1 / 46

Tin học đại cương và ứng dụng

Tin học đại cương và ứng dụng. Phan Trọng Tiến Department of Software Engineering Hanoi University of Agricaltural Office location: 3 rd floor, Administrative building Office phone: 8276346, Ext: 132 Website: www.fita.hua.edu.vn/pttien Email:phantien84@gmail.com.

rollo
Download Presentation

Tin học đại cương và ứng dụng

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Tin học đại cương và ứng dụng Phan Trọng Tiến Department of Software Engineering Hanoi University of Agricaltural Office location: 3rd floor, Administrative building Office phone: 8276346, Ext: 132 Website: www.fita.hua.edu.vn/pttien Email:phantien84@gmail.com

  2. Ch3. Hệ điều hành Windows • Khái niệm hệ điều hành. • Phân loại hệ điều hành. • Làm quen với Microsoft Windows XP.

  3. 1. Khái niệm hệ điều hành • Hệ điều hành: thuật ngữ tiếng Anh gọi là “Operating System”. • Góc độ người dùng: • Hệ điều hành là hệ thống các chương trình cho phép khai thác thuận tiện các tài nguyên của hệ thống tính toán (máy tính). • Tài nguyên: CPU, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi, chương trình. • Người lập trình: • Hệ điều hành là môi trường cho phép người lập trình xây dựng các ứng dụng phục vụ các nhu cầu thực tiễn. • …

  4. Vị trí của hệ điều hành trong hệ thống Các chương trình ứng dụng khác Internet Explorer Microsoft Word Hệ điều hành Phần cứng Hệ điều hành là phần mềm hệ thống được chạy “đầu tiên” mỗi khi bật máy tính

  5. 2. Phân loại hệ điều hành (nhiều tiêu chí) • Giao diện người dùng • Giao diện văn bản (Command driven). • Giao diện đồ hoạ (GUI - Graphical User Interface): • Dựa vào số lượng người dùng và sự riêng tư của người dùng: • Single-user: Đơn người dùng. • Multi-user: Nhiều người dùng, bảo mật giữa các người dùng. • Tác vụ (tasks) • Single-tasking: Một công việc (chương trình) tại “một thời điểm”. • Multi-tasking: Nhiều công việc tại “một thời điểm” (nhiều chương trình chạy đan xen nhau). • Số lượng CPU • Single-processing: Chạy chương trình trên một CPU. • Multi-processing: Chạy một chương trình trên nhiều CPU.

  6. Phân loại hệ điều hành {2} • Luồng (thread) • Single-threading. • Multi-threading: Các phần khác nhau của một chương trình chạy “đồng thời”. • Mạng (network): • Network OS: Hỗ trợ giao tiếp mạng máy tính. • Non-Network OS. • Server/Workstation (máy chủ/máy trạm) • Server OS: Dùng cho các máy chủ. • Workstation OS: Dùng cho các máy trạm. • Real-time Operating System • Phản ứng lại tác động của người dùng một cách tức thì (real-time).

  7. Một số hệ điều hành hiện nay

  8. 3. Microsoft Windows XP • Khởi động máy tính và Windows XP. • Màn hình làm việc của Windows XP. • Các đối tượng của Windows XP. • Windows Explorer. • Control Panel. • Tắt máy.

  9. 3.1. Khởi động máy tính và Windows XP • Khởi động máy tính: • Máy tính được nối với nguồn điện. • Nhấn nút Power trên thân máy tính. • Nếu máy tính đã được cài đặt sẵn hệ điều hành Windows XP thì thông thường nó sẽ được khởi động. • Tuỳ thuộc vào cấu hình Windows XP mà cần/không cần đăng nhập với username và password.

  10. 3.2. Màn hình làm việc của Windows XP Taskbar Desktop Icons Desktop Quick Launch Start Menu System Tray

  11. Desktop • Phần không gian lớn của màn hình làm việc • Chứa các liên kết tới các thành phần của máy tính, bao gồm: • My Documents: Nơi lưu trữ tài liệu của người dùng. • My Computer: Nơi truy xuất các tài nguyên (ổ cứng, máy in,…). • My Network Places: Truy cập mạng nội bộ. • Recycle Bin: Thùng rác, nơi chứa các thư mục và tệp mà bạn ra lệnh xoá chúng đi. Chúng sẽ bị xoá đi thực sự khi bạn Empty Recycle Bin. • Các liên kết đến các ứng dụng mà người dùng hay dùng nhất: Internet Explorer, Outlook Express, Word, Excel,… • Kích đúp chuột trái vào biểu tượng để kích hoạt chức năng tương ứng.

