110 likes | 126 Views
Granet (Granat) lu00e0 mu1ed9t lou1ea1i khou00e1ng vu1eadt cu00f3 ru1ea5t nhiu1ec1u biu1ebfn thu1ec3 mu00e0u su1eafc khu00e1c nhau tru1eeb mu00e0u lam. Tuu1ef3 thuu1ed9c vu00e0o mu00e0u su1eafc mu00e0 giu00e1 tru1ecb cu1ee7a granat ru1ea5t thay u0111u1ed5i, trong u0111u00f3 lou1ea1i cu00f3 giu00e1 tru1ecb cao nhu1ea5t lu00e0 biu1ebfn thu1ec3 mu00e0u lu1ee5c (uvarovit) cu00f3 giu00e1 tru1ecb hu00e0ng ngu00e0n USD/cts.
E N D
Garnet ( Ngọc Hồng Lựu ) phongthuyhomang.vn/garnet-ngoc-hong-luu/ Garnet (Granat) có tên gọi bắt nguồn từ tiếng La tinh Granatus – có nghĩa là “Hạt, Hột”, có thể để chỉ tới quả thạch lựu (Punica granatum) vì các tinh thể của một số loại Granat có hình dáng, kích thước, màu sắc tương tự như hạt của quả thạch lựu. Từ năm 1803 thuật ngữ “Granat” được dùng cho cả nhóm khoáng vật này. Tên gọi khác, biến thể: Bechita-Chevert (Tên gọi Granat trong tiếng Nga cổ), Cabun cul (Granat Có Màu Đỏ Rực), leikgranat (Granat Trong Suốt Không Màu), Melannit Sorlomit (Granat Màu Tối Gần Như Đen). Cũng giống như một số khoáng vật khác granat cũng là một loại khoáng vật có rất nhiều biến thể màu sắc khác nhau trừ màu lam. Tuỳ thuộc vào màu sắc mà giá trị của granat rất thay đổi, trong đó loại có giá trị cao nhất là biến thể màu lục (uvarovit) có giá trị hàng ngàn USD/cts. Đã từ lâu, người ta tin rằng mang theo granat bên mình có thể phòng ngừa được tai nạn và sẽ không gặp ác mộng. Granat đại diện cho những người sinh vào tháng Giêng. 1. Cấu Trúc Tinh Thể : 1/11
Granat là nhóm khoáng vật silicat (nesosilicat) có công thức chung A3B2(SiO4)3. Vị trí A thường là các cation hóa trị +2 (Ca2+, Mg2+, Fe2+) và vị trí B là các cation hóa trị +3 (Al3+, Fe3+, Cr3+) trong một hệ bát diện/tứ diện với [SiO4]4− chiếm các đỉnh của tứ diện. Granat thường được tìm thấy ở dạng hình đơn là hình 12 mặt, nhưng cũng hay được tìm thấy ở dạng hình 24 mặt thang. Chúng kết tinh trong hệ lập phương, có ba trục với độ dài đơn vị bằng nhau và vuông góc với nhau. Granat không thể hiện cát khai, vì thế khi chúng đứt gãy dưới ứng lực, các miếng không đều và sắc nhọn được tạo ra. Những tinh thể granat trong đá trông như hạt của quả lựu, bao gồm 6 dạng khoáng vật là Almandin, Grossular, Andradit, Pirop, Spessartit, Uvariovit với màu sắc của các dạng khoáng vật rất đa dạng (Đỏ, Đỏ Sẫm, Hồng, Đen, Đỏ Nâu, Da Cam, Vàng, Phớt Lục…) được tạo bởi các ion crom, sắt, mangan. Granat tạo thành 2 loạt dung dịch rắn: 1. Pyrop – Almandin – Spessarit (gọi chung là Pyralspit). 2. Uvarovit – Grossular – Andradit (gọi chung là Ugrandit). Thành Phần Hóa Học Của Granat: 2/11
