370 likes | 955 Views
Bài giảng Bệnh lậu. BSCK II Nguy ễ n Thành. Mục tiêu học tập Mô tả được các triệu chứng bệnh lậu cấp ở đàn ông. Trình bày được các căn nguyên gây viêm sinh dục không do lậu. Mô tả được các biến chứng của bệnh lậu. Trình bày được các phác đồ điều trị bệnh lậu. Đại cương.
E N D
BàigiảngBệnhlậu BSCK II NguyễnThành
Mục tiêu học tập • Mô tả được các triệu chứng bệnh lậu cấp ở đàn ông. • Trình bày được các căn nguyên gây viêm sinh dục không do lậu. • Mô tả được các biến chứng của bệnh lậu. • Trình bày được các phác đồđiều trịbệnh lậu.
Đại cương • Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) hay gặp. Bệnh do song cầu Gram (-) có tên là Neisseria gonorrhoeae gây nên. • Gần đây bệnh có xu hướng tăng • Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi. • Biểu hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục, cũng có thể ở các vị trí khác như họng, hậu môn. • Bệnh lậu có triệu chứng thường thấy ở nam giới hơn là nữ giới. • Bệnh có thể phối hợp với một số tác nhân khác, thường thấy nhất là Chlamydia trachomatis.
Cănnguyên • Bệnh lậu gây ra do song cầu khuẩn lậu được Neisseria tìm ra năm 1879. • Song cầu khuẩn lậu có đặc điểm: • Hìnhhạtcàphê, sắpxếpthànhtừngcặp. • Bắt màu gram âm, nằm trong bạch cầu đa nhân. • Dài khoảng 1,6 , rộng 0,8 , khoảng cách giữa 2 vi khuẩn 0,1 • Nuôi cấy trên môi trường thạch máu hoặc nước báng phát triển nhanh. • Sức đề kháng yếu: ra khỏi cơ thể chỉ tồn tại một vài giờ. • Hầu hết các trường hợp mắc lậu là do quan hệ tình dục với người bị bệnh.
Cách lây truyền • Hầu hết các trường hợp mắc lậu là do quan hệ tình dục với người bị bệnh. • Một số ít trường hợp có thể mắc lậu do dùng chung chậu, khăn hoặc qua quần áo nhiễm lậu cầu khuẩn. • Mẹ mắc lậu nếu không được điều trị có thể gây viêm kết mạc mắt do lậu cho trẻ sơ sinh.
Bộ phận sinh dục nam • Niệu đạo của nam giới dài 16cm gồm hai phần là niệu đạo trước và niệu đạo sau, giới hạn bằng cơ thắt vân. Niệu đạo trước nằm giữa vật xốp. ở đầu niệu đạo trước sát với miệng sáo có chỗ phình ra gọi là hố thuyền, phía sau là 1 van nhỏ gọi là van Guérin. Dọc theo niệu đạo trước có nhiều khuyết Morgani và các tuyến Littre. • Niệu đạo sau đi qua tuyến tiền liệt, có nhiều ngõ ngách và thông với túi tinh, ống dẫn tinh, mào tinh hoàn và tinh hoàn.
. Bộ phận sinh dục nữ • Phần ngoài bộ phận sinh dục nữ gồm : • Niệu đạo nữ dài 3cm, có nhiều tuyến ở niệu đạo và quanh niệu đạo. Đây chính là chỗ ẩn náu tốt cho song cầu khuẩn lậu. Tuyến Skène ở hai bên cạnh lỗ niệu đạo. Tuyến Bartholin ở hai bên lỗ âm đạo, giữa mép nhỏ và màng trinh. Tuyến này có nhiều ngõ ngách. • Song cầu khuẩn lậu thường khu trú ở ống cổ tử cung.
