0 likes | 12 Views
Cu00f9ng tu00ecm hiu1ec3u su1ef1 phu00e1t triu1ec3n vu00e0 cu00e2n nu1eb7ng thai nhi 3 thu00e1ng cuu1ed1i giu00fap mu1eb9 bu1ea7u chuu1ea9n bu1ecb thu1eadt tu1ed1t cho quu00e1 tru00ecnh vu01b0u1ee3t cu1ea1n su1eafp tu1edbi.
E N D
Bảng cân nặng thai nhi 3 tháng cuối Việt Nam tiêu chuẩn theo tuần Các mẹ bầu có thể ở trong tình trạng nôn nóng hơn bao giờ hết ở những tháng cuối thai kỳ vì sắp được gặp con yêu. Chắc hẳn các mẹ cũng rất tò mò về sự tăng trưởng của con trong giai đoạn này. Cùng tìm hiểu sự phát triển và cân nặng thai nhi 3 tháng cuối giúp mẹ bầu chuẩn bị thật tốt cho quá trình vượt cạn sắp tới. Sự phát triển của em bé trong 3 tháng cuối Bé yêu của ba mẹ sẽ thay đổi như thế nào qua từng tuần, hẳn là ba mẹ rất tò mò đúng không? Một số điểm phát triển nổi bật của thai nhi 3 tháng cuối bao gồm: Tháng thứ 7 Giai đoạn này thai nhi có thể đạt cân nặng từ 1-1,4kg. Bé rất hiếu động, các hoạt động thường gặp là đá chân, đạp mạnh, cuộn tròn… Bé đã có thể nghe và cảm nhận được nhiều tiếng ồn bên ngoài, nên bé sẽ rất thích thú khi ba mẹ trò chuyện, cho bé nghe nhạc đó. Ở tháng thứ 8 do kích thước cơ thể lớn hơn, nên thai nhi khó mà nhào lộn trong bụng mẹ như trước nhưng những chu kỳ chuyển động của bé gần như sẽ giống nhau mỗi ngày. Cơ bắp và phổi của bé đang tiếp tục trưởng thành. Da bé càng lúc càng mượt mà hơn và mất phần lông nhung. Lúc này bé thực hiện các hoạt động nhắm mở mắt, nheo mắt, nhấp nháy và luyện tập điều tiết mắt. Móng tay, móng chân của bé đã phát triển và hoàn thiện hoàn toàn. Ở thời điểm này da bé sẽ không còn nhăn nheo và khung xương cũng dần trở nên cứng cáp hơn. Xem thêm: viên sắt và acid folic cho bà bầu ngừa thiếu máu dị tật thai nhi Tháng thứ 8
Hệ xương bé tiếp tục phát triển cứng cáp hơn. Tuy nhiên hộp sọ vẫn mềm mại và linh hoạt vì lúc này não bé cần được nén nhẹ để chuẩn bị sẵn sàng khi ra ngoài. . Bé đã không còn nhiều không gian để nghịch ngợm như trước như bé vẫn cố tìm tư thế dễ chịu cho bản thân, thậm chí bé sẽ phản ứng nếu thấy quá chật trội như hích vào xương sườn, xương chậu… Trong giai đoạn này gan và thận của bé đã phát triển đầy đủ và sẵn sàng thực hiện các chức năng. Hệ thống hô hấp và tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện. Một trong những điều thú vị giai đoạn này là bé có thể nhận biết được giọng nói, bài hát, lời ru quen thuộc. Tháng thứ 9 Em bé đã bắt đầu di chuyển vị trí dần xuống đường sinh khiến mẹ cảm thấy dễ thở hơn đôi chút tuy nhiên lại khiến bàng quang bị chèn ép dẫn đến mẹ đi tiểu nhiều hơn nhất là vào ban đêm. Hệ thống miễn dịch của bé cũng đang phát triển và sẽ tiếp tục hoàn thiện cho đến sau khi bé sinh ra. Cơ mặt của bé tiếp tục hoạt động thông qua các cử chỉ như bĩu môi, cau mày,nhăn mặt… Bé tích tụ mỡ và béo lên, một lớp mỡ bao phủ khắp cơ thể thai nhi được tích tụ dày hơn nhằm giữ ấm cho bé sau khi chào đời. Bộ não vẫn phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Da của trẻ có thể mang màu đỏ hoặc hồng, do những mạch máu dưới da được nhìn thấy qua lớp biểu bì mỏng manh. Xem thêm: loại canxi nào uống không bị sỏi thận Bảng cân nặng thai nhi 3 tháng cuối Việt Nam tiêu chuẩn theo tuần Dưới đây là bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn theo tuần dành riêng cho trẻ em Việt Nam mà mẹ nên tham khảo để sớm nắm bắt được nhịp tăng trưởng của bé: Cân nặng thai nhi thứ 29: 1153g