Trong thành phần của granat đôi khi còn lẫn K2O, Na2O, cả P2O5, V2O5, ZrO2, BeO, … 2. Tính Chất Vật Lý Và Quang Học: Các dạng Granat được tìm thấy với nhiều màu như Đỏ, Cam, Vàng, Lục, Lam, Tía, Nâu, Đen, Hồng và Không Màu. Hiếm nhất trong số này là Granat Lam, được phát hiện cuối thập niên 1990 tại Bekily, Madagascar. Nó cũng được tìm thấy tại một vài nơi ở Hoa Kỳ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Nó đổi màu từ Lục – Lam trong ánh sáng ban ngày thành tía trong ánh sáng đèn nóng sáng (đèn dây tóc), như là kết quả của lượng tương đối cao vanadi (khoảng 1% trọng lượng tính theo V2O3). Các dạng Granat đổi màu khác cũng tồn tại. Trong ánh sáng ban ngày, khoảng màu của chúng từ các sắc thái lục, be, nâu, xám và lam, nhưng trong ánh sáng đèn nóng sáng, chúng dường như có màu hồng ánh đỏ hay ánh tía. Do sự thay đổi màu của chúng nên chúng dễ bị nhầm lẫn là Alexandrite. Các tính chất vật lý của các khoáng vật trong nhóm granat được cho theo bảng dưới đây: 3. Nguồn Gốc Và Phân Bố: 3.1. Nguồn Gốc: Granat được thành tạo chủ yếu trong các đới biến chất tiếp xúc trao đổi phát sinh do tác dụng của các macma axit với đá cacbonat ở điều kiện nhiệt độ tương đối cao. Thường thấy những khối đặc xít hoặc là thành phần của các skarn với các khoáng vật silicat vôi như diopxit, epidot, hedenbecgit… Ngoài ta còn gặp granat trong granit, pecmatit, kimbeclit. 3/11
– Pyrop: Thường liên quan tới các đá siêu bazơ như peridotit, kimbeclit và các sản phẩm biến đổi của chúng. – Spexactin: Thường gặp trong các đá granit pecmatit hoặc các đá giàu silic. – Andradit: Thường được hình thành trong các đới biến chất tiếp xúc đặc biệt là tiếp xúc giữa macma bazơ giàu Fe với đá hoa. – Grozule: Đặc trưng cho cả quá trình biến chất nhiệt và biến chất khu vực. – Anmandin: Thường là sản phẩm của quá trình biến chất nhiệt. – Uvarovit: Thường gặp trong các thân skarn. 3.2. Phân Bố: Ở Việt Nam grozule thấy trong đá vôi kết tinh ở Thanh Mọi (Lạng Sơn), Trọng Lộc (Quảng Nam). Andradit gặp nhiều trong đá vôi tiếp xúc ở Tĩnh Túc, Thái Nguyên, Thanh Mọi, Phong Thổ. Anmandin thấy ở Lào Cai, trong pecmatit và trong phiến kết tinh ở Yên Bái. Granat có giá trị trang sức trên thế giới chủ yếu được khai thác ở Sri Lanka, Ấn Độ, Madagasca, Brazil, Alaska và Băng đảo. Pyrop thường gặp trong các ống nổ của vùng Kimbecley, De Beers, ít hơn ta gặp ở Arizona, New Mexico, Zimbabwe, Braxin, úc… Spexactin gặp ở Sri Lanka, Madagasca, Braxin và một lượng nhỏ từ San Diego, California. Demantoit và Uvarovit được phát hiện ở vùng núi Ural và một số khu vực khác ở Hymalaya. 4. Mài Cắt: Granat trong suốt có thể được mài cắt ở các dạng khác nhau: kiểu kim cương (Brilliant Cut), kiểu bậc (Emerald cut), hay kiểu hỗn hợp (Mixed Cut). Đối với anmandin hay pyrop nếu có tông màu quá tối người ta thường mài ở dạng cabochon trống đáy (hollowed cabochon). Dạng cabochon cũng có thể dùng cho loại grozule có màu lục bán trong. Với loại tsavorit có màu lục tối người ta thường mài kiểu Emerald hoặc kiểu gối cổ (antique cushion) và khi có tông màu sáng hơn người ta lại mài ở kiểu oval hỗn hợp. 5. Các Dạng Granat : – Anmandin: anmandin có màu đỏ rất dễ nhầm với ruby kể cả ruby tổng hợp và đôi khi cũng nhầm với thuỷ tinh màu đỏ. Tuy nhiên có thể dễ dàng phân biệt với ruby bởi tính dị hướng, bên cạnh đó ruby thường phát huỳnh quang mạnh hơn dưới tia cực tím sóng dài còn anmandin thì không. Phân biệt với rubelit bởi tính lưỡng chiết và đa sắc. 4/11