  12. Nút Start • Một đặc trưng của Windows, kích đơn chuột trái vào đây để truy xuất các chức năng, các chương trình của Windows. • Shutdown: Tắt, khởi động lại,… máy tính. • Run: Chạy một lệnh hay chương trình nào đó bằng cách gõ lệnh hoặc chỉ ra tệp thực thi. • Help: Kích hoạt chức năng trợ giúp. • Search: Các chức năng tìm kiếm • File or Folder: Tìm kiếm tệp hoặc thư mục. • Settings: Một số chức năng cài đặt, thiết lập cấu hình Windows 2000 • Control Panel: Mở bảng điều khiển. • Network and Dialup Connections: Thiết lập mạng nội bộ và mạng Internet. • Printer: Máy in. • Taskbar and Start menu: Thiết lập thanh Taskbar và menu start. • Documents: Danh sách các tệp được mở gần đây nhất. • Programs: Danh mục các chương trình (được cài đặt theo đúng trình tự) trong máy tính của bạn.

  13. Taskbar, Quick Launch, System tray • Taskbar • Thanh hiển thị các ứng dụng đang chạy (các cửa sổ). • Quick launch bar • Thanh chức năng liên kết tới các ứng dụng hay dùng nhất. • System tray • Khay hệ thống, hiển thị một số tiến trình hoặc ứng dụng chạy ngầm dưới dạng biểu tượng.

  14. 3.3. Một số đối tượng trong Windows XP • Sử dụng chuột và phím. • Chạy chương trình sử dụng menu Start. • Chuyển từ ứng dụng này sang ứng dụng khác bằng Taskbar. • Sử dụng Quick launch bar. • “Cửa sổ” trong môi trường Windows. • Sử dụng menu. • Sử dụng thanh công cụ. • Hộp thoại. • Hộp danh sách, thanh cuốn. • Các điều khiển khác trên hộp thoại. • Hệ thống trợ giúp.

  15. Sử dụng chuột và bàn phím • Sử dụng bàn phím: • Gõ phím (press): Nhấn một phím nào đó rồi thả ra ngay tức thì. • Nhấn và giữ phím (press and hold): Nhấn phím xuống nhưng không thả phím ra trong một khoảng thời gian nào đó. • Nhấn tổ hợp phím. Vd: Ctrl+Alt+Del; Ctrl+N. • Sử dụng chuột: • Di chuột (move mouse): di chuyển con chuột  con trỏ chuột trên màn hình sẽ di chuyển theo. • Kích chuột trái (kích chuột - click): Sử dụng ngón trỏ nhấn phím trái chuột rồi thả ra tức thì (1 lần). • Kích đúp chuột trái (kích đúp – double click): Hai lần kích chuột liên tiếp. • Kích đơn chuột phải (right click): Nhấn phím chuột phải 1 lần. • Bấm và rê chuột (drag): bấm và giữ phím chuột (trái hoặc phải) rồi di chuyển chuột. • Thả phím chuột (drop): Khi rê chuột tới nơi thích hợp, thả phím chuột.

  16. Sử dụng chuột trong Windows • Kích đơn chuột trái để chọn một đối tượng (ví dụ các biểu tượng trên màn hình desktop). • Kích đúp chuột trái để kích hoạt đối tượng (kích đúp). • Kích chuột phải vào đối tượng để bật menu con (pop-up menu) cho ta nhiều thao tác hơn với đối tượng (ví dụ: xoá, sao chép, xem thông tin,…). • Bấm và rê chuột để lựa chọn văn bản hoặc để kéo thả (drag and drop) đối tượng.

  17. Chạy chương trình từ menu start • Kích chuột vào nút Start, chọn Programs. • Sau đó kích chuột chọn tiếp các mục chương trình rồi đến chương trình. • Ví dụ: • Start  Programs  Microsoft Office  Microsoft Word2003(chương trình soạn thảo Word). • Start  Programs  Accessories  WordPad(soạn thảo văn bản, phức tạp hơn Notepad). • Start  Programs  Accessories  Paint(chương trình thao tác hình ảnh đơn giản).

