1 / 15

THƠ CA VIỆT NAM

THƠ CA VIỆT NAM. ₪ Nhóm 4 Trưởng nhóm .Lê Thị Hồng Thu Phạm Thùy Duyên Lê Hưng Phát Phạm Xuân Tiếp. Tìm hiểu về thơ ca Việt Nam, từ giai đoạn trước 1930 đến Nay. Sơ lược nội dung trình bày Về Phong cách Thơ ca mỗi thời kì. Trước năm 1930 Phụ trách: Tiếp Từ năm 1930 đến 1945

qamar
Download Presentation

THƠ CA VIỆT NAM

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. THƠ CAVIỆT NAM ₪Nhóm 4 Trưởng nhóm.Lê Thị Hồng Thu Phạm Thùy Duyên Lê Hưng Phát Phạm Xuân Tiếp Tìm hiểu về thơ ca Việt Nam, từ giai đoạn trước 1930 đến Nay

  2. Sơ lược nội dung trình bàyVề Phong cách Thơ camỗi thời kì • Trước năm 1930 Phụ trách: Tiếp • Từ năm 1930 đến 1945 Phụ trách: Duyên • Từ năm 1945 đến 1975 Phụ trách: Thu • Từ năm 1975 đến nay Phụ trách: Phát

  3. Thơ ca trước 1930Phụ trách: Tiếp • Với hơn 1.000 năm Bắc thuộc nền văn hóa của nước ta bị ảnh hưởng bởi phong cách thơ ca từ Trung Quốc, văn phong thời gian này được sáng tác theo tư tưởng Nho giáo, Khổng giáo, Đạo giáo… • nên thơ ca của dân tộc cũng tuân theo thi luật hết sức khắt khe như: thất ngôn bát cú Đường luật, thất ngôn tứ tuyệt … với niêm, vần, luật rất chặt chẽ. • Các nhà thơ tiêu biểu trong giai đoạn này có thể kể đến đó là: Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ…

  4. Thơ ca Tiêu biểu • Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan Bước tới đèo Ngang bóng xế tàCỏ cây chen lá đá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông rợ mấy nhàNhớ nước đau lòng con cuốc cuốcThương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại: trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta. • Đọc truyện ký nàng Tiểu Thanh - Nguyễn Du Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang, Thổn thức bên song mảnh giấy tàn. Son phấn có hồn chôn vẫn hận, Văn chương không mệnh đốt còn vương. Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi, Cái án phong lưu khách tự mang. Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, Người đời ai khóc Tố Như chăng ?

  5. Thơ ca tiêu biểu (tiếp theo) Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi Việc nhân-nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu-phạt chỉ vì khử bạo, Như nước Việt ta từ trước, Vốn xưng văn-hiến đã lâu, Sơn-hà cương-vực đã chia, Phong-tục bắc nam cũng khác. Từ Đinh, Lê, Lý, Trần, gây nền độc-lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng-cứ một phương, Dẫu cường nhược có lúc khác nhau, Song hào-kiệt đời nào cũng có. …. Than ôi! Vẫy vùng một mảnh nhung-y, nên công đại định. Phẳng-lặng bốn bề thái-vũ, mở hội vĩnh-thanh, Bá cáo xa gần, Ngỏ cùng nghe biết. Nam Quốc Sơn Hà – Lý Thường Kiệt Sông núi nước nam, vua nam ở Sách Trời định phận rõ non sông Cớ sao giặc bắc sang xâm phạm? Bây hãy chờ gươm chém bại vong

  6. Thơ ca từ 1930 - 1945Phụ trách: Duyên • Một giai đoạn lịch sử tuy chỉ 15 năm , nhưng trải qua bao biến cố, gồm bao sự kiện quan trọng, tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Việc chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào Việt Nam và sau Thế chiến thứ nhất, cùng với việc người Pháp đẩy mạnh phong trào khai phá thuộc địa đã vô tình đẩy nhanh làn gió của văn hóa phương Tây vào Việt Nam. • Thơ mới vẫn tiếp tục trên đà phát triển, tiêu biểu nổi lên những nhà thơ như : Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hàn mặc Tử, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Nguyễn Bính, Đoàn Phú Tứ, Vũ Đình Liên…

  7. Thơ ca tiêu biểu (1930-1945) • NHỚ RỪNG – Thế LữGặm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi. Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, Với cặp báo chuồng bên vô tư lự… • Vội Vàng- Xuân Diệu Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân ....

  8. Thơ ca tiêu biểu (1930 – 1945) • Mưa Xuân- Nguyễn Bính • Em là con gái trong khung cửiDệt lụa quanh năm với mẹ giàLòng trẻ còn như cây lụa trắngMẹ già chưa bán chợ làng xa.Bữa ấy mưa xuân phơi phới bayHoa xoan lớp lớp rụng vơi đầyHội chèo làng Đặng đi ngang ngõMẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay".Lòng thấy giăng tơ một mối tìnhEm ngừng thoi lại giữa tay xinhHình như hai má em bừng đỏCó lẽ là em nghĩ đến anh. • Đây cũng chính là lúc họ nhận thấy lý tưởng thật sự trong hoạt động nghệ thuật của mình – lý tưởng cách mạng. Trở thành suối nguồn vô tận cho cảm hứng của các nhà thơ trong các sáng tác thi ca của mình. Từ ấy của Tố Hữu chính là một minh chứng: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Cả hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim (Tố Hữu)