Biểuhiệnlâmsàng • Lậu cấp ở nam: • Thời kỳ ủ bệnh trung bình 3-5 ngày, có thể sớm nhất 1 ngày chậm nhất là 2 tuần. Thời gian này không có triệu chứng gì nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác. • Triệuchứnglâmsàng: • Sớmnhấtlàcảmgiáckhóchịudọcniệuđạokèmđáirắt. • Ứa mủ; đái ra mủ. • Đái buốt, đái rắt. • Khám: miệng sáo, qui đầu viêm đỏ, có mủ chảy ra tự nhiên hoặc chảy ra khi vuốt dọc từ gốc dương vật. • Toàn thân: có thể sốt, mệt mỏi.
Lậu mạn • Thường do lậu cấp không được điều trị hoặc điều trị không đúng. • Biểu hiện làm sàng thường khó nhận biết hơn. Tuy nhiên, có thể thấy các triệu chứng. • Đái ra mủ chỉ thấy vào buổi sáng (gọi là “giọt mủ ban mai”) • Đái buốt không rõ ràng. Bệnh nhân có cảm giác nóng rát dọc niệu đạo. • Đái dắt do viêm niệu đạo sau • Có thể có các biến chứng như áp xe, viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh...
ở nữ giới • Lậu cấp • Thời kỳ ủ bệnh ở nữ thường kéo dài hơn, trung bình 5-7 ngày. Biểu hiện lâm sàng thường âm thầm không rõ ràng. Khám bộ phận sinh dục thấy: • Mủ ở âm hộ • Lỗ niệu đạo viêm đỏ • Các lỗ tuyến Skène, Bartholin đỏ. • Cổ tử cung viêm đỏ có mủ nhày.
. Lậu mạn: triệu chứng nghèo nàn. Ra “khí hư” giống bất cứ viêm nhiễm nào ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên có thể đưa đến nhiều biến chứng như: • Viêm niêm mạc tử cung. • áp xe phần phụ 2 bên. • Viêm cổ tử cung lộ tuyến. • Viêm tắc vòi trứng.
Lậu ở một số vị trí khác • Lậu ở họng, hầu : do quan hệ sinh dục - miệng • Biểu hiện lâm sàng là đau họng, ngứa họng. • Khám thấy họng đỏ, viêm họng mãn, có thể kèm giả mạc. • Lậu hậu môn - trực tràng • ở nam do quan hệ sinh dục- hậu môn • ở nữ có thể do quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc do mủ chảy từ âm hộ xuống hậu môn. • Biểu hiện lâm sàng: bệnh nhân mót rặn, buồn đi ngoài liên tục, lúc đầu còn có phân sau đó chỉ ra chất nhày hoặc không.
Lậu mắt • Lậu mắt ở trẻ sơ sinh : • Biểu hiện lâm sàng: bệnh thường xuất hiện sau đẻ từ 1-3 ngày. Có thể bị một hoặc cả hai mắt. Mắt sưng nề không mở được, có rất nhiều mủ từ mắt chảy ra, kết mạc giác mạc viêm đỏ và loét. • Lậu mắt ở người lớn: có thể lây do dùng chung khăn, chậu rửa mặt với người bị nhiễm lậu hoặc do chính bệnh nhân gây ra (đi tiểu không rửa tay sạch). Biểu hiện lâm sàng: viêm kết mạc, giác mạc có mủ, mắt sưng nề. • Viêm âm hộ do lậu: có thể gặp ở trẻ gái bị cưỡng dâm, bé gái bò lê la dưới đất hay do dùng chung khăn, chậu bị nhiễm lậu khi vệ sinh bộ phận sinh dục. Biểu hiện lâm sàng: âm hộ viêm đỏ có mủ vàng xanh kèm theo đái buốt.
