500 likes | 779 Views
Chương 4. KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP. Mục tiêu. Hiểu được đặc điểm chung hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán trong DN xây lắp Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Ghi nhận doanh thu và chi phí hợp đồng xây dựng theo các trường hợp. Kh ái niệm.
E N D
Chương 4 KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP
Mục tiêu • Hiểu được đặc điểm chung hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán trong DN xây lắp • Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp • Ghi nhận doanh thu và chi phí hợp đồng xây dựng theo các trường hợp
Khái niệm • Sản xuất xây lắp: là hoạt động xây dựng mới, mở rộng, khôi phục, cải tạo lại hay hiện đại hóa các công trình hiện có thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân (như công trình giao thông thủy lợi, các khu công nghiệp, các công trình quốc phòng, công trình dân dụng,…)
Đặc điểm • Sản xuất xây lắp là một loại sản xuất công nghiệp đặt biệt theo đơn đặt hàng. Sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ • Đối tượng xây lắp thường có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian thi công dài • Sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động bởi điều kiện môi trường thiên nhiên, thời tiết, do vậy thi công xây lắp ở mức độ nào đó mang tính chất thời vụ
Đặc điểm • Sản xuất xây lắp được thực hiện trên các địa điểm biến động. Sản phẩm xây lắp mang tính chất cố định, gắn liền với địa điểm xây dựng, khi hoàn thành không nhập kho như các ngành sản xuất vật chất khác • Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ tại chỗ. Quá trình tiêu thụ sản phẩm trong xây lắp là quá trình bàn giao sản phẩm xây lắp hoàn thành (công trình, hạng mục công trình) cho khách hàng
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp • Đối tượng tập hợp chi phí có thể là hợp đồng xây dựng, công trình, hạng mục công trình, khu vực thi công • Đối tượng tính giá thành có thể là: • Sản phẩm hoàn chỉnh • Khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao (hạng mục công trình) • Khối lượng xây lắp hoàn thành theo ước tính của DN xây lắp
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp • Giá trị dự toán: là giá trị sản phẩm xây lắp được xây dựng trên cơ sở thiết kế kỹ thuật đã đuợc duyệt, các định mức kinh tế kỹ thuật do Nhà nước quy định, tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực thi công và phần lợi nhuận định mức của nhà thầu • Giá thành dự toán = Giá trị dự toán – lãi định mức • Giá thành thực tế: toàn bộ chi phí thực tế đã bỏ ra để hoàn thành công tác xây lắp.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp • Chi phí sản xuất xây lắp được tập hợp theo các khoản mục: • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp • Chi phí nhân công trực tiếp • Chi phí sử dụng máy thi công • Chi phí sản xuất chung
Kế toán chi phí NVL trực tiếp • CPNVLTT gồm tất cả các chi phí vật liệu trực tiếp sử dụng cho thi công xây lắp: • Vật liệu xây dựng: gạch, gỗ, cát đá, ximăng, bêtông đúc sẵn,… • Vật liệu phụ: đinh, kẽm, dây buộc,… • Các thiết bị đi kèm (trong trường hợp bao thầu NVL) như thiết bị vệ sinh, thông hơi, thông gió, chiếu sáng,.. • TK sử dụng: TK 621 “CPNVLTT”
Ví dụ 1 Trong kỳ phát sinh các chi phí liên quan đến công trình A như sau: • Ngày 5, căn cứ hóa đơn mua vật liệu xây dựng chuyển thẳng đến công trường để thi công công trình, chưa thanh toán tiền cho Cty X, giá mua chưa thuế 214.300.000 đ, thuế GTGT 10% • Ngày 10, xuất kho một số vật liệu xây dựng trị giá 100.000.000, vật liệu phụ trị giá 10.468.000 đ để thi công công trình