  9. Thơ ca từ 1945 đến 1975Phụ trách: Thu • Thời kỳ này nổi bật diễn ra cuộc Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp thành công. Do đó, thơ văn thời kỳ này đi những bước đầu tiên để chuyển sang giai đoạn mới với xu hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương. Phong trào Thơ mới vẫn được tiếp tục, truyền thống miêu tả làng xóm quê hương vẫn in đậm nét trong thơ. • Hoàn cảnh lịch sử lúc đó đã khiến cho cảnh làng quê không phải mơ màng, thơ mộng, với những hội hè đình đám hay những mối tình lãng mạn, éo le như thơ mới mà là làng quê gian khó trong chiến tranh, làng quê có những người nông dân đang ra trận, hay mảng để tài lớn nói về người lính. • Các nhà thơ tiêu biểu là : Hoàng Trung Thông, Anh Thơ, Chính Hữu, Hồng Nguyên, Quang Dũng…

  10. Thơ ca tiêu biểu giai đoạn 1945 - 1975 là một bài thơ trữ tình cách mạng  Tố Hữu đã diễn tả một cách hình tượng hóa trong bài thơ Việt Bắc mối tình trong 15 năm của hai nhân vật văn học là chiến khuViệt Bắc với người cán bộ cách mạng, như một mối tình riêng mà người cán bộ cách mạng và Việt Bắc là đôi bạn tình. Buổi chia tay ngậm ngùi, da diết và nhớ nhung. VIỆT BẮC – Tố Hữu Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mính có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? Tiếng ai tha thiết bên cồn Bang khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… Mình đi có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhờ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà long son Mình về, có nhớ núi non Nhớ khi kháng nhật, thuở còn việt minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân trào, hồng thái, mái đình cây đa.

  11. Thơ ca giai đoạn 1975 đến nayPhụ trách: Phát Đây là thời chiến tranh đã qua đi, thời kỳ xây dựng lại đất nước từ những đống đổ nát. Nhưng phong trào thơ ca lại có sự thay đổi đa dạng về phong cách, phong phú về giọng điệu và nhất là sự khoáng đạt trong cách dùng từ, mang âm hưởng bàng hoàng về thời chiến đã qua với một tâm tư trầm lắng cùng với niềm hy vọng tốt đẹp cho tương lai Thời kỳ này có vài xu hướng nổi bật: viết về chiến tranh qua như những khúc ca bi tráng về số phận của dân tộc với Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu…hay Trần Anh Thái với Đổ bóng xuống mặt trời, Hoàng Trần Cương với Trầm tích; trở về với cái tôi cá nhân và những âu lo của đời sống thường nhật với Chúa chỉ bằng đất đá -Nguyễn Trọng Tạo, xa dần truyện bớt dần thơ - Nguyễn Duy; đi sâu vào những vùng mờ tâm linh đậm chất tượng trưng siêu thực với Hoàng Hưng, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Dương Tường…và xu hướng hiện đại – hậu hiện đai với Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Nguyễn Hữu Hồng Minh…

  12. Tác phẩm tiêu biểu : CHÚA CHỈ GHÉP BẰNG ĐẤT ĐÁ – Nguyễn Trọng Tạo Như con chiên sùng đạo chợt bàng hoàng Nhận ra chúa chỉ ghép bằng đất đá Thời tôi sống thêm một lần súng nổ Trái tim đau rỏ máu dọc biên thùy 25/08/1947 Rồi thời gian qua đi, rồi tuổi trẻ qua đi Ai sau tôi ở vào thời sắp đến Thời không còn khổ đau, thời không còn nghèo túng Đọc thơ tôi xin bạn chớ chau mày. Bạn hãy quên đi vất vả những hằng ngày Bao lo lắng đời thường từng làm tuổi xanh ta bạc tóc Chỉ hy vọng và niềm tin giúp ta thêm sức lực Câu thơ này xin bạn nhớ giùm cho!

  13. Hay: TRẦM TÍCH – Hoàng Trung Cương Miền Trung...Mảnh đất nghèo mùng tơi không kịp rớtLúa con gái mà gầy còm úa đỏChỉ gió bão là tốt tươi như cỏKhông ai gieo mà trắng mặt người Sn: 1949 Miền Trung...Eo đất này thắt đáy lưng ongCho tình người đọng mậtEm gắng về Đừng để mẹ già mong. Trên đây, chúng ta đã khái quát về các thời kỳ phát triển thơ ca của dân tộc thời cận đại; qua nhiều giai đoạn, nhiều biến cố cùng với vận mệnh của đất nước, để lại không ít đau thương trong lòng mỗi người con Việt

  14. . Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng có dịp giao lưu với nền văn minh nước bạn, từ văn hóa Nho học đến văn hóa Tây phương, đã đúc kết nên nền văn học nước ta vô cùng phong phú với nhiều thể loại, nhiều màu sắc Đây quả thật là kho tàng quý giá của nền văn học – văn hóa của dân tộc. Cha ông ta đã có công gầy dựng nên, chúng ta ngày nay phải biết bảo tồn và phát triển. Nhà thơ Huỳnh Lợi đã thốt lên cái da diết tổ tiên đó qua tiếng chuông, mái chùa:

  15. Bài thuyết trình này vẫn còn nhiều hạn chế Rất mong các bạn đóng góp Để bài giảng này có ý nghĩa hơn! “Thanks cả nhà đã lắng nghe bài thuyết trình của nhóm mình Chúc cả nhà có một ngày trọn niềm vui và hạnh phúc” Nhóm IV

More Related