– Pyrop : Người ta rất dễ nhầm pyrop với spinel bởi chúng có màu sắc và một số thuộc tính gần trùng nhau. Dấu hiệu để phân biệt có ý nghĩa nhất là giá trị chiết suất của chúng. Pyrop thường có chiết suất > 1,73 trong khi đó spinel có giá trị chiết suất < 1,72. Dấu hiệu thứ hai có thể căn cứ vào là đặc điểm bao thể. Trong spinel thường chứa các bao thể dạng 8 mặt tự hình trong khi đó pyrop thường chứa các bao thể dạng hạt tòn cạnh có độ nổi thấp và các bao thể dạng kim. Đôi khi ta cũng hay nhầm pyrop với những viên ruby có màu tối khi đó bằng việc xem xét tính đẳng hướng, dị hướng quang học và đặc tính phát quang ta dễ dàng phân biệt chúng (cần chú ý một điều pyrop nhiều khi cũng có hiệu ứng giả dị hướng). Bên cạnh đó cũng có thể dùng tính đa sắc để phân biệt pyrop không trở thành đỏ sáng dưới ánh sáng mạnh. Trước kia khi giá của pyrop còn cao chúng được làm giả bằng thuỷ tinh, nhưng cũng dễ phân biệt bởi thuỷ tinh có độ cứng thấp hơn. Pyrop không được tổng hợp trong công nghiệp. 5/11
– Spessartine: Với giá trị chiết suất cao spessartine rất dễ nhầm với zircon và một số loại granat khác, tuy nhiên có thể căn cứ vào tính đẳng, dị hướng để phân biệt với zircon, căn cứ vào giá trị chiết suất, tỷ trọng, phổ hấp thụ để phân biệt với các loại granat khác. Giá trị của spessartine cao hơn pyrop và anmandin chút ít và ngang với giá của rhodolit. Không được làm giả và cũng không được sản xuất trong công nghiệp. 6/11
– Grozule : Dễ nhầm với topaz tuy nhiên topaz có giá trị chiết suất thấp hơn, cũng có thể căn cứ vào đặc điểm bao thể để phân biệt chúng, grozule thường chứa các bao thể dạng lăng trụ tròn cạnh còn topaz thì hầu như không thấy. Dựa vào ánh để phân biệt với citrine, phân biệt với zircon bởi tính lưỡng chiết. 7/11
– Andradit : Loại demantoit có ánh và giá trị lưỡng chiết gần đạt tới giá trị của kim cương. Tuy nhiên dấu hiệu đặc trưng của demantoit là những bao thể dạng sợi sắp xếp toả tia bên trong viên đá. 8/11
– Demantoit phân biệt với zircon màu lục, peridot, emerald, tourmaline màu lục bởi tính đẳng hướng, dị hướng quang học. 9/11
– Rhodolit : Rhodolit rất dễ nhầm với ruby nhưng phân biệt chúng bởi tính phát quang và tính đa sắc, cũng phân biệt với rubelit bởi tính đa sắc và ánh. Phân biệt với spinel bởi các tính chất vật lý và đặc tính phát quang. Rhodolit có chiết suất 1,755 – 1,765 và tỷ trọng 3,74 – 3,94 cao hơn spinel. HÌNH ẢNH 10/11