Ví dụ 1 • Cuối tháng còn một số vật liệu phụ thừa không dùng vào thi công công trình A trả lại kho trị giá 3.810.000 đ (căn cứ phiếu nhập kho) • Cuối tháng còn còn một số vật liệu xây dựng chưa đưa vào thi công xây lắp theo tiến độ, vẫn được để lại công trường để tiếp tục sử dụng cho kỳ sau trị giá 46.000.000 đ (căn cứ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ) • Cuối tháng thực hiện kết chuyển để xác định khối lượng xây lắp dở dang công trình A
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp • Chi phí nhân công trực tiếp trong xây lắp bao gồm: • Tiền lương của công nhân trực tiếp tham gia xây dựng, lắp đặt thiết bị • Tiền công nhúng gạch vào nước, tưới nước cho tường, công đóng đặt tháo dỡ lắp ghép ván khuôn, đà giáo, công vận chuyển vật liệu và khuân vác máy móc trong lúc thi công, công cạo rỉ sắt thép, công phụ vôi vữa,… • Phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp độc hại, phục cấp trách nhiệm,…
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp * Ghi chú: Chi phí nhân công trực tiếp trong hoạt động xây lắp không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp, lương của nhân viên vận chuyển ngoài công trường, lương nhân viên thu mua, bốc dỡ, bảo quản vật liệu trước khi đến kho công trường, lương nhân viên quản lý, công nhân điều khiển sử dung máy thi công, những người làm công tác bảo quản công trường • TK sử dụng: TK 622 “CP NCTT”
Kế toán chi phí sử dụng máy thi công • Máy thi công là một bộ phận của TSCĐ bao gồm tất cả các loại xe, máy kể cả thiết bị chuyển động bằng động cơ được sử dụng trực tiếp cho công tác xây lắp trên các công trường thay thế cho sức lao động của con người trong các công việc làm đất, làm đá, làm bêtông, làm nền móng, xúc, nâng, vận chuyển,…như máy nghiền đá, máy trộn bêtông, máy san nền, máy xúc, máy cạp chuyển, cần cẩu,…
Kế toán chi phí sử dụng máy thi công • Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ các chi phí vật liệu, nhân công, các chi phí khác trực tiếp dùng cho quá trình sử dụng máy phục vụ các công trình xây lắp, gồm: • Chi phí nhân công: lương chính, lương phụ, phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển, phục vụ xe, máy thi công • Chi phí nhiên liệu, v.liệu khác phục vụ máy thi công • Chi phí dụng cụ phục vụ máy thi công • Chi phí khấu hao máy thi công • Chi phí dịch vụ mua ngoài: thuê ngoài sửa chữa, bảo hiểm xe máy thi công, chi phí điện nước, thuê máy thi công, chi phí trả cho nhà thầu phụ,… • Chi phí bằng tiền khác
Kế toán chi phí sử dụng máy thi công • Các hình thức tổ chức máy thi công: • Nhà thầu có máy thi công và tự tổ chức sử dụng • Nhà thầu thuê máy của doanh nghiệp khác và tự tổ chức sử dụng • Nhà thầu thuê một số ca máy nhất định
Kế toán chi phí sử dụng máy thi công • Chứng từ ban đầu để theo dõi, ghi nhận công việc hàng ngày của máy thi công là “Phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công”. Mỗi máy được phát 1 phiếu do công nhân điều khiển giữ. Cuối tháng phiếu này được đưa về phòng kế toán để lập “Bảng tổng hợp tình hình sử dụng máy thi công”, căn cứ vào bảng này, kế toán lập bảng phân bổ chi phí sử dụng máy. Việc phân bổ chi phí sử dụng cho các đối tượng xây lắp được thực hiện theo từng loại máy, nhóm máy căn cứ vào số ca máy hoạt động thực tế hoặc khối lượng công việc hoàn thành của máy • TK sử dụng; TK 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”
