930 likes | 1.13k Views
Chương 1. Các khái niệm về chương trình PHOTOSHOP. Mục tiêu bài học. Nhận biết các ứng dụng của Photoshop. Phân biệt ảnh Bitmap và ảnh Vector. Miêu tả giao diện Photoshop và các thanh công cụ. Biết cách mở và đóng các thanh công cụ. Miêu tả các cách chọn công cụ và chọn lệnh.
E N D
Chương 1 Các khái niệm về chương trình PHOTOSHOP
Mục tiêu bài học • Nhận biết các ứng dụng của Photoshop. • Phân biệt ảnh Bitmap và ảnh Vector. • Miêu tả giao diện Photoshop và các thanh công cụ. • Biết cách mở và đóng các thanh công cụ. • Miêu tả các cách chọn công cụ và chọn lệnh. • Biết các thao tác quản lý file: tạo mới, lưu, đóng file, mở file.
Các ứng dụng của Photoshop • Lắp ghép hình ảnh. • Tạo ảnh nghệ thuật (Studio). • Thiết kế mẫu (Poster, Brochure, Catalogue). • Hỗ trợ thiết kế Web. • Phục chế ảnh cũ. • Kỹ thuật tạo mẫu chữ đẹp…
Ảnh Bitmap và Vector • Ảnh Bitmap được tạo bởi nhiều điểm ảnh gọi là Pixel. Độ sắc nét của hình ảnh phụ thuộc vào độ phân giải. +Độ phân giải của tập tin: là số điểm ảnh trong 1 inch dùng để hiển thị tập tin ảnh, thường tính bằng ppi (pixel per inch). +Độ phân giải của màn hình: là số lượng điểm ảnh hiển thị trong 1 đơn vị chiều dài của màn hình, thường được tính bằng dpi (dot per inch).
Ảnh Bitmap và Vector • Ảnh Vector là các ảnh đồ hoạ được tạo ra bởi các nét thẳng và các nét cong điều chỉnh bằng các vector. Các tập ảnh đồ hoạ vector thì không phụ thuộc độ phân giải, có thể chỉnh sửa kích cỡ khi hiển thị màn hình.
Adobe Photoshop CS 3 • Giao diện màn hình của Photoshop
Các thành phần trên màn hình Photoshop CS 3 • Thanh tiêu đề • Thanh Menu Bar • Thanh Option • Thanh công cụ Toolbox • Các thanh Palette • Để mở hoặc đóng các thanh công cụ ta nhấp chọn tên thanh công cụ từ Menu Window
Sử dụng thanh công cụ Toolbox • Để chọn công cụ trên Toolbox: • Nhấp trực tiếp lên công cụ. • Nhấn phím tắt của công cụ từ bàn phím. • Trỏ chuột lên công cụ để hiển thị tên và phím tắt của công cụ. • Một số công cụ có hình tam giác nhỏ dưới góc phải để báo cho biết có chứa công cụ ẩn. Nhấp phải vào công cụ để hiển thị danh sách công cụ ẩn.
Chế độ xem ảnh • Để phóng to: Ctrl và phím + • Để thu nhỏ: Ctrl và phím - • Trở về tỉ lệ 100%: Ctrl và phím 0 • Thêm phím Alt vào tổ hợp phím nếu muốn phóng to hay thu nhỏ cả hình và cửa sổ chứa hình. • Cuộn ảnh: để cuộn và xem ảnh có kích thước lớn hơn cửa sổ hiện thị ta dùng công cụ Hand(H) hoặc nhấn giữ phím Space
Quản lý tập tin Photoshop (1) • Tạo tập tin mới: File -> New. +Name: đặt tên file. +Width: chiều rộng +Height: chiều cao +Resolution: Độ phân giải +Mode: chế độ màu
Quản lý tập tin Photoshop (2) • Lưu tập tin: File -> Save As. • Mở tập tin: File -> Open, Open As. • Đóng tập tin: File -> Close. • Trả lại tập tin đã lưu lần cuối: File -> Revert • Thoát Photoshop: File -> Exit.