  18. Biểu tượng đồng hồ cát • Máy tính cũng cần có thời gian để phản ứng lại tác động của chúng ta. • Khi chuột có biểu tượng đồng hồ cát đồng nghĩa với việc máy tính đang bận thực hiện yêu cầu của chúng ta. Xin hãy bình tĩnh chờ đợi.

  19. Sử dụng Taskbar để chuyển ứng dụng • Hãy chạy thử một vài ứng dụng (Notepad, WordPad). • Các ứng dụng đang chạy được liệt kê ở trên Taskbar, kích chuột vào một ứng dụng nào đó để chuyển sang ứng dụng đó hoặc kích chuột phải vào đó để có thể có thêm lựa chọn với ứng dụng (Close: đóng, Restore: chuyển vào cửa sổ ứng dụng,…).

  20. Sử dụng thanh Quick Launch Các chương trình khác Show Desktop • Kích chuột vào một biểu tượng nào đó để khởi động chương trình tương ứng. • Biểu tượng Show Desktop cho phép thu nhỏ tất cả các ứng dụng và đưa người dùng quay lại màn hình Desktop.

  21. Cửa sổ - Windows • Mỗi ứng dụng được chạy sẽ tương ứng với một hoặc nhiều cửa sổ (window). Các thao tác cơ bản với cửa sổ: • Close: Đóng cửa sổ. • Minimize: Thu nhỏ cửa sổ. • Maximize: Phóng cực đại cửa sổ. • Restore: Khôi phục trạng thái trước đó của cửa sổ. • Di chuột tới biên của cửa sổ rồi bấm và rê chuột để thay đổi kích thước cửa sổ. • Mỗi cửa sổ thường có một Title bar (dòng màu xanh trên cùng có chứa tên ứng dụng và tài liệu đang mở,…): Bấm chuột vào đó để chọn cửa sổ, bấm và rê chuột tại thanh này để di chuyển cửa sổ.

  22. Cửa sổ {2} The Close button.(Đóng cửa sổ) The Minimize button.(Thu nhỏ cửa sổ) The Maximize button. (Phóng to cực đại cửa sổ) The Window sizing handle.(Thay đổi kích thước cửa sổ bằng cách bấm và rê)

  23. Sử dụng menu • Menu xuất hiện trong hầu hết các ứng dụng và thường nằm phía dưới Title bar. Mỗi menu bao gồm nhiều bộ chức năng của ứng dụng: • File: các chức năng về tệp. • Edit: Các chức năng soạn thảo. • Help: Các chức năng trợ giúp. • … • Kích đơn chuột vào dòng chữ trên menu để lựa chọn chức năng đó, sau đó lựa chọn chức năng con tương ứng.

  24. Sử dụng thanh công cụ Tooltip – dòng chữ xuất hiện khi di chuột đến nút Kích chuột vào nút để kích hoạt chức năng tương ứng • Cũng giống như menu, thanh công cụ (tools bar) là một đối tượng thường có trong các ứng dụng, bao gồm tập hợp các chức năng hay dùng của ứng dụng. Chỉ cần kích chuột vào một nút nào đó trên thanh công cụ để kích hoạt chức năng tương ứng.

  25. Hộp thoại (dialog) • Là một dạng cửa sổ nhưng thường có kích thước nhỏ hơn, được dùng trong các ứng dụng để giao tiếp với người dùng. • Trên hộp thoại thường có nhiều đối tượng khác như hộp danh sách, hộp kiểm, hộp chọn, hộp nhập liệu. • Hình bên là hộp thoại định dạng phông chữ trong WordPad.

  26. Hộp danh sách, thanh cuốn Kích chuột vào mũi tên để hiển thị danh sách Thanh cuốn sử dụng để xem các phần khác của danh sách Hộp danh sách hiển thị giá trị được lựa chọn • Hộp danh sách (list box) liệt kê các lựa chọn (số, chữ) cho phép người dùng chọn một trong số đó. • Thanh cuốn (scroll bar) cho phép ta xem các vùng khác của đối tượng nào đó (cửa sổ, hộp danh sách) không đủ hiển thị trong không gian cho phép.

