yếu tố về chất lượng sản phẩm và nhân sự thì yếu tố địa điểm mặt bằng cửa hàng kinh doanh là quan trọng nhất. Việc chúng ta lựa chọn mặt bằng kinh doanh tốt sẽ quyết định tới 50% sự thành công trong việc kinh doanh của mình. Bài viết hữu ích Cho thuê mặt bằng tại Hà Nội Cho thue mat bang tai Ha Noi Tìm mặt bằng cho thuê tại hà nội Tim mat bang cho thue tai ha noi Mat bang cho thue tại ha noi Cho thuê mặt bằng kinh doanh tại hà nội Cho thue mat bang kinh doanh tai ha noi Giá cho thuê mặt bằng tại hà nội Thuê mặt bằng hà nội Cho thuê mặt bằng làm văn phòng tại hà nội Cho thue mat bang lam van phong tai ha noi Cho thuê mặt bằng nhỏ tại hà nội Cho thue mat bang nho tai ha noi Thuê mặt bằng kinh doanh tại hà nội Thue mat bang kinh doanh tại ha noi Thuê mặt bằng kinh doanh giá rẻ tại hà nội Thue mat bang kinh doanh gia re tại ha noi Thuê mặt bằng tại hà nội Thue mat bang tai ha noi
Cần thuê mặt bằng kinh doanh tại hà nội Can thue mat bang kinh doanh tai ha noi Thuê mặt bằng kinh doanh hà nội Cho thuê mặt bằng kinh doanh hà nội Cho thuê mặt bằng hà nội Gia cho thue mat bag tai ha noi Bài viết liên quan https://goo.gl/DBTM3J https://goo.gl/H2mNWU https://goo.gl/Xo8bBG https://goo.gl/Z2s9vv https://goo.gl/84dLMZ https://goo.gl/AvLLpW https://goo.gl/DNkx5x https://goo.gl/L16D2M https://goo.gl/zwdGZf https://goo.gl/P4Cqed https://goo.gl/KCh8wW https://goo.gl/AizE7v https://goo.gl/PCZNv7 https://goo.gl/WGZvXZ https://goo.gl/sT1xCX https://goo.gl/LjaJVe https://goo.gl/q7fNyi https://goo.gl/VaS4xZ https://goo.gl/jwvLVJ https://goo.gl/mPQSeg https://goo.gl/gBmECS https://goo.gl/yU4W6W https://goo.gl/73CPY3 https://goo.gl/EvSkJL https://goo.gl/hYDrf7