320 likes | 514 Views
Mạng cơ bản. Quản lý một mạng cục bộ Đơn vị 2 Bài 8. Các mục tiêu. Liệt kê các bước chuẩn bị để duy trì một máy chủ ở trạng thái hoạt động. Chỉ ra cách giám sát hiệu năng hệ thống. Giải thích cách SNMP và các bộ giám sát mạng được dùng.
E N D
Mạng cơ bản Quản lý một mạng cục bộ Đơn vị 2 Bài 8 Bài 8 – Mạng cơ bản
Các mục tiêu • Liệt kê các bước chuẩn bị để duy trì một máy chủ ở trạng thái hoạt động. • Chỉ ra cách giám sát hiệu năng hệ thống. • Giải thích cách SNMP và các bộ giám sát mạng được dùng. • Liệt kê và mô tả các tính năng của các công cụ xử lý các sự cố thường gặp trong mạng máy tính. Bài 8 – Mạng cơ bản
Quản lý máy chủ • Là một trong những công việc quan trọng nhất của một quản trị mạng. • Tiến hành các bước để phòng ngừa lỗi. • Giám sát các vấn đề. Bài 8 – Mạng cơ bản
RAID • Hệ thống đĩa dự phòng (RAID). • Là hệ thống các đĩa chịu lỗi. • Có sáu cấp độ. Bài 8 – Mạng cơ bản
Các cấp độ RAID • RAID 0 – Dữ liệu được phân ra cho nhiều ổ đĩa. • RAID 1 – Đĩa gương và đĩa đúp. • RAID 2 – Sử dụng mã chữa lỗi (ECC). • RAID 3 – Sử dụng việc kiểm tra lỗi chẵn lẻ. Bài 8 – Mạng cơ bản
Các cấp độ RAID Bài 8 – Mạng cơ bản
Các cấp độ RAID Bài 8 – Mạng cơ bản
Các cấp độ RAID • RAID 4 – Phân chia lớn hơn. • RAID 5 – Phân phát các mã sửa sai chẵn lẻ trên tất cả các ổ đĩa. • RAID hai mức – Kết hợp nhiều mảng RAID phần cứng. Bài 8 – Mạng cơ bản
Sao lưu dự phòng • Việc sao lưu là nhân bản dữ liệu tới các phương tiện lưu trữ khác và lưu chúng trong một nơi an toàn. • Các đĩa quang (CD-ROM và DVD) thường không được sử dụng. • Bit lưu trữ - Được đặt khi một tệp đã được sao lưu và được xóa đi khi tệp đó có thay đổi. • Việc kiểm tra các tệp sao lưu là rất quan trọng. Bài 8 – Mạng cơ bản
Các loại sao lưu • Sao lưu toàn bộ. • Sao lưu sai khác. • Sao lưu tăng dần. • Sao chép các bản sao lưu. • Sao chép hàng ngày. Bài 8 – Mạng cơ bản
Nguồn cung cấp điện không thể ngắt (UPS) • UPS cung cấp điện cho máy chủ trong trường hợp mất điện. • Giữ điều kiện điện – đảm bảo một mức đúng và không thay đổi của nguồn điện. • Bảo vệ đột biến điện – Chống các xung đột biến điện ảnh hưởng tới máy chủ. Bài 8 – Mạng cơ bản
UPS Bài 8 – Mạng cơ bản
Virus • Một virus ra lệnh cho máy tính thực hiện các việc mà không được người dùng biết đến hay cho phép. • Các virus có thể phá hoại hay không phá hoại. • Các virus chủ yếu lây lan qua e-mail. Bài 8 – Mạng cơ bản
Các loại virus • Macro – Nối vào một chương trình ứng dụng và thực hiện. • Polymorphic – Thay đổi hình dạng mỗi lần nó nhân bản được. • Stealth - Ẩn đi để tránh sự phát hiện. Bài 8 – Mạng cơ bản
Giám sát máy chủ • Giám sát hoạt động của CPU máy chủ. • Có thể được làm tại một thời điểm hay tính trung bình. • Khi một CPU luôn được sử dụng trên 90% không đổi, có dấu hiệu cho thấy máy chủ đã quá tải. Bài 8 – Mạng cơ bản
