1 / 3

Trẻ sinh non có bị ảnh hưởng gì không

Mu1eb9 cu00f3 thu1ec3 chuyu1ec3n du1ea1 sinh con khi chu01b0a u0111u1ee7 37 tuu1ea7n thai u0111u01b0u1ee3c gu1ecdi lu00e0 sinh non. Sinh non cu00f3 u1ea3nh hu01b0u1edfng gu00ec khu00f4ng lu00e0 bu0103n khou0103n cu1ee7a ru1ea5t nhiu1ec1u chu1ecb em cu1ea7n u0111u01b0u1ee3c giu1ea3i u0111u00e1p.

shopmebe
Download Presentation

Trẻ sinh non có bị ảnh hưởng gì không

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Trẻ sinh non có bị ảnh hưởng gì không? Trẻ sinh non khi chào đời khi chỉ mới ở giai đoạn 28 – 37 tuần thai kỳ. Trẻ sinh non có thể gặp phải một số rủi ro nhất định do thời điểm này cơ thể bé chưa được phát triển toàn diện. Đặc biệt, trẻ sinh càng sớm thì các nguy cơ sức khỏe sẽ càng nghiêm trọng. Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương Trẻ sinh non có bị ảnh hưởng gì không? Có thể thấy, tình trạng sinh non ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển thể chất và nhận thức của trẻ sau này. Trong đó, trẻ sinh non có thể đối mặt với một số biến chứng nghiêm trọng như: Dễ bị suy hô hấp Trẻ sinh non thường mắc bệnh lý suy hô hấp do hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ dễ bị suy hô hấp do thiếu chất surfactant, cơ hô hấp của trẻ yếu, trẻ dễ bị các cơn ngừng thở kéo dài >20 giây trong những ngày đầu sau sinh, trẻ khó thở, tím tái sau sinh thường gặp ở trẻ đẻ non dưới 34 tuần. Trẻ hay bị viêm phổi, viêm phế quản… Cân nặng lúc sinh thấp Ảnh hưởng đầu tiên có thể kể đến khi sinh non đó là cân nặng lúc sinh thấp. Những tháng cuối là giai đoạn thai nhi tăng cân rất nhanh do đó đối với những trẻ sinh non thường có cân nặng thấp, nhẹ cân… so với những bé sinh đủ ngày đủ tháng. Xem thêm: thuốc DHA cho bà bầu loại nào tốt Có nguy cơ nhiễm trùng cao

  2. Trẻ sơ sinh càng non thì hệ miễn dịch càng yếu trẻ càng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Tỷ lệ nhiễm trùng ở bé trai và bé gái là như nhau. Hệ miễn dịch yếu làm tăng khả năng nhiễm trùng như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, nhiễm trùng máu… Dễ bị rối loạn tiêu hóa Trẻ sinh non dễ gặp phải các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Trẻ hay bị nôn trớ, tiêu chảy, đau bụng, bú kém, trào ngược dạ dày-thực quản… Viêm ruột hoại tử là một biến chứng nguy hiểm có thể gặp ở những trẻ non tháng. Di chứng chậm phát triển tinh thần, vận động Trẻ sinh quá non các cơ quan tổ chức phát triển chưa hoàn thiện, trẻ dễ có nguy có bị xuất huyết não, nhiễm trùng nặng… Trẻ sinh non thường để lại các di chứng về vấn đề chậm phát triển khả năng học tập và nhận thức kém, các khiếm khuyết về nhận thức và hành vi thể nhẹ hơn, thiểu năng nặng, bại não, tổn thương thị lực và thính lực, gia tăng mắc các phổ tự kỷ. Dễ rối loạn thân nhiệt Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt do thiếu lớp mỡ dưới da. Hạ thân nhiệt làm tăng nguy cơ tử vong chu sinh, do đó việc phòng tránh hạ thân nhiệt ở trẻ non tháng là rất cần thiết. Trẻ thường được ủ ấm kĩ hơn để phòng tránh hạ thân nhiệt. Đôi khi, trẻ non tháng cũng bị tăng thân nhiệt do trung tâm điều nhiệt trung ương chưa hoàn thiện. Xem thêm: lịch uống sắt canxi dha cho bà bầu Cách ngăn ngừa tình trạng sinh non Để giảm thiểu tình trạng sinh non, các mẹ bầu nên thăm khám sức khỏe định kỳ để nhận được sự chẩn đoán chính xác. Bên cạnh đó, mẹ bầu có nguy cơ sinh non sẽ được áp dụng một số biện pháp phòng tránh như:

  3. Mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để kịp thời phát hiện những rủi ro cho thai nhi, phòng tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Các mẹ cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ. Các dưỡng chất không thể thiếu đối với mẹ bầu như sắt, canxi, DHA, axit folic, magie, B6, B12… Bầu tháng thứ mấy thì uống magie? Mje nên bổ sung các thực phẩm giàu magie trong suốt thai kì. Đối với những mẹ thiếu magie B6 nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch bổ sung sớm và kịp thời nhé! Đảm bảo uống đủ 2-3 lít nước/ngày để mẹ bầu sẽ không bị mất nước và giảm thiểu nguy cơ sảy thai do mất nước tử cung. Các mẹ bầu không nên nhịn tiểu nhiều lần vì sẽ khiến bàng quang bị viêm nhiễm, kích thích cổ tử cung co bóp dẫn đến các cơn co thắt khi đang mang thai. Các mẹ cũng nên điều chỉnh tư thế nằm, nên nằm nghiêng và kê gối mềm vùng bụng để giúp mẹ nằm thoải mái và an toàn nhất. Không nên bê vác nặng, làm việc quá sức, làm việc ở những môi trường độc hại, nguy hiểm, đảm bảo an toàn khi đi xe máy hoặc ô tô. Xem thêm: mẹ bầu uống sắt và canxi đến khi nào Tóm lại, trẻ sinh non chậm phát triển thường gặp phải nhiều hệ luỵ ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển của trẻ. Do đó, bố mẹ cần quan sát thường xuyên hơn các biểu hiện của trẻ để phát hiện những bất thường trong tiến trình trẻ lớn lên và kịp thời can thiệp những liệu pháp hỗ trợ giúp trẻ cải thiện và phục hồi các chức năng bị thiếu.

More Related