Tổng kết chương • Adobe Photoshop có rất nhiều ứng dụng trong lĩnh vực đồ họa. • Có hai loai hình ảnh là Bitmap và Vector. • Có nhiều thanh công cụ đặc trưng trên Photoshop, sử dụng menu Window để ẩn hiện chúng. • Toolbox chứa các công cụ chính để thiết kế và xử lí hình ảnh. • Công cụ zoom cho phép xem ảnh ở các kích cỡ khác nhau. • Khi tạo một tập tin mới cần chú ý độ rộng, chiều cao và độ phân giải.
Đánh giá bài học 1.Các ứng dụng mạnh của Photoshop: • Xử lý ảnh. • Thiết kế mẫu. • Hỗ trợ thiết kế Web. • Tất cả các câu trên. 2. Ảnh Bitmap là loại ảnh: • Phụ thuộc độ phân giải. • Không phụ thuộc độ phân giải. 3. Ảnh Vector: • Không phụ thuộc độ phân giải. • Hiển thị theo kích thuớc màn hình. • Được tạo bởi các nét cong và thẳng quản lý bằng vector tóan học. • Tất cả các câu trên.
Đánh giá bài học 4. Một ảnh Bitmap có kích thước 1x1 cm, độ phân giải 72 ppi hiển thị trên màn hình có độ phân giải 144 dpi với kích thước bao nhiêu: • 1x1 cm • 2x2 cm. • Không hiển thị được. • Tất cả các câu trên đều sai. 5. Hiển thị các thanh công cụ trên Photoshop ta vào: • View -> Toolbar-> tên thanh công cụ. • Window -> tên thanh công cụ. • Select -> tên thanh công cụ. • Cách khác. 6. Để chọn công cụ ẩn ta thực hiện: • Nhấp phải chuột tại công cụ có chứa công cụ ẩn. • Nhấp và giữ chuột tại công cụ có chứa công cụ ẩn. • Giữ phím Alt và nhấp chuột trên công cụ có chứa công cụ ẩn. • Tất cả các câu trên.
Đánh giá bài học 7. Chọn sử dụng công cụ Hand bằng cách giữ phím: • Shift • Alt • Ctrl. • Space. 8. Phóng to hình đang làm việc ta chọn: • Ctrl và phím + • Ctrl và phím ] • Alt và phím + • Alt và phím ]
Chương 2 Công cụ tạo vùng chọn kết hợp menu lệnh về vùng chọn
Mục tiêu bài học • Xác định tác dụng của vùng chọn. • Biết các công cụ chọn trên photoshop. • Sử dụng được công cụ chọn để chọn đối tượng trên hình. • Biết và xác lập được các thuộc tính của các công cụ chọn. • Giải thích các lệnh trong menu lệnh về vùng chọn. • Làm việc với các lệnh biến đổi đối tượng.
Tổng quan về vùng chọn • Để xử lý hình ảnh trên, điều quan trọng là chọn được vùng cần xử lý. • Khi đã chọn vùng, thì các tác vụ xử lý chỉ có tác dụng trong vùng đã chọn, không ảnh hưởng đến các vùng khác. • Trên Toolbox có các công cụ chọn, làm việc theo một số qui tắc: chọn vùng theo khối, chọn tự do hoặc chọn theo màu sắc.
Các công cụ chọn (1) • Nhóm công cụ chọn Marquee: chọn vùng theo khối hình học. • Rectangular Marquee: chọn vùng theo khối hình chữ nhật • Eliptical Marquee: chọn vùng theo khối hình elip • Single Row Marquee: chọn một dòng pixel ngang. • Single column Marquee: chọn một cột pixel thẳng đứng.
