1 / 36

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ B Ư U CHÍNH VIỄN THÔNG

BÀI GIẢNG MÔN NGHIỆP VỤ TH ƯƠ NG MẠI. HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ B Ư U CHÍNH VIỄN THÔNG. Giảng viên: TS. Nguyễn Hoài Anh Điện thoại: 0948555117 Bộ môn: Quản trị - Khoa QTKD1 N ă m biên soạn: 2009. NỘI DUNG MÔN HỌC.

tivona
Download Presentation

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ B Ư U CHÍNH VIỄN THÔNG

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. BÀI GIẢNG MÔN NGHIỆP VỤ THƯƠNG MẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Giảng viên: TS. Nguyễn Hoài Anh Điện thoại: 0948555117 Bộ môn: Quản trị - Khoa QTKD1 Năm biên soạn: 2009

  2. NỘI DUNG MÔN HỌC Tổng quan về kinh doanh thương mại Tổ chức bộ máy của các doanh nghiệp thương mại Thị trường và phát triển thị trường của DNTM Tạo nguồn và mua hàng ở DNTM Dự trữ hàng hóa ở DNTM Bán hàng ở DNTM Dịch vụ khách hàng ở DNTM Xúc tiến thương mại Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu ở DNTM

  3. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm và các đặc trưng của kinh doanh thương mại 1.2 Mục đích, vai trò, chức năng và nhiệm vụ 1.3 Doanh nghiệp thương mại 1.4 Các hình thức kinh doanh thương mại 1.5 Hợp đồng thương mại 1.6 Nội dung các nghiệp vụ thương mại

  4. 1.1 KHÁI NIỆM KINH DOANH THƯƠNG MẠI Thương mại là lĩnh vực trao đổi hàng hóa,lưu thông hàng hóa thông qua mua bán bằng tiền trên thị trường

  5. 1.1 ĐẶC TRƯNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI

  6. 1.2 MỤC ĐÍCH KINH DOANH THƯƠNG MẠI

  7. 1.2 VAI TRÒ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

  8. 1.2 VAI TRÒ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

  9. 1.3 DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Phân loại theo tính chất mặt hàng kinh doanh

  10. 1.3 DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Phân loại theo quy mô doanh nghiệp

  11. 1.3 DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Phân loại theo cấp quản lý

  12. 1.3 DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Phân loại theo chế độ sở hữu

  13. Mua bán hàng hóa Môi giới thương mại Ủy thác mua bán hàng hóa Đại lý mua bán hàng hóa Đấu thầu hàng hóa Bán đấu giá hàng hóa Khuyến mại Quảng cáo thương mại Trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ Hội chợ triển lãm thương mại 1.4 CÁC HÌNH THỨC KDTM

  14. Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận (Khoản 8, Điều 3 LTM, 2005) 1. MUA BÁN HÀNG HOÁ

  15. Môi giới thương là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian( gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa , cung ứng dịch vụ thương mại (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ thương mại và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới. Người môi giới phải là thương nhân, có đăng ký kinh. Người được môi giới có thể là thương nhân cũng có thể không phải là thương nhân. 2. MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI

  16. Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên được ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa cho bên ủy thác với danh nghĩa của mình và theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác để hưởng thù lao Người được ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác. Người ủy thác không nhất thiết phải có tư cách thương nhân. 3. UỶ THÁC MUA BÁN HÀNG HOÁ

  17. Đại lý mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao Đại lý mua bán hàng hóa phải được xác lập bằng hợp đồng 4. ĐẠI LÝ MUA BÁN HÀNG HOÁ

  18. Đấu thầu hàng hóa dịch vụ là hoạt động thương mại theo đó một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong một số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu). Thương nhân đáp ứng tốt các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu) 5. ĐẤU THẦU HÀNG HOÁ

  19. Đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất 6. ĐẤU GIÁ THƯƠNG MẠI

  20. 6. ĐẤU GIÁ THƯƠNG MẠI

  21. Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng cách dánh cho khách hàng những lợi ích nhất định (Điều 88 LTM, 2005) 7. KHUYẾN MẠI

  22. Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình (Điều 102 LTM 2005) 8. QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

  23. Trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ được hiểu là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân dùng hàng hóa, dịch vụ và tài liệu về hàng hóa, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về hàng hóa, dịch vụ đó 9.TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU HÀNG HOÁ DỊCH VỤ

  24. Hội chợ, triển lãm là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hóa,dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa (điều 129 LTM, 2005) 10.HỘI CHỢ TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI

  25. Trong điều 388 BLDS năm 2005, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự 1.5 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

  26. Hợp đồng được giao kết dưa trên nguyên tắc sau : + Tự do giao kết nhưng không được trái với đạo đức xã hội + Tự nguyện , thiện chí, trung thực và ngay thẳng 1.5 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

  27. Hợp đồng thương mại có thể được giao kết bằng văn bản, lời nói, hoặc bằng hành vi cụ thể.Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiệ bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuận theo các quy định đó. 1.5 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

  28. 1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm 2. Số lượng, chất lượng 3. Giá, phương thức thanh toán 4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng 5. Quyền và nghĩa vụ của các bên 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 7. Phạt vi phạm hợp đồng 8. Các nội dung khác 1.5 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

  29. Đềnghịgiaokếthợpđồng : làhành vi pháplýđơnphươngcủamộtchủthểcónội dung bàytỏ ý địnhgiaokếthợpđồngvớichủthểkháctheonhữngđiềukiệnxácđịnh. 1.5 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

  30. Bên được đề nghị được coi là đã nhận được đề nghị khi : + Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân, được chuyển đến trụ sở nếu bên đươc đề nghị là pháp nhân + Đề nghị được đưa vào hệ thông thông tin chính thức của bên được đề nghị + Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác. 1.5 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

  31. Chấp nhận đề nghị Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị 1.5 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

  32. thời hạn chấp nhận giao kết hợp đồng như sau : + Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì phải trả lời trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận đươc trả lời khi đã hết hạn trả lời thì chấp nhận này được coi như là đề nghị mới của bên chậm trả lời. + Khi các bên trực tiếp giao dịch, kể cả trong trường hợp giao dịch qua điện thoại thì bên được đề nghị phải trả lời ngay, trừ trường hợp thỏa thuận về thời hạn trả lời. 1.5 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

  33. 1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết 2. Hợp đồng cũng được xem như đươc giao kết khi chưa hết hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết 3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng 4. Thời điểm giao kết hợp đồng được giao bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản . 1.5 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

  34. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng • Thế chấp tài sản • Cầm cố tài sản • Đặt cọc • Ký cược • Ký quỹ • Bảo lãnh 1.5 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

  35. Điều kiện để hợp đồng thương mại có giá trị pháp lý • Chủ thể của hợp đồng có năng lực pháp luật • Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp • Hợp đồng phải được thiết lập trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng • Hình thức của hợp đồng phải tuận thủ theo quy định của pháp luật 1.5 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

  36. 1. Nghiên cứu thị trường 2. Tạo nguồn- mua hàng 3. Quản trị dự trữ hàng hóa 4. Quản trị bán hàng 5. Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ khách hàng 6. Xúc tiến, khuyến mại 1.6 NỘI DUNG CÁC NGHIỆP VỤ THƯƠNG MẠI

More Related