  27. Các điều khiển khác trên hộp thoại Kích chuột vào mũi tên để tăng/giảm giá trị Nhập dữ liệu (số, văn bản) trực tiếp vào hộp văn bản (text box) Kích chuột vào các Tab (nhóm) Hộp chọn (option box, chỉ chọn một) và hộp kiểm ( check box, đánh dấu một hoặc nhiều)

  28. Hệ thống trợ giúp của Windows XP • Kích chuột vào nút Start, chọn Help and Support để kích hoạt chức năng trợ giúp.

  29. 3.4. Windows Explorer • Windows Explorer là một chương trình gắn liền với Windows cho phép ta thao tác với hầu hết các chức năng của Windows. • Khởi động Windows Explorer: • Kích đúp chuột (hoặc kích chuột phải và chọn Explorer) vào biểu tượng My Computer trên desktop hoặc: • Kích chọn StartProgramsAccessories  Windows Explorer, hoặc: • Kích đúp chuột (kích chuột phải và chọn Explorer) vào bất cứ thư mục nào.

  30. Các thành phần của cửa sổ Windows Explorer Title bar Menu bar Toolsbar Address bar - Minimize - Maximize/ Restore - Close TỆP Đường dẫntới thư mục(vd: E:\Folder) Thư mục con Phần hiển thị Nội dung của thư mục Thư mục Status bar

  31. Thiết bị lưu trữ trong Windows XP • Bao gồm các đĩa cứng (hard disk), đĩa mềm (floppy disk), đĩa CDROM, DVDROM, Flash… • Windows XP sử dụng các chữ cái để chỉ định các thiết bị lưu trữ. • A,B: Các ổ mềm • C,D,…: Ổ cứng, CDROM,… • Mỗi “đĩa” được gán nhãn (label) • System(C:) - ổ C có nhãn là System

  32. Tệp và thư mục {1} • Hãy tưởng tượng, chúng ta cần lưu trữ danh sách các lớp sinh viên của trường ĐHNNI tại tủ hồ sơ của phòng ĐT. • Khoá: Mỗi khoá một ngăn to. • Khoa: Mỗi khoa một ngăn nhỏ chứa trong ngăn của khoá. • Lớp: Mỗi lớp có một tờ danh sách lớp, đặt trong ngăn của khoa. • Các ngăn = chỗ chứa • Tờ danh sách = thông tin thực sự

  33. Tệp và thư mục {2} • Thư mục (directory, folder) • Giống như các ngăn chứa trong tủ hồ sơ. • Thư mục có thể chứa các tệp và thư mục khác. • Thư mục ở cấp cao nhất gọi là thư mục gốc. • Tệp (file) • Giống như tờ danh sách. • Tổ chức dữ liệu thực tế lưu trên thiết bị lưu trữ.  Thư mục được sử dụng để tổ chức các tệp theo hạng mục, tệp biểu diễn dữ liệu thực sự được ghi lên thiết bị lưu trữ.

  34. Tên tệp và tên thư mục • Tuỳ thuộc hệ thống máy tính, cách đặt tên là khác nhau • Hệ DOS • Tên gồm 2 phần • Phần tên: ≤ 8 ký tự • Phần mở rộng: ≤ 3 ký tự (loại tệp, thư mục): txt, doc, xls, exe, com. • Ngăn cách bởi dấu chấm • Ví dụ: danhsach.doc, baithi.pas,… • Thường thì thư mục không sử dụng tên mở rộng • Hệ Windows • Tên cũng gồm 2 phần • Chiều dài tối đa là 255

  35. Đường dẫn (path) • Khái niệm đường dẫn được dùng để diễn đạt một thư mục hay tệp đặt ở đâu trong máy tính. • Đường dẫn thư mục: • Có dạng: tên_ổ_đĩa:\tên_thư_mục_cha\tên_thư_mục • Ví dụ • C:\SV là đường dẫn ám chỉ thư mục SV trên ổ đĩa C. • C:\SV\MT48 là thư mục MT48 chứa trong thư mục SV trên ổ đĩa C. • C:\ là thư mục gốc trên ổ đĩa C (chỉ định ổ C). • Đường dẫn tệp: • Có dạng: đường_dẫn_thư_mục\tên_tệp. • Ví dụ: • C:\SV\Tinhoc\danhsach.docám chỉ tệp danhsach.doc trong thư mục Tinhoc.