Các công cụ chọn (2) • Nhóm công cụ chọn Lasso: chọn vùng theo hình dáng của vùng chọn. • Lasso: chọn vùng tự do sử dụng như việc vẽ một nét bút chì. Điểm đầu và cuối trùng nhau tạo thành vùng chọn. • Polygon Lasso: chọn vùng bằng cách nối các đoạn thẳng tạo thành vùng chọn bao quanh hình. • Magnetic Lasso: tạo vùng chọn bằng cách rê chuột dọc theo đường biên của vùng chọn có màu tương đồng, có tính chất kết dính vào đường biên của vùng ảnh.
Các công cụ chọn (3) • Công cụ Magic Wand (W): chọn hình theo vùng màu. • Chọn công cụ và nhấp chuột vào vùng màu. • Khi dùng Magic Wand cần chú ý thuộc tính Tolerance trên thanh Option. Chỉ số Tolerance càng lớn thì vùng màu chọn được càng rộng.
Các công cụ liên quan • Crop (C): xén hình theo vùng chọn. • Khi dùng Crop tool, chỉ có vùng ảnh được chọn còn giữ lại • Move (V): công cụ di chuyển vùng chọn. • Có thể dùng Move tool như là công cụ sao chép khi kết hợp giữ phím Alt trong lúc di chuyển vùng chọn.
Select – Menu lệnh về vùng chọn • Select -> All (Ctrl – A): chọn toàn bộ hình ảnh trong tập tin. • Select -> Deselect (Ctrl – D): hủy bỏ thao tác chọn vùng. • Select -> Reselect (Ctrl – shift - D): lấy lại vùng chọn đã bỏ. • Select -> Inverse (Ctrl – Shift – I): nghịch đảo vùng chọn. • Vùng chọn ngăn hình ảnh thành hai phần cách nhau bởi đường biên. Inverse cho phép thay đổi vùng chọn từ bên trong biên thành bên ngoài hoặc ngược lại. • Select ->Similar: tìm vùng chọn có màu giống mẫu màu đã chọn ban đầu. • Select -> Transform Selection: mở khung hiệu chỉnh cho phép nới rộng hoặc thu hẹp vùng chọn.
Các thuộc tính của vùng chọn • Feather: làm mờ, nhòe đường biên bằng cách tạo sự chuyển tiếp giữa vùng và các pixel xung quanh nó, việc này có thể làm mất các chi tiết tại đường biên của vùng chọn. • Anti – aliased: làm trơn các biên lởm chởm của vùng chọn. • Chỉ số Feather và mục chọn Anti – Aliased phải được xác lập trước khi bao chọn vùng hình. • Nếu đã bao chọn hình rồi thì có thể thay đổi Feather bằng lệnh Select -> Feather (Ctrl-D).
Sử dụng thước đo Có 2 cây thước đo trên cửa sổ tài liệu photoshop để hiển thị chúng ta chọn menu View -> Ruler. • Chọn lại View -> Ruler để ẩn thước. • Menu Edit -> Preferences -> Unit & Rulers: thay đổi đơn vị đo. • Ruler: chọn đơn vị (cm). • Type: đơn vị cho chữ. • Column size: width: độ rộng, gutter: lề
Transform - biến đổi đối tượng Vào menu Edit -> Transform: • Free transform (Ctrl – T): biến hình tự do. • Scale: phóng to, thu nhỏ vùng chọn. • Rotation: xoay đối tượng. • Skew: kéo xiên. • Distort: biến dạng theo mọi hướng. • Perspective: biến dạng theo phối cảnh. • Rotate 180: xoay 1800. • Rotate 90 CW: xoay 900 theo chiều kim đồng hồ. • Rotate 90 CCW: xoay 900 ngược chiều kim đồng hồ. • Flip Horizontal: lật ngang đối tượng. • Flip Vertical: lật dọc đối tượng.