Kế toán chi phí sử dụng máy thi công *Ghi chú: • TK 623 chỉ được dùng trong trường hợp nhà thầu thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. • Trường hợp nhà thầu thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn theo phương thức bằng máy thì không dùng TK 623 mà tập hợp toàn bộ chi phí xây lắp trực tiếp vào các TK 621, 622, 627 • Không hạch toán vào TK 623 khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính trên lương phải trả công nhân sử dụng xe, máy thi công
Kế toán chi phí sử dụng máy thi công • Trường hợp nhà thầu tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp cho đội máy tổ chức tập hợp chi phí riêng: • Chi phí sử dụng máy thi công phát sinh: Nợ TK 621, 622, 627 Nợ TK 133 CóTK 111,112,152,153,214,334,338,331 • Cuối kỳ, tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công theo đội máy Nợ TK 154 (chi phí sử dụng máy thi công) Có TK 621, 622, 627
Kế toán chi phí sử dụng máy thi công • Trường hợp nhà thầu tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp cho đội máy tổ chức tập hợp chi phí riêng: • Nếu nhà thầu thực hiện theo phương thức cung dịch vụ xe, máy cho các bộ phận trong nội bộ: Nợ TK 623 (công trình, hạng mục công trình) Có TK 154 (Chi phí sử dụng máy thi công) • Nếu nhà thầu thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy cho các đơn vị trong nội bộ + Nợ TK 623 Có TK 512 Có TK 3331 (nếu có) + Nợ TK 632 Có TK 154 (chi phí sử dụng máy thi công)
Kế toán chi phí sử dụng máy thi công • Trường hợp nhà thầu không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng khổng tập hợp chi phí riêng: • Chi phí sử dụng máy thi công phát sinh: Nợ TK 623 Nợ TK 133 CóTK 111,112,152,153,214,334,338,331 • Cuối kỳ, phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho từng đối tượng xây lắp Nợ TK 154 Xây lắp Có TK 623
Kế toán chi phí sử dụng máy thi công • Trường hợp nhà thầu thuê ngoài máy thi công: • Chi phí thuê máy thi công: Nợ TK 623 Nợ TK 133 CóTK 111,112,331 • Chi phí sử dụng máy Nợ TK 623 Có TK 152,153,334,111 • Cuối kỳ, phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho từng đối tượng xây lắp Nợ TK 154 Xây lắp Có TK 623
Kế toán chi phí sản xuất chung • Chi phí sản xuất chung bao gồm: • Chi phí nhân viên phân xưởng: lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, của công nhân xây lắp; khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng và phục vụ máy thi công, nhân viên quản lý tổ đội thi công • Chi phí vật liệu: vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ; chi phí lán trại tạm thời
Kế toán chi phí sản xuất chung • Chi phí sản xuất chung bao gồm: • Chi phí dụng cụ sản xuất: đà giáo, ván khuôn, cuốc xẻng, xà beng,… • Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội xây dựng • Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí sửa chữa, điện, nước, điện thoại,… • Dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp • Chi phí bằng tiền khác • Tài khoản sử dụng: TK 627 - CPSXC
Kế toán chi phí xây lắp phụ • Ngoài việc xây dựng và lắp đặt các công trình, hạng mục công trình theo đơn đặt hàng (xây lắp chính) nhà thầu còn có thể tổ chức hoạt động xây lắp phụ phục vụ cho xây lắp chính. Thường thực hiện các công việc sau: • Xây dựng, tháo dỡ các công trình tạm thời • Sửa chữa TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc • Thanh lý TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc,… • Nếu còn thừa năng lực có thể cung cấp cho bên ngoài