Giám sát máy chủ Bài 8 – Mạng cơ bản
Bộ nhớ RAM máy chủ • RAM được phân chia thành các khung trang nhớ. • Các hệ điều hành mạng xuất các khung ra ổ cứng khi chúng không còn cần nữa hoặc một khung được cần để lấy dữ liệu. Bài 8 – Mạng cơ bản
Đọc trang • Đọc trang - Hoán đổi dữ liệu trở lại vào các trang nhớ. • Đọc trang mềm– Dữ liệu nhận được từ RAM. • Đọc trang cứng – Dữ liệu nhận được từ ổ cứng. Bài 8 – Mạng cơ bản
Đọc trang Bài 8 – Mạng cơ bản
Giám sát hoạt động mạng • Toàn bộ mạng máy tính phải được giám sát. • Có rất nhiều công cụ phần cứng và phần mềm có sẵn. Bài 8 – Mạng cơ bản
SNMP • Giao thức quản lý mạng đơn giản (SNMP). • Là một phần trong bộ giao thức TCP/IP. • Thu thập dữ liệu về hoạt động mạng. • Các phần mềm trinh thám gửi dữ liệu về cơ sở thông tin quản lý. Bài 8 – Mạng cơ bản
SNMP Bài 8 – Mạng cơ bản
Các công cụ giám sát mạng • Có những gói phần mềm để giám sát “sức khỏe” của mạng. • Chúng nhận ra các xung đột trễ, không mạch lạc, và số khung đếm được âm. • Chúng sẵn có trong tất cả các hệ điều hành. Bài 8 – Mạng cơ bản
Các bộ phân tích giao thức • Có tên gọi khác là các công cụ bắt gói tin. • Chế độ lộn xộn – Bắt giữ tất cả các gói tin. • Dữ liệu có thể được lọc. Bài 8 – Mạng cơ bản
Các công cụ phần cứng • Multimeter – Đo lường các đặc điểm của dòng điện. • Bộ kiểm tra cáp - Xác định trạng thái của cáp. • Bộ phản xạ vùng thời gian – Gửi đi các tín hiệu và ghi lại các phản hồi trở lại. Bài 8 – Mạng cơ bản
Tổng kết • Quản lý mạng máy tính là một trong những công việc quan trọng nhất của một quản trị mạng. Nó bao gồm hai nhiệm vụ quan trọng: Chuẩn bị phòng ngừa sự cố xuất hiện và theo dõi các triệu chứng không bình thường. Nếu một triệu chứng cho thấy một vấn đề, nó phải được giải quyết trước khi mọi việc trở nên xấu hơn. • Rất nhiều công cụ phòng chống có thể được dùng để giữ máy chủ ổn định nhất. Các ổ cứng máy chủ có khả năng chịu lỗi dựa trên chuẩn RAID. Ý tưởng cơ bản là của RAID là cài đặt nhiều ổ đĩa trong máy chủ. Các dãy đĩa này xuất hiện trước máy chủ như một đĩa đơn. Nếu một trong số các đĩa hỏng, các đĩa khác vẫn giữ cho máy chủ và mạng hoạt động. Bài 8 – Mạng cơ bản
Tổng kết (tiếp) • RAID có 6 cấp độ: RAID 0 tới RAID 5. RAID không làm giảm sự cần thiết của công việc sao lưu dữ liệu. Dữ liệu phải được sao chép thường xuyên tới các phương tiện lưu trữ khác và lưu chúng trong một nơi an toàn. Mặc dù công nghệ CD và DVD thường được sử dụng để sao lưu các dữ liệu trên máy khách, nhưng chúng hiếm khi được dùng với các máy chủ tệp trên mạng. Có năm loại sao lưu cơ bản: sao lưu toàn bộ, sao lưu sai khác, sao lưu tăng thêm, sao chép các bản sao lưu, và sao chép hàng ngày. Nhiều quản trị viên thực hiện sao lưu toàn bộ một tuần một lần và sao lưu sai khác hàng ngày. Bài 8 – Mạng cơ bản
