210 likes | 416 Views
SỸ PHU - TRÍ THỨC - TẦNG LỚP “CÓ HỌC” XƯA & NAY Ở NƯỚC TA. Chu Hảo haochu2008@gmail.com Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2010. NỘI DUNG. Định nghĩa trí thức và tầng lớp trí thức Sự hình thành tầng lớp “có học” ở Việt Nam Phẩm tính “trí thức XHCN” Dân chủ và Trí thức
E N D
SỸ PHU - TRÍ THỨC - TẦNG LỚP “CÓ HỌC” XƯA & NAY Ở NƯỚC TA Chu Hảo haochu2008@gmail.com Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2010
NỘI DUNG • Định nghĩa trí thức và tầng lớp trí thức • Sự hình thành tầng lớp “có học” ở Việt Nam • Phẩm tính “trí thức XHCN” • Dân chủ và Trí thức • Giải pháp hình thành và phát triển tầng lớp trí thức
Tài liệu tham khảo: • N.M. Voskresenskaia và N.B. Davletshina, Chế độ dân chủ - Nhà nước và xã hội (Phạm Nguyên Trường dịch), NXB Tri thức, Hà Nội 2009; • Nhiều tác giả (Nga), Về trí thức Nga (La Thành và Phạm Nguyên Trường dịch), NXB Tri thức, Hà Nội 2009; • Việt Phương, Dân chủ, Tài liệu tham khảo cá nhân, Hà Nội 9/2008; • Trần Hữu Dũng, Dân chủ và phát triển, Thời đại mới, Số 10 tháng 3 năm 2007; • Võ Văn Kiệt, Đóng góp ý kiến vào báo cáo tổng kết lí luận và thực tiễn hai mươi năm đổi mới, 2006.
I. Định nghĩa trí thức và tầng lớp trí thức I.1. Xuất xứ khái niệm Tầng lớp trí thức (intelligentzia): Ở Nga đầu thế kỉ 19 I.2. Xuất xứ khái niệm người trí thức (intellectuel): Ở Pháp cuối thế kỉ 19 từ sự kiện Dreyfus I.3. Karl Marx: “… phê bình không khoan nhượng những gì [bất cập] đang hiện hữu; không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không lùi bước trước kết luận của chính quyền...”
I. Định nghĩa trí thức và tầng lớp trí thức I.4. Thiên chức của Trí thức 1. Tiếp thu và truyền bá tri thức Khoa học – Công nghệ hoặc Văn học – Nghệ thuật 2. Sáng tạo các giá trị mới của Khoa học – Công nghệ hoặc Văn học - Nghệ thuật 3. Đề xuất, phản biện một cách độc lập các chính sách giải quyết các vấn đề xã hội 4. Dự báo và định hướng dư luận xã hội.
II. Sự hình thành tầng lớp “có học” ở Việt Nam II.1. Nho giáo và Nhà nho • Đầu công nguyên, nhà Hán du nhập Nho giáo vào Việt Nam để giáo hoá và đào tạo quan lại bản xứ • Từ nhà Ngô (939) đến hết triều Nguyễn (đầu thế kỉ 20) Nho giáo ngày càng độc tôn (Phật giáo, Lão giáo bị loại) • Tầng lớp có học mà đỗ đạt thì ra làm quan hoặc làm ẩn sỹ chờ thời • Tầng lớp Nho giáo bình dân (thi trượt, các ông Đồ ở làng quê)
II. Sự hình thành tầng lớp “có học” ở Việt Nam II.2. Sỹ phu: Nho Sỹ canh tân • Canh tân “theo lề phải”: Vũ Tông Phan, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Tư Giản, Phạm Phú Thứ • Canh tân phản kháng bạo lực: Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu • Canh tân phản kháng ôn hoà: Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Huỳnh Thúc Kháng, Đào Nguyên Phổ
II. Sự hình thành tầng lớp “có học” ở Việt Nam II.3. Bối cảnh ra đời tầng lớp Trí thức đầu tiên • Hoàn cảnh chính trị - kinh tế - xã hội cho phép người có học sống bằng nghề tự do; có chỗ đứng khá độc lập với chính quyền; có uy tín trong xã hội • Các tổ chức xã hội dân sự: Hướng thiện, Trí Tri, Khai trí tiến đức, Truyền bá quốc ngữ, Tự lực Văn đoàn… • Các báo chí: Đông phương, Nam Phong, Tiếng dân, Trí Tri, Thanh nghị, Khoa học…
II. Sự hình thành tầng lớp “có học” ở Việt Nam II.4. Trí thức điển hình (1920 – 1945) • Trí thức Hán – Pháp: Trương Vĩnh Ký, Phan Khôi, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn… • Trí thức Tây học: Phạm Khắc Hòe, Vũ Dình Hòe, Tạ Quang Bửu, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Mạnh Tường, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Xiển, Hồ Đắc Di…
II. Sự hình thành tầng lớp “có học” ở Việt Nam II.5. Trí thức Lãng mạn Cách mạng (1945 – 1950) • Trí thức được Cụ Hồ thu nạp vào chính quyền cách mạng: những người có nhân cách văn hoá cao và chuyên môn giỏi • Trí thức đầu kháng chiến: Đầy tính lãng mạn cách mạng II.6. Thời kỳ 1950 – 1965: • Tầng lớp trí thức cũ tan rã, ý thức hệ đấu tranh giai cấp và phương pháp tư tưởng Maoist xâm lăng hệ tư tưởng Việt Nam qua các phong trào chính luận, cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, đàn áp Nhân văn giai phẩm, chống “xét lại”…
II. Sự hình thành tầng lớp “có học” ở Việt Nam II.7. Giai đoạn 1965 – 1975: Mọi nhu cầu tinh thần và các giá trị văn hoá đều hướng vào mục tiêu giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước. II.8. Giai đoạn 1976 – 1986: “Trí thức XHCN” hay Tầng lớp “có học” tương tự như ở Liên Xô cũ. Xu hướng “nhất thể hoá, “cào bằng giá trị” và “bao cấp tư tưởng.