Tổng kết chương • Cần chọn đối tượng trước khi xử lí. • Nhóm công cụ chọn Marquee cho phép chọn vùng theo khối hình học. • Nhóm công cụ chọn Lasso cho phép chọn vùng tự do, hoặc theo hình dáng đối tượng. • Các công cụ liên quan như Crop (xén), Move (di chuyển) và nhóm menu lệnh Select cho phép thao tác trên vùng chọn. • Trước khi thực hiện chọn vùng cần xác lập Feather và Anti-aliased. • Nhóm lệnh Transform cho phép biến đổi đối tượng được chọn trong vùng chọn.
Đánh giá bài học 1. Thao tác xử lý có tác dụng tại: • Bên ngoài vùng chọn. • Bên trong vùng chọn. • Cả bên trong và bên ngoài. 2. Để chọn vùng hình ảnh theo hình tròn ta dùng công cụ Elliptical Marquee kết hợp với phím: • Alt. • Ctrl. • Shift. • Space. 3. Công cụ chọn vùng theo phương pháp bắt dính biên đối tượng: • Lasso tool. • Polygon Lasso tool. • Magnetic Lasso tool. • Công cụ khác.
Đánh giá bài học 4. Dùng lệnh Move, nhấn phím Alt và kéo chuột từ vùng chọn để thực hiện: • Di chuyển đối tượng trong vùng chọn đến vị trí mới. • Sao chép đối tượng trong vùng chọn. • Thay đổi vùng chọn. • Không có tác dụng gì cả. 5. Công cụ Crop có tác dụng: • Cắt bỏ phần hình ảnh bên trong vùng chọn. • Cắt bỏ phần hình ảnh bên ngoài vùng chọn. 6. Select -> Inverse có tác dụng: • Đổi vùng chọ từ trong thành ngoài. • Đổi vùng chọn từ bên ngoài thành bên trong. • Cả hai câu a) và b) đều đúng. • Cả hai câu a) và b) đều sai.
Đánh giá bài học 7. Để nghịch đảo vùng chọn ta nhấn tổ hợp phím: • Ctrl – Shift - I. • Ctrl – I. • F7. • Ctrl – Alt - I. 8. Chọn toàn bộ hình ảnh của tập tin ta thực hiện: • Ctrl – A. • Select -> All • Một trong hai cách trên. • Cách khác. 9. Thuộc tính Tolerance của công cụ Magic Wand có tác dụng: • Đổi số lượng tone màu kề nhau được chọn. • Chỉ số Tolerance càng lớn thì vùng chọn được càng lớn. • Tolerance cần được xác định trước khi dùng Magic Wand để chọn vùng. • Tất cả các ý trên đều đúng.
Đánh giá bài học 10. Feather của các công cụ chọn cho phép: • Làm mờ biên vùng chọn. • Làm trơn những biên có dạng lởm chởm. • Chỉ số Feather càng nhỏ thì biên vùng chọn càng sắc nét. • Câu a) và c) đúng. 11. Phát biểu nào sau đây là đúng: • Free Transform có thể kéo xiên đối tượng. • Scale cho phép phóng to, thu nhỏ đối tượng theo giá trị xác định. • Rotate 90 CCW làm xoay đối tượng 900 theo chiều kim đồng hồ. • Perspective cho phép biến dạng hình theo mọi hướng. 12. Để bổ xung thêm vùng chọn ta dùng công cụ chọn kết hợp phím: • Shift. • Alt. • Space. • Ctrl.
Chương 3 Chữ và các hiệu ứng – Text Tool
Mục tiêu bài học • Biết cách tạo chữ trong Photoshop. • Hiểu nguyên tắc làm việc với lớp chữ. • Miêu tả cách sử dụng các công cụ hiệu chỉnh chữ. • Biết sử dụng các công cụ tạo hiệu ứng cho chữ. • Tạo biên chọn dạng chữ.
