290 likes | 685 Views
MŨ BẢO HIỂM VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT. Đoàn Thanh niên Sở KH&CN. I. Vì sao phải đội mũ bảo hiểm. Thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về việc quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên mọi tuyến đường từ ngày 15/12/07.
E N D
MŨ BẢO HIỂMVÀ NHỮNGĐIỀU CẦN BIẾT Đoàn Thanh niên Sở KH&CN
I. Vì sao phải đội mũ bảo hiểm • Thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về việc quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên mọi tuyến đường từ ngày 15/12/07. • Mũ bảo hiểm là dụng cụ có tác dụng bảo vệ, hạn chế có hiệu quả các chấn thương ở vùng đầu, đặc biệt là chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn. Tác dụng của mũ bảo hiểm là không còn phải bàn cãi.
II. Những điều cần biết khi đội mũ bảo hiểm 1. Sử dụng mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng 2. Đội mũ bảo hiểm đúng kỹ thuật
1. Mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng Cấu tạo • Lớp vỏ ngoài cứng, bằng nhựa phủ bóng hoặc mờ. • Lớp lót trong là đệm hấp thụ xung động, bằng vật liệu mềm, xốp. • Quai có khóa cài để cố định mũ • Kính chắn gió (có thể có hoặc không)
1. Mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng (tt) Tác dụng • Giảm chấn động do va đập • Chắn gió
1. Mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng (tt) Có 3 loại mũ bảo hiểm: • Loại mũ che nửa đầu là loại mũ chủ yếu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ.
1. Mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng (tt) • Loại mũ che cả đầu và tai là loại mũ bảo vệ phần đầu phía trên, vùng chẩm và quai hàm của người đội mũ.
1. Mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng (tt) • Loại mũ che cả hàm là loại mũ bảo vệ phần đầu phía trên, vùng chẩm và cằm của người đội mũ.
1. Mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng (tt) Mũ phải đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam TTVN 5756-2001 chủ yếu về: • Vật liệu làm mũ • Khối lượng • Bề mặt ngoài của mũ • Đinh tán được sử dụng • Phạm vi che chắn của mũ • Khả năng chịu va đập và hấp thụ xung động • Độ bền đâm xuyên • Tiêu chuẩn về quai đeo • Góc nhìn của mũ • Kính chắn gió của mũ (có thể không). • Lỗ thông gió (có thể không).
1. Mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng (tt) Lời khuyên khi lựa chọn mũ bảo hiểm: - Lưu ý trọng lượng của mũ: không nặng quá 1,5 kg đối với mũ che cả hàm và không quá 1,0 kg đối với mũ che nửa đầu. - Chọn mũ bảo hiểm không có các gờ sắc nhọn, các loại bu lông, ốc vít của mũ không sắc nhọn để đề phòng chúng gây tổn thương cho đầu khi xảy ra tai nạn. - Chọn loại mũ có xốp dày, bề mặt xốp đanh chắc vì lớp xốp đệm bên trong giúp giảm được chấn thương vùng đầu nếu bị va đập mạnh.
2. Đội mũ bảo hiểm đúng kỹ thuật a) Đội mũ có kích thước thích hợp: Không đội mũ kích thướcquá lớn so với đầu
2. Đội mũ bảo hiểm đúng kỹ thuật (tt) b) Luôn luôn cài quai đeo khi đội mũ bảo hiểm Không được thả quai đeo Hãy cài quai đeo khi đội mũ bảo hiểm
2. Đội mũ bảo hiểm đúng kỹ thuật (tt) c) Không nên vừa đội mũ bảo hiểm và mũ vải, vì sẽ làm giảm hiệu quả bảo vệ của mũ bảo hiểm : Đội như thế này là nguy hiểm vì có thể gây khó khăn khi xoay xở trên đường.
2. Đội mũ bảo hiểm đúng kỹ thuật (tt) d) Không được cài lỏng quai đeo khi đội mũ bảo hiểm Đeo như thế này là không đúng Điều chỉnh quai đeo sao cho có thể nhét vừa hai ngón tay dưới cằm là được.
2. Đội mũ bảo hiểm đúng kỹ thuật (tt) e) Để quai đeo đúng vị trí ở cằm Đeo như thế này sẽ nguy hiểm vì sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấpkhi gặp sự cố Dây quai đeo phải ở vị trí cằm
Bảo quản mũ bảo hiểm • Đối với xe cub: treo mũ ở móc phía sau yên ngồi
Bảo quản mũ bảo hiểm • Đối với xe Wave, Dream,..: treo mũ ở móc phía dưới yên ngồi.
Bảo quản mũ bảo hiểm • Đối với các loại xe Click, Atila, Spacy, ..: cất mũ trong cốp xe.
III. Kết luận: Mũ bảo hiểm là dụng cụ bảo hộ quan trọng nhất đối với người lái xe máy. Nó bảo vệ đầu, bộ phận dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể. Vì vậy, đừng coi thường việc đội mũ bảo hiểm. Không nên xem việc đội mũ bảo hiểm nhưlà trò tiêu khiển
III. Kết luận (tt) Nếu bạn đã thực sự hiểu được vai trò của mũ bảo hiểm thì hãy lên đường cùng chúng tôi Chúc bạn thượng lộ bình an