Biến chứng của Lậu • ở nam giới • Xơ hóa và hẹp niệu đạo: biểu hiện bằng tiểu tiện khó, đái rắt. Sờ niệu đạo thấy xơ cứng (như chiếu đũa), niệu đạo hẹp nhỏ. • áp xe tuyến Littre: dương vật sưng nề biến dạng. • Viêm tiền liệt tuyến: bệnh nhân thường có sốt cao, mệt mỏi; tiểu tiện dắt. Khám tiền liệt sưng to và đau • Viêm túi tinh: thường kín đáo, có thể thấy • + Xuất tinh đau buốt • + Tinh dịch lẫn máu. • - Viêm mào tinh hoàn + tinh hoàn: thường bị 1 bên. • + Mào tinh hoàn to không sờ thấy rãnh giữa mào tinh hoàn và tinh hoàn. • + Tinh hoàn to đau. • + Sốt. • + Vô sinh
ở nữ giới • - áp xe tuyến Skène, tuyến Bartholin: các tuyến viêm sưng đau tạo thành túi mủ vỡ ra ngoài, hoặc xơ hóa thành đám xơ cứng. • - Viêm cổ tử cung lộ tuyến • - Viêm niêm mạc tử cung: bệnh nhân có sốt đau bụng dưới. Khám thấy tử cung to đau, ra máu bất thường ở âm đạo . • - Viêm phần phụ, áp xe phần phụ 2 bên (gồm vòi trứng, buồng trứng). Sốt 38-390 C. Đau 2 hố chậu, tiến triển mạn tính gây xơ hóa hẹp vòi trứng, dẫn đến vô sinh hoặc chửa ngoài tử cung.
Biến chứng ở cả 2 giới • - Viêm kết mạc - giác mạc. • - Vô sinh • - Viêm tiết niệu ngược dòng, viêm bàng quang, thận và bể thận. • - Nhiễm lậu lan tỏa: • + Nhiễm khuẩn huyết do lậu • + Viêmngoạitâmmạc, nộitâmmạc • + Viêm gan • + Viêm khớp • + Hội chứng Reiter
Chẩn đoán • Tiền sử quan hệ tình dục với người bị bệnh. • Lâm sàng: đái rắt, đái buốt, đái mủ. • Xét nghiệm: • Nhuộm Gram thấy song cầu Gram (-) trong bạch cầu đa nhân trung tính • Nuôi cấy, kháng sinh đồ • PCR (Polymerase Chain Reaction) (+) (nếu có điều kiện)
. Chẩn đoán phân biệt: • Do Chlamydia: có nhiều chủng gây các bệnh khác nhau, chủng D,E, F, I, K gây viêm niệu đạo, tử cung, trực tràng... • Đây là căn nguyên thường gặp nhất trong các bệnh LTQĐTD với các đặc tính sau : • Hay phối hợp với lậu nên gây hội chứng viêm nhiễm sau lậu. • Thời gian ủ bệnh dài, trung bình từ 1-3 tuần.
Lâm sàng : • ở nam thường có nóng rát ở niệu đạo, có khi kèm theo ra mủ (số lượng ít giống lậu mạn) hoặc ra dịch nhày ở miệng sáo. Đái buốt thường ít, có khi thấy ngứa ở niệu đạo. • ở nữ : biểu hiện lâm sàng thường kín đáo. Có thể gặp đái buốt, đái rắt, tiết dịch âm đạo. • Các xét nghiệm: • Miễn dịnh sắc ký • ELISA • PCR vớiChlamydia
.Do trùng roi (Trichomonas vaginalis) • Thường gây viêm âm đạo với các triệu chứng: • + Ngứa, khí hư âm đạo. • + Khám âm đạo nhiều khí hư lỏng, có nhiều bọt nhỏ. • Trùng roi cũng có thể gây viêm niệu đạo ở nam giới nhưng triệu chứng kín đáo hơn. Có đái buốt, ít mủ nhày. • - Xét nghiệm : soi tươi tìm trùng roi.
Do nấm Candida: thường do Candida albicans (chiếm 80%). ở nam: triệu chứng thường kín đáo, không rõ ràng. Có thể thấy ít dịch nhày ở miệng sáo, ngứa hoặc viêm quy đầu. Lây truyền: do quan hệ với vợ/bạn tình bị nhiễm nấm âm đạo. • ở nữ: triệu chứng rõ ràng hơn, khí hư nhiều, màu trắng như vãng sữa (đặc và bột). Khám thấy khí hư nhiều, bám vào thành âm đạo. • Xét nghiệm: • + Soi nấm thấy bào tử nấm + giả sợi • + Cấy nấm định loại trên môi trường Sabouraud
.Do tạp khuẩn • Vi khuẩn ưa khí : • Có thể xuất hiện sau phẫu thuật đường tiết niệu, sinh dục, dị dạng đường tiết niệu. Bệnh có ở cả nam và nữ. • + ở nam ra mủ giống lậu mạn, mủ ít, màu vàng xanh. • + ở nữ: ra khí hư số lượng ít. Có thể kèm theo các biến chứng như viêm tiết niệu ngược dòng. • + Xét nghiệm: nuôi cấy định loại và làm kháng sinh đồ.