Kế toán chi phí xây lắp phụ • Phát sinh chi phí vật liệu, tiền lương Nợ TK 154 _Xây lắp phụ Có TK 152, 334, 338 • Chi phí khác bằng tiền Nợ TK 154 _ Xây lắp phụ Nợ TK 133 Có TK 111,112,331 • Công trình phụ đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Kế toán tiến hành phân bổ cho các đối tượng liên quan Nợ TK 142, 242 Có TK 154_Xây lắp phụ Hàng tháng: Nợ TK 623, 627, 642,… Có TK 142, 242
Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp * Một số điểm lưu ý: • Mọi CPSX phát sinh của nhà thầu do bản thân nhà thầu thực hiện được tập hợp vào TK 154 Xây lắp • Nếu có khối lượng chia thầu lại cho nhà thầu phụ thì khối lượng này không phản ánh vào TK 154_Xây lắp mà được ghi trực tiếp vào TK 632 khi bàn giao thanh toán với khách hàng • Chi phí của hợp đồng không thể thu hồi (như: thi công sai thiết kế, giá trị phần vỡ đỗ trong lúc thi công,..) thì không được tính vào giá thành công trình mà phải ghi nhận vào CP kinh doanh trong kỳ • Vật liệu thừa, phế liệu thu hồi khi kết thúc hợp đồng phải giảm trừ trực tiếp chi phí sản xuất
154 X.lắp 621 152 K.chuyển hoặc phân bổ chi phí NVLTT Giá trị phế liệu thu hồi từ công trình xây lắp 622 Giá trị NVL thừa nhập kho K.chuyển hoặc phân bổ chi phí NCTT 623 155,632 K.chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy Giá thành của khối lượng xây lắp hoàn thành 627 K.chuyển hoặc phân bổ chi phí SXC
Ghi nhận doanh thu và chi phí • Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu đượcthanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu;
Ghi nhận doanh thu và chi phí • Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu đượcthanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ phản ánh trên hóa đơn đã lập
* Nguyên tắc hạch toán TK 337: TK 337 “Thanh toán theo tiến độ h.đồng x.dựng” • Phản ánh số tiền phải thu theo doanh thu đã ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng dở dang • Phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng xây dựng dở dang.
Kế toán d.thu h.đồng x.dựng khi nhà thầu được th.toán theo tiến độ kế hoạch • Khi kết quả thực hiện hợp đồng được ước tính một cách đáng tin cậy, kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành (không phải là hóa đơn) do nhà thầu tự xác định, ghi: Nợ KT 337 Có TK 511 (d.thu do nhà thầu tự xác định)
Kế toán d.thu h.đồng x.dựng khi nhà thầu được th.toán theo tiến độ kế hoạch • Căn cứ vào hóa đơn được lập theo tiến độ kế hoạch, kế toán phản ánh số tiền phải thu theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng Nợ TK 131 Có TK 337 Có TK 3331 • Khi nhận được tiền do khách hàng trả, hoặc nhận tiền khách hàng ứng trước, ghi: Nợ các TK 111, 112... Có TK 131
Ví dụ 2 • Ngày 10, nhà thầu nhận giấy báo có của Ngân hàng số tiền ứng trước của khách hàng Y 100 trđ theo hợp đồng xây dựng công trình A được thanh toán theo tiến độ kế hoạch Nợ TK 112 100 Có TK 131Y 100 • Ngày 26, căn cứ và hóa đơn lập theo tiến độ kế hoạch, nhà thầu ghi nhận số tiền phải thu chưa thuế 420 trđ, thuế GTGT 5% Nợ TK 131Y 441 trđ Có TK 337 420 Có TK 3331 21
Ví dụ 2 • Ngày 29, nhà thầu nhận giấy báo có của Ngân hàng về số tiền thanh toán theo tiến độ kế hoạch của kháh hàng Y, sau khi trừ phần ứng trước Nợ TK 112 341 Có TK 131Y 341 • Cuối tháng, nhà thầu xác định giá vốn của phần khối lượng xây lắp hoàn thành là 367 trđ, doanh thu tương ứng với khối lượng xây lắp đã thực hiện là 500 trđ Nợ TK 632 367 Có TK 154 367 Nợ TK 337 500 Có TK 511 500
