210 likes | 392 Views
MÔ ĐUN Cơ hội và những khó khăn khi làm việc ở thành phố. Cấp học: THPT Lớp học: 12 Tên chủ đề tháng : Tháng 9: Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương 2. Mục tiêu Hiểu biết về điều kiện sống và làm việc ở thành phố Định hướng nghề nghiệp
E N D
MÔ ĐUN Cơ hội và những khó khăn khi làm việc ở thành phố
Cấp học: THPT Lớp học: 12 • Tên chủ đề tháng: Tháng 9: Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương 2. Mục tiêu • Hiểu biết về điều kiện sống và làm việc ở thành phố • Định hướng nghề nghiệp • Có ý thức rèn luyện kĩ năng sống cần thiết để tránh rủi ro khi lao động xa nhà.
3. Thời gian: 45 phút 4. Hình thức tổ chức: Nghiên cứu và thảo luận 5. Chuẩn bị: • Các tờ rơi: mẫu tư liệu về các nghề nghiệp chính mà người lao động di cư thường làm ở thành phố. • Một số tranh ảnh về công việc và cuộc sống của lao động di cư • Các câu hỏi xử lý tình huống khi người lao động di cư gặp rủi ro.
6. Các bước tiến hành Bước 1: - GV cho HV nghiên cứu tờ rơi, quan sát tranh ảnh. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi: Ra thành phố người lao động di cư thường làm những công việc gì? Đặc điểm của công việc đó?
Ra thành phố người lao động di cư thường làm những công việc gì? Đặc điểm của công việc đó?
Ra thành phố người lao động di cư thường làm những công việc gì? Đặc điểm của công việc đó?
Ra thành phố người lao động di cư thường làm những công việc gì? Đặc điểm của công việc đó?
Ra thành phố người lao động di cư thường làm những công việc gì? Đặc điểm của công việc đó?
Ra thành phố người lao động di cư thường làm những công việc gì? Đặc điểm của công việc đó?
HV thảo luận: Nhiều lao động nữ ở nông thôn ra thành phố chọn nghề: • bán hàng rong • bán báo, xổ số • nghề thu mua phế liệu • nghề phục vụ trong các quán ăn nhà hàng nghề bới rác • giúp việc gia đình • công nhân trong các khu công nghiệp… .
Lao động nam thì chọn các nghề: • phụ hồ (vận chuyển gạch, sỏi, đá, trộn vữa…), nghề xe ôm • nghề khuân vác • công nhân Tóm lại, có 2 nhóm lao động: lao động tự do, lao động phụ thuộc
Bước 2: - GV cho HS quan sát các tranh ảnh về cuộc sống của người lao động di cư tự do ở thành phố và thảo luận câu hỏi: Người lao động di cư tự do ra thành phố thường gặp những khó khăn gì?
Người lao động di cư tự do ra thành phố thường gặp những khó khăn gì?
HS quan sát tranh và thảo luận: Ra thành phố tìm việc làm người lao động gặp phải một số khó khăn như: • khó khăn để tìm việc làm phù hợp, • cuộc sống tạm bợ, thiếu thốn, • có nhiều nguy cơ bị xâm hại nhân phẩm, • dễ bị rủ rê lôi kéo vào các tệ nạn xã hội…
7. Câu hỏi thảo luận GV đưa ra một số tình huống gặp khó khăn hoặc rủi ro của người lao động di cư khi làm việc xa nhà, yêu cầu HS đưa ra phương án giải quyết. HS được chia ra thành các nhóm nhỏ từ 5-7 người, mỗi nhóm sẽ được nhận một phiếu trong đó có ghi tình huống cần phải xử lý
Ví dụ về tình huống: Một người phụ nữ nông thôn ra thành phố bán hàng rong chẳng may một hôm bán hàng về muộn bị kẻ cướp giật mất ví tiền. Không còn một đồng trong tay, chị còn đang nợ tiền hàng của chủ và tiền thuê nhà. Nếu bạn là người phụ nữ đó bạn sẽ làm thế nào?
Một bạn gái tốt nghiệp phổ thông ra thành phố làm nhân viên phục vụ trong nhà hàng ăn uống. Bạn gái thường xuyên bị khách hàng ép uống bia rượu, trêu ghẹo. Một lần bạn bị khách hàng nam giới lừa đưa đến nhà nghỉ nhằm chiếm đoạt cô. Trong tình huống đó cô gái nên làm thế nào để bảo vệ sự an toàn của bản thân?
Sau 3 phút suy nghĩ, mỗi nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày phương án giải quyết trước lớp.
Một số câu hỏi thảo luận: 1. Để đảm bảo an toàn khi làm việc ở thành phố, người lao động cần lưu ý những điều gì? Yêu cầu: Các điều cần lưu ý: người lao động cần thận trọng trong các mối quan hệ mới ở thành phố; cần chú ý tới sự an toàn của bản thân ở nơi lao động, sinh hoạt, trên đường phố 2. Ở địa phương hiện nay có thể tìm công việc gì để tăng thu nhập cho gia đình?
8. Gợi ý cho người sử dụng • Các tờ rơi : cần ngắn gọn, rõ ràng, trình bảy đẹp mắt • Các tình huống đưa ra: phải gắn bó gần gũi với đời sống và sự hiểu biết của HS, có thể yêu cầu HS kể các câu chuyện về công việc và cuộc sống của người thân, người mà em quen biết hiện đang lao động tự do tại thành phố. • Chủ đề: Nội dung này có thể đưa vào nhiều tháng với chủ đề khác nhau: nghề nghiệp tương lai, lập thân, lập nghiệp,…