Sử dụng công cụ tạo chữ a. Tạo chữ trên một lớp mới • Horizontal type tool - chữ ngang • Vertical type tool - chữ dọc • Horizontal type mask tool – viền chữ ngang • Vertical type mask tool - viền chữ dọc • Bấm chuột vào ảnh hiện dấu nháy ký tự, gõ chữ vào • Font Chọn Font và kiểu chữ • Size Kích cỡ chữ • Kerning Độ kéo dãn chữ • Leading • Color Chọn màu chữ
Thao tác hiệu chỉnh • Dịch chuyển chữ: dùng công cụ Move bấm kéo chuột để đổi vị trí. • Thay đổi lại nội dung và thuộc tính chữ: chọn lại công cụ Type, trỏ chuột vào chữ và quét chọn, sau đó lựa chọn các thông số cần hiệu chỉnh. • Nhấn phím ESC để thoát chế độ hiệu chỉnh. • Nút Create warped text cho phép biến dạng dòng chữ theo một số mẫu có sẵn.
Bảng hiệu ứng fx Tạo các hiệu ứng cho chữ • Lớp chữ trong cửa sổ layer có chữ T trong ô • Nhấp nút fx để chọn hiệu ứng cho chữ hoặc Double click vào vùng trống phía sau tên lớp chữ để mở cửa sổ hiệu ứng. Doubleclick click
Một số hiệu ứng Chọn Layer -> Effects (cho các lựa chọn sau) • Drop Shadows :Hiệu ứng bóng đổ • Inner Shadows :Hiệu ứng sáng miền trong (dạng chữ nổi) • Outer Glow :Hiệu ứng viền ngoài • Inner Glow :Hiệu ứng viền trong • Bevel And Emboss: Nổi viền bao quanh hoặc chữ nổi • Color Overlay: màu chữ • Gradient Overlay: tô màu chuyển sắc cho chữ • Pattern Overlay: tô chữ bằng mẫu tô. • Stroke: tạo viền chữ
Tổng kết chương • Chữ là một phần rất quan trọng trong công việc thiết kế đồ họa. • Chữ trong Photoshop được quản lý thành một lớp riêng biệt. • Có thể viết chữ dạng hàng ngang hoặc rớt dòng, hoặc tạo một vùng chọn kiểu chữ. • Hiệu chỉnh chữ tương tự như các chương trình soạn thảo văn bản. • Các hiệu ứng trong bảng layer style tạo ra các mẫu chữ với hiệu ứng lạ và đẹp mắt.
Chương 4 Các công cụ tô vẽ và hiệu chỉnh hình ảnh.
Mục tiêu bài học • Hiểu biết về màu tiền cảnh và hậu cảnh. • Biết cách chọn màu và tô màu cho vùng chọn. • Miêu tả cách sử dụng các công cụ tô màu. • Sử dụng công cụ xóa hình ảnh. • Miêu tả cách sử dụng các công cụ hiệu chỉnh hình ảnh: Clone Stamp, Blur, Sharpen, Smudge, Sponge. • Biết vẽ hình bằng Pen và đường Path.
Mẫu màu Foreground - Background Trên Toolbox có biểu tượng 2 ô màu: • Ô nằm trên là ô màu Foreground: màu tiền cảnh. • Ô nằm dưới là ô màu Background: màu hậu cảnh. • Swith color: hoán đổi giữa màu tiền cảnh và màu hậu cảnh. • Default color: tái lập mặc định màu đen trắng.
Chọn màu và tô màu cho vùng chọn • Chọn màu tiền cảnh hay hậu cảnh: nhấp chuột vào ô biểu tượng màu trên Toolbox, hộp màu sẽ được hiển thị. Kéo con chạy trên cột chuyển màu và nhấp chọn một điểm màu trên bảng màu. Nhấp nút OK để xác nhận. • Tô màu bằng màu Foreground: Alt + Del. • Tô màu bằng màu Background: Ctrl + Del. • Lệnh Edit -> Fill: tô màu tùy biến. • Use: chọn mẫu màu. • Mode: chọn chế độ hòa trộn màu tô trên ảnh. • Opacity: độ trong suốt.