Kế toán d.thu h.đồng x.dựng khi nhà thầu được th.toán theo khối lượng thực hiện • Khi kết quả thực hiện hợp đồng được xác định một cách đáng tin cậy, kế toán lập hóa đơn theo phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận: Nợ TK 111,112,131 Có TK 511 Có TK 3331
Một số nghiệp vụ khác • Kế toán tiền thưởng thu được từ khách hàng: Nợ TK 111,112,131 Có TK 511 Có TK 3331 • Kế toán khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng (sự chậm trễ, sai sót của khách hàng làm phát sinh thêm chi phí,..) Nợ TK 111,112,131 Có TK 511 Có TK 3331
Một số nghiệp vụ khác • Trường hợp nhà thầu giao lại cho các nhà thầu phụ • Khi nhận khối lượng xây lắp do nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao: Nợ TK 632 Nợ TK 133 Có TK 331 • Khi ứng trước hoặc thanh toán cho nhà thầu phụ Nợ TK 331 Có 111,112
Kế toán bảo hành công trình sau khi bàn giao cho khách hàng • Nội dung bảo hành công trình, theo luật xây dựng gồm: khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành sử dụng không bình thường do lỗi của nhà thầu gây ra • Thời gian bảo hành công trình tính từ ngày nhà thầu bàn giao công trình, hạng mục công trình phải bảo hành cho khách hàng: + Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặt biệt, cấp 1 + Không ít hơn 12 tháng đối với công trình cấp còn lại
Kế toán bảo hành công trình sau khi bàn giao cho khách hàng • Mức tiền cam kết để bảo hành công trình: • 3% giá trị hợp đồng đối với công trình có thời hạn bảo hành không ít hơn 24 tháng • 5% giá trị hợp đồng đối với công trình có thời hạn bảo hành không ít hơn 12 tháng
Kế toán bảo hành công trình sau khi bàn giao cho khách hàng • Có 3 trường hợp thực hiện khoản tiền cam kết bảo hành công trình: • Nhà thầu có trách nhiệm nộp tiền vào tài khoản của khách hàng và chỉ đươc hoàn trả lại sau khi kết thúc thời hạn bảo hành. (Nhà thầu theo dõi trên TK 144,244) • Tiền bảo hành có thể thay thế bằng thư bảo lãnh của ngân hàng có giá trị tương đương • Tiền bảo hành có thể được cấn trừ vào tiền thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành do hai bên thỏa thuận
Hạch toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình • Khi xác định số dự phòng phải trả về chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, ghi: Nợ TK 627 Có TK 352 • Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình Nợ TK 621 Nợ TK 622 Nợ TK 623 Nợ TK 627 Nợ TK 133 Có các TK 112, 152, 153, 214, 331, 334, 338..
Hạch toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình • Cuối kỳ, tập hợp chi phí sửa chữa và bảo hành công trình Nợ TK 154 Có TK 621 Có TK 622 Có TK 623 Có TK 627 • Khi công việc sửa chữa và bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi: Nợ TK 352 Nợ TK 641 (phần dự phòng phải trả còn thiếu) Có TK 154
Hạch toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình • Hết thời hạn bảo hành công trình xây, lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số trích trước chi phí bảo hành công trình lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, phải hoàn nhập số trích trước về chi phí bảo hành còn lại, ghi: Nợ TK 352 Có TK 711
Ví dụ 3 • Do công trình A bị nghiêng, nên Cty H phải sửa chữa, các chi phí phát sinh liên quan: vật liệu trực tiếp: 30 trđ, nhân công trực tiếp 10 trđ, chi phí sử dụng máy thi công 5 trđ, chi phí sản xuất chung 8 trđ. • Biết công ty H đã trích lập khoản dự phòng bảo hành công trình vào giá thành công trình A • Trường hợp 1: 60 trđ • Trường hợp 2: 50 trđ