160 likes | 667 Views
LIÊN QUAN GIỮA HÌNH ẢNH X-QUANG NGỰC VỚI BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHI VIÊM PHỔI TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI Quỳnh Thị Lợi BVĐK Tỉnh Bình Định Bùi Bỉnh Bảo Sơn ĐHYD Huế. ĐẶT VẤN ĐỀ.
E N D
LIÊN QUAN GIỮA HÌNH ẢNH X-QUANG NGỰC VỚI BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHI VIÊM PHỔI TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI Quỳnh Thị LợiBVĐK Tỉnh Bình Định Bùi Bỉnh Bảo Sơn ĐHYD Huế
ĐẶT VẤN ĐỀ NKHH cấp tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong ở trẻ em, trong đó viêm phổi là thường gặp nhất, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi. Việc chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em chủ yếu dựa vào lâm sàng và X-quang ngực. Có nhiều nghiên cứu thiết lập mối liên hệ giữa lâm sàng, X-quang ngực, số lượng và công thức bạch cầu, CRP, procalcitonin. X-quang ngực thuận tiện giúp xác định chẩn đoán viêm phổi. Ngoài ra còn giúp định hướng nguyên nhân và cho biết độ nặng của bệnh
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Nhi, BVĐK Bình Định từ tháng 4/2012 đến tháng 4/2013. Có 292 bệnh nhi 2 tháng-5 tuổi bị viêm phổi, viêm phổi nặng và rất nặng. Tiêu chuẩn chọn bệnh: Theo TCYTTG + X-quang ngực có hình ảnh viêm phổi. Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh phổi mạn tính trước đó,bệnh tim bẩm sinh hoặc mắc phải, viêm phổi phối hợp với các bệnh nhiễm trùng khác.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu nghiên cứu: chọn mẫu thuận tiện. Phương pháp tiến hành: hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, công thức máu, CRP, X-quang ngực chụp trong vòng 24 giờ đầu nhập viện. Xác định liên quan giữa hình ảnh X-quang ngực với biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhi viêm phổi từ 2 tháng đến 5 tuổi. 3. Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y học bằng phần mềm SPSS 11.5
KẾT QUẢ, BÀN LUẬN Phân bố mức độ viêm phổi theo nhóm tuổi ).
KẾT QUẢ, BÀN LUẬN Liên quan X-quang ngực- mức độ nặng VP
KẾT QUẢ, BÀN LUẬN Liên quan giữa X-quang ngực- RLLN
KẾT QUẢ, BÀN LUẬN Liên quan X-quang ngực - tăng SLBC máu
KẾT QUẢ, BÀN LUẬN Liên quan X-quang ngực- tăng tỷ lệ BCĐNTT
KẾT QUẢ, BÀN LUẬN Liên quan X-quang ngực- tăng nđ hs-CRP
KẾT QUẢ Tỷ lệ thâm nhiễm phế nang lan tỏa ở nhóm viêm phổi nặng-rất nặng cao gấp 9,04 lần so với nhóm viêm phổi (p < 0,001). Tỷ lệ thâm nhiễm kẽ ở nhóm viêm phổi cao gấp 0,49 lần so với nhóm viêm phổi nặng-rất nặng (p < 0,05). Tỷ lệ thâm nhiễm phế nang tập trung khác biệt không có ý nghĩa giữa 2 nhóm (p > 0,05). Tần số thở trung bình ở nhóm có thâm nhiễm phế nang lan tỏa cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không có thâm nhiễm phế nang lan tỏa, tần số thở trung bình khác biệt không có ý nghĩa giữa 2 nhóm có và không có thâm nhiễm phế nang tập trung, thâm nhiễm kẽ, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi (p > 0,05).
KẾT QUẢ Tỷ lệ TNPNLT ở nhóm trẻ viêm phổi có RLLN cao gấp 9,19 lần so với nhóm không có RLLN (p < 0,001) trong khi tỷ lệ thâm nhiễm kẽ ở nhóm trẻ viêm phổi có RLLN thấp hơn 0,51 lần so với nhóm không có RLLN (p < 0,05). Tỷ lệ TNPNTT, tràn dịch màng phổi khác biệt không có ý nghĩa giữa 2 nhóm trẻ viêm phổi có và không có RLLN (p > 0,05). Tỷ lệ các hình ảnh viêm phổi trên X-quang ngực khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm trẻ viêm phổi có và không có tăng SLBC, tăng tỷ lệ BCDNTT ngoại vi cũng như tăng nồng độ hs-CRP huyết thanh (p > 0,05).
KẾT LUẬN Hình ảnh thâm nhiễm phế nang lan tỏa trên X-quang ngực là dấu hiệu cho biết trẻ bị viêm phổi nặng trong khi hình ảnh thâm nhiễm kẽ thường gặp trong những trường hợp viêm phổi không nặng.
Xin chân thành cảm ơn Quý vị đã lắng nghe!