  36. Ví dụ: Thư mục và tệp trong Windows Đường dẫn(chúng ta đang ở thư mục C:\TP\EXAMPLES) Thư mục Tệp

  37. Các thao tác cơ bản • Các thao tác cơ bản với các đối tượng của Windows cũng được áp dụng với Windows Explorer. • Sử dụng cửa sổ bên trái để di chuyển tới các nơi khác nhau (các ổ cứng khác như C:, D:,…, các thư mục khác): Kích hoặc kích đúp chuột vào một ổ cứng, thư mục được liệt kê nào đó.

  38. Để tạo thư mục mới, kích chuột vào không gian trống trong phần hiển thị nội dung của thư mục rồi chọn NewFolder. Hoặc kích chuột vào menu File rồi chọn New  Folder. Sau đó gõ tên cho thư mục rồi nhấn phím Enter. Tạo thư mục Sử dụng bàn phím gõ tên cho thư mục vào đây (chữ mới gõ vào sẽ thay thế chữ New Folder)

  39. Tạo tệp • Khởi động chương trình soạn tệp tương ứng • Ví dụ: Muốn tạo tệp văn bản thì sử dụng Microsoft WordPad, Microsoft Word,… • Sử dụng chương trình: • Tạo tệp mới (File New). • Lưu tệp (FileSave). • Gõ tên tệp rồi gõ Enter. Lưu tệp với WordPad

  40. Sao chép, xoá thư mục/tệp • Kích chuột phải vào một tệp/thư mục. • Chọn Copy để sao(hoặc Cut để chuẩn bị chuyển, Delete để xoá). • Chuyển đến thư mục cần dán. • Kích chuột phải vào thư mục (hoặc không gian trống trong cửa sổ nội dung thư mục) rồi chọn Paste để dán. • Thư mục/tệp bị xoá sẽ được lưu vào Recycle Bin (trên desktop). Kích chuột phải vào đó rồi chọn Empty Recycle Bin để xoá hẳn các tệp/thư mục khỏi máy tính.

  41. Đổi tên tệp/thư mục • Kích chuột phải vào biểu tượng tệp/thư mục. • Chọn Rename. • Gõ tên tệp/thư mục mới. • Gõ Enter. (A,B) Sử dụng bàn phím gõ tên cho thư mục hay tệp (C,D)

  42. Làm việc với ổ mềm • Đưa đĩa mềm vào ổ mềm của máy tính theo đúng quy tắc (xem hình). • Trong cửa sổ Windows Explorer, chọn đĩa A: để truy xuất đĩa mềm. Nội dung của đĩa mềm hiện ra tương tự như nội dung các ổ khác.

  43. Định dạng đĩa mềm • Định dạng (format) đĩa mềm: • Sắp xếp lại khuôn dạng, tổ chức dữ liệu trên đĩa • Xoá dữ liệu trên đĩa • Kiểm tra sự hỏng hóc (bad sector) • Để định dạng đĩa mềm: • Kích chuột phải vào biểu tượng đĩa mềm (A:) trong Windows Explorer • Chọn Format • Nhấn Start để bắt đầu định dạng đĩa. Giao diện định dạng

  44. 3.5. Bảng điều khiển • Bảng điều khiển (control panel) cung cấp các chức năng quản lý hệ thống (tham khảo thêm các tài liệu và Windows Help): • Add/Remove Programs: Cài đặt, gỡ bỏ chương trình. • Administrative Tools: Các công cụ quản trị. • Display: Thiết lập hiển thị cho màn hình (độ phân giải, màu sắc). • Date and Time: Thiết lập thời gian. • Folder Options: Thiết lập hiển thị folder. • Fonts: Phông chữ. • Internet Options: Internet Explorer Options. • Keyboard : Các thiết lập bàn phím. • Mouse : Các thiết lập cho chuột. • Regional Options: Lựa chọn vùng lãnh thổ. • System: Thông tin hệ thống.

  45. Khởi động Control Panel • Kích chuột vào nút Start. • Chọn Settings. • Chọn Control Panel.

  46. 3.6.Tắt máy • Tắt máy là thao tác quan trọng và cần thiết để tránh gây hỏng hóc cho các thiết bị cũng như cho Windows 2000 khi ta kết thúc phiên làm việc. Kích chuột vào nút Start rồi chọn Turn Off Computer , sau đó chọn Turn Off trong hộp thoại “What do you want the computer to do?” rồi kích chuột vào nút OK. Tắt máy kích nút(Turn Off) Khởi động lại (restart)Chế độ chờ (Stand By) Kích Cancel để hủy bỏ

More Related