Vi khuẩn yếm khí: gặp chủ yếu ở nữ gây viêm âm đạo do vi khuẩn (Bacterial Vaginosis - BV) • Biểu hiện ra khí hư (mủ) ở âm hộ, âm đạo số lượng có thể ít hoặc nhiều khám âm đạo thấy khí hư giống kem láng đều thành âm đạo, cổ tử cung bình thường. • - Xétnghiệm: + Test Sniff (+) • + Tếbào Clue (+)
Điều trị • Nguyên tắc • Điều trị sớm • Điều trị đúng phác đồ • Điều trị cả bạn tình • Tuân thủ chế độ điều trị: không quan hệ tình dục, không làm việc nặng, tránh thức khuya, không uống rượu bia và chất kích thích, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị. • Điều trị đồng thời Chlamydia.
Điều trị (tiếp) • Ceftriaxon (biệt dược Rocephine). Liều lượng: 250mg tiêm liều duy nhất, hoặc • Spectinomycine (biệtdượcTrobicin). Liềulượng : 2g liềuduynhấthoặc • Cefixime (biệtdượcCedax) uống 400mg liềuduynhất. • Điềutrịđồngthời Chlamydia vớicácthuốcsau: • Doxycyclin 100mg x 2lần/ngày x 7 ngày, hoặc • Tetracyclin/Erythromycin 500mg x 4 lần/ngày x 7 ngày, hoặc • Azithromycin (Zitromax) 1g liềuduynhất, hoặc • Clarithromyxin (biệtdượcClacid) 250mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
Lậu mạn (cả nam và nữ) • Có biến chứng sinh dục tiết niệu: Ceftriaxon 1g/ngày x 5 – 7 ngày. • Có biến chứng lan tỏa: cho bệnh nhân nằm điều trị nội trú. Ceftriaxon • 1-2 g/ngày. Tiêmbắphoặctĩnhmạch x 10 – 14 ngày. • Điều trị đồng thời Chlamydia bằng các thuốc sau: • + Doxycyclin 100mg x 2lần/ngày x 14 ngày, hoặc • + Tetracyclin/Erythromycin 500mg x 4 lần/ngày x 14 ngày, hoặc • + Azithromycin (Zitromax) 1g / ngày x 2 ngày, hoặc • clarithromyxin(Clacid) 250mg x 2 lần/ngày x 14 ngày.
.Lậu mắt ở trẻ sơ sinh • - Ceftriaxon 50mg/kg tiêm bắp liều duy nhất, tối đa không quá 125mg. • - Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý • - Điềutrịlậuchomẹ. • - Phòng ngừa lậu mắt ở trẻ sơ sinh : rửa sạch mắt trẻ ngay sau khi đẻ. Nhỏ mắc bằng dung dịch Nitrat bạc 1% hoặc mỡ Tetracyclin 1% cho tất cả trẻ mới sinh. • Điều trị bạn tình giống như điều trị bệnh nhân.
Phòng bệnh • Tuyêntruyền, giáodục y tếchocộngđồngthấyđượcnguyênnhân, cáchlâytruyền, biếnchứngvàcáchphòngbệnh. • Tậphuấnchuyênmônchocácbácsỹđakhoa, chuyênkhoa da liễuvàsảnphụkhoa. • Hướngdẫntìnhdục an toàn: • Chung thuỷmộtvợ, mộtchồng • Tìnhdụckhôngxâmnhập. • Sửdụngbaocaosukhiquanhệtìnhdục.