II. Sự hình thành tầng lớp “có học” ở Việt Nam II.9. “Trí thức XHCN” thời Đổi mới • Tầng lớp “có học” rất đông (2 triệu 6 CĐ-ĐH, 16.000 TS, 20.000 Th.S, 1.200 GS, 7.000 PGS). Liên hiệp các Hội Khoa học Kĩ thuật & Liên hiệp các Hội Văn hoá Nghệ thuật chỉ là đoàn thể của những người lao động trí óc. • Trong số này ngày càng nhiều người có phẩm tính trí thức, nhưng chưa có điều kiện chính trị - xã hội để hình thành tầng lớp xã hội.
III. Phẩm tính của“Trí thức XHCN” Việt Nam III.1. Phẩm tính trí thức 1. Tôn thờ lý tưởng Chân, Thiện, Mỹ 2. Độc lập tư duy 3. Hoài nghi lành mạnh 4. Tự do sáng tạo
III. Phẩm tính của“Trí thức XHCN” Việt Nam III.2. Điểm mạnh của “Trí thức XHCN” • Yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội • Trung với Đảng, hiếu với Dân • Cần cù, thông minh, sáng tạo • Dũng cảm, không sợ khó khăn gian khổ
III. Phẩm tính của“Trí thức XHCN” Việt Nam III.1. Điểm yếu: • Hời hợt trong tư duy và thiếu nghiêm túc trong nghiên cứu • Có tính cơ hội, thực dụng và vụ lợi trong hành xử • Ưa thành tích và chấp nhận sự giả dối một cách dễ dàng • Thiếu tinh thần hợp tác và lòng vị tha
IV. Dân chủ và Tri thức IV.1. Dân chủ và Tự do • Tự do có thể là khát vọng bẩm sinh; nhưng dân chủ thì phải được dạy, được học, được thực hành và rèn luyện • Muốn “Phát triển tự do cho mỗi người để đảm bảo tự do cho mọi người” thì phải có thể chế dân chủ • Dân chủ và Tự do là giá trị phổ quát của cả Phương Đông và Phương Tây • Phát biểu của Nelson Mandela: “…”
IV. Dân chủ và Tri thức IV.2. Dân chủ và phát triển • Dân chủ là điều kiện tất yếu cho phát triển bền vững, lâu dài • Dân chủ là điều kiện cần, chưa phải điều kiện đủ • Phổ thông đầu phiếu và Tam quyền phân lập là những đặc trưng cơ bản của nền Dân chủ • Ý kiến của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “…”
IV. Dân chủ và Tri thức IV.3. Các bài học lịch sử • Về khẩu hiệu: “Trí, phú, địa, hào – Đào tận gốc, trốc tận rễ” • Trí thức Nga sau 1917 • Trí thức các nước XHCN khác • Nguyên nhân: Sự đảo vế “Dân chủ tập trung” thành “Tập trung dân chủ”
V. Giải pháp hình thành và phát triển tầng lớp Trí thức V.1. Dân chủ trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam V.2. Xây dựng xã hội dân sự lành mạnh V.3. Thực hiện Hiến pháp và Pháp luật về Tự do ngôn luận.
Xin chân thành cảm ơn! • Thông tin liên hệ: • Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh và Nhà xuất bản Tri thức • Email: seminar.trithuc@gmail.com • Website: www.nxbtrithuc.com.vn