Các công cụ tô màu (1) • Eyedropper: dùng để lấy màu trên hình ảnh. • Chọn công cụ Eyedropper, click chuột vào một vị trí màu trên màn hình. Màu lấy được sẽ hiển thị trong ô màu Foreground. • Paint Bucket: dùng tô đầy một màu đồng nhất vào trong một vùng chọn. • Chọn công cụ Pant Bucket, chọn màu muốn tô trong Foreground, click vào vùng chọn.
Các công cụ tô màu (2) • Gradient: dùng để tô màu chuyển sắc. • Có một số hình thức chuyển sắc:Linear Gradient, Radial Gradient, Angle Gradient, Reflect Gradient, và Diamond Gradient. • Ta có thể tùy chọn cách chuyển sắc trong bảng Gradient Option. • Pattern: tô màu bằng mẫu: Edit -> Fill, chọn Pattern trong hộp Use và chọn một mẫu thích hợp.
Nhóm cọ Brush • Có thể dùng công cụ brush như là một cây cọ vẽ hoặc là một công cụ tô màu. • Airbrush: dùng thổi màu trên phạm vi rộng lớn. • Brush: nơi chứa các loại cọ và các kiểu cọ khác nhau. • Mode: các chế độ hòa trộn. • Pressure: áp lực phun màu ( giá trị càng lớn màu phun ra càng nhiều. • Paintbrush: dùng vẽ màu ở phạm vi trung bình. • Opacity: độ trong suốt của cọ.
Blending Mode – chế độ hòa màu • Các Mode hòa trộn cho ta cảm giác ảnh của vùng này được hòa trộn vào ảnh của vùng khác. • Dissolve: • Multiply: • Overlay: • Hue:
Erase – công cụ xóa • Công cụ Erase Tool dùng tẩy xóa màn hình. • Erase: xóa hình tại vùng công cụ quét qua. • Magic Erase: xóa hình theo vùng màu được chọn. • Background Erase: xóa luôn màu background. • Brush: nơi hiệu chỉnh kiểu gôm và cỡ gôm • Mode:Brush: tẩy xóa hình với biên vùng xóa nhòe. Pencil: tẩy xóa hình ảnh với biên vùng xóa sắc cạnh. Block: gôm hình vuông tẩy xóa hình ảnh biên sắc cạnh.
Clone Stamp - công cụ sao chép • Clone Stamp: dùng sao chép hình ảnh tại một điểm nguồn sang những điểm khác. • Thao tác: chọn công cụ Clone Stamp, giữ phím Alt và click chuột lên vùng ảnh làm điểm nguồn. Thả Alt và click hoặc rê chuột tại vị trí mới. Khi thực hiện cần quan xác tránh điểm nguồn di chuyển vào vùng ảnh khác. • Pattern Stamp: sao chép theo mẫu chọn trước. • Thao tác: tạo vùng chọn làm mẫu, vào Edit-> Define Pattern, tắt vùng chọn, chọn công cụ Pattern Stamp và rê chuột lên trên ảnh.
Các công cụ hiệu chỉnh (1) • Blur: dùng làm mờ hình ảnh. • Chọn công cụ Blur, click và rê chuột liên tục trên hình ảnh, vùng ảnh làm việc sẽ bị mờ dần. • Sharpen: dùng làm sắc nét biên màu hình ảnh. • Chọn công cụ Sharpen, click và rê chuột liên tục trên hình ảnh, hình ảnh sẽ rõ nét ở các biên. • Smudge: dùng quét màu pha lẫn với nhau. • Chọn công cụ Smudge: click và rê chuột từ màu này sang màu khác trên hình ảnh, hình ảnh sẽ bị nhòe ngay phần kéo chuột.