Cân nặng thai nhi thứ 30: 1319g Cân nặng thai nhi thứ 31: 1502g Cân nặng thai nhi thứ 32: 1702g Cân nặng thai nhi thứ 33: 1918g Cân nặng thai nhi thứ 34: 2146g Cân nặng thai nhi thứ 35: 2383g Cân nặng thai nhi thứ 36: 2622g Cân nặng thai nhi thứ 37: 2859g Cân nặng thai nhi thứ 38: 3083g Cân nặng thai nhi thứ 39: 3288g Cân nặng thai nhi thứ 40: 3462g Tùy vào sức khỏe từng mẹ và sự phát triển của thai nhi thì cân nặng của từng bé sẽ khác nhau. Tuy nhiên nếu sự chênh lệch mức cân thực tế và mức trung bình quá lớn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được nghe tư vấn giúp kiểm soát cân nặng của mẹ và thai nhi được ở mức tốt nhất. Xem thêm: chỉ số thiếu máu ở bà bầu Bí quyết giúp thai nhi 3 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh Cân nặng, chiều dài của thai nhi đạt chuẩn là niềm hạnh phúc của mẹ trong giai đoạn mang thai. Dưới đây là một số biện pháp hữu ích mẹ bầu nhất định nên tham khảo: Ăn uống đủ chất: Các chuyên gia khuyến cáo, để có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé, thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Không phải cứ mang thai là phải ăn gấp đôi, gấp ba ngày thường, quan trọng là khẩu phần ăn phải cân bằng giữa tinh bột, chất béo, chất đạm và vitamin và khoáng chất khác. Uống thêm viên vi chất: Trong giai đoạn này, não bộ của bé phát triển một cách nhanh chóng. Vì vậy, việc cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé là điều rất quan trọng. Mẹ cần ăn uống đa dạng đủ chất, uống thêm các viên vi chất đặc biệt là sắt và canxi tốt cho bà bầu sẽ giúp bé được phát triển tốt nhất. Chia bữa ăn lớn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày: Điều này không chỉ giúp mẹ ăn vừa đủ, ổn định cân nặng mà còn giúp giảm nguy cơ gặp phải các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa như buồn nôn, ợ nóng… Tập thể dục thường xuyên: Đây là cách duy trì cân nặng ổn định hiệu quả trong 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, bà bầu vận động nhẹ nhàng có thể giảm đau lưng, giảm
táo bón, tốt cho sức khỏe tim mạch. Mỗi tuần, bà bầu nên tập khoảng 2,5 giờ với các bài tập như đi bộ, yoga, bơi lội… Xem thêm: sắt với canxi uống cách nhau bao lâu Trong khi mang thai, người phụ nữ nên tìm hiểu về bảng cân nặng thai nhi theo tuần, đồng thời theo dõi sự phát triển của em bé trong bụng. Đặc biệt, chúng ta nên đi khám, siêu âm định kỳ để nắm được tình trạng của em bé, có những biện pháp xử lý kịp thời trong tình huống cơ thể em bé thừa hoặc thiếu cân. Hy vọng rằng, các mẹ bầu đã nắm được một số kiến thức bổ ích từ bài viết này.