Tổng kết (tiếp) • UPS là một thiết bị ngoài nối giữa nguồn điện ngoài và máy chủ. Mục đích chính là cung cấp điện cho máy chủ trong trường hợp mất điện. UPS vẫn chưa hơn nhiều một ắc quy lớn. Giao diện hệ thống UPS với hệ điều hành mạng trên máy chủ đảm bảo hệ thống được tắt hợp lệ và chỉ có các nguồn điện “sạch” mới đi tới máy chủ. Một virus máy tính là một chương trình máy tính ra lệnh cho máy tính thực hiện các việc mà không được người dùng biết đến hay cho phép. Các virus có thể phá hoại hay không phá hoại. Các virus thường được thiết kế để tự nhân bản và lây lan nhanh chóng sang các máy khác. Bài 8 – Mạng cơ bản
Tổng kết (tiếp) • Việc quản lý máy chủ không chỉ bao gồm việc chuẩn bị trước mà phải luôn giám sát máy chủ sao cho bất kỳ vấn đề gì xuất hiện có thể được nhanh chóng phát hiện và giải quyết. Giám sát hoạt động của máy chủ bao gồm việc theo dõi CPU, ổ cứng, và RAM. Theo dõi CPU giúp ta biết hệ thống đang gánh tải hay đang rảnh rỗi. Các chương trình giám sát mức độ sử dụng CPU có thể được tìm trong hầu hết các hệ điều hành mạng. Bài 8 – Mạng cơ bản
Tổng kết (tiếp) • So với CPU, RAM là phần quan trọng thứ hai trong một máy chủ nên được để mắt tới. Một máy chủ thiếu RAM có thể khiến cho tất cả người dùng phải đợi rất lâu để chương trình được tải và yêu cầu của họ đựơc đáp ứng. Một phần quan trọng nữa của máy chủ cần được giám sát là ổ cứng. Dung lượng còn rỗi trên một ổ cứng đặc biệt quan trọng. Nếu tổng dung lượng rỗi ít hơn 20% dung lượng ổ cứng, phải tìm cách tăng lên. Bài 8 – Mạng cơ bản
Tổng kết (tiếp) • Rất nhiều công cụ được dùng để giám sát hoạt động của mạng. SNMP là một phần của bộ giao thức TCP/IP. SNMP cho phép các thiết bị mạng và máy tính thu thập dữ liệu về hoạt động mạng. Ngoài ra, có những gói phần mềm để giám sát “sức khỏe” của mạng gọi là các bộ giám sát mạng cung cấp rất nhiều số liệu thống kê về mạng. Các bộ phân tích giao thức bắt các gói tin lại để phân tích. Chúng cũng chuyển nội dung của gói tin sang dạng con người có thể đọc được. Bài 8 – Mạng cơ bản
Tổng kết (tiếp) • Rất nhiều công cụ phần cứng để khám phá sâu hơn nguyên nhân gây ra sự cố mạng. Một đồng hồ đa năng là một công cụ để đo lường dòng điện. Một bộ kiểm tra cáp (cable checker) được dùng để xác định xem cáp có khả năng truyền nhận dữ liệu không. Một bộ test cáp hoạt động tương tự nhưng cho nhiều kết quả hơn. Một TDR gửi đi các tín hiệu và ghi lại các phản hồi trở lại. Một bộ phân tích mạng cầm tay kết hợp tất cả các tính năng tốt nhất của các thiết bị trên vào một thiết bị nhỏ. Bài 8 – Mạng cơ bản