210 likes | 412 Views
TĨNH TÂM GIỚI CAO NIÊN. Giáo Xứ TÂM AN. Chất lượng của tuổi thọ có tốt hay không là tùy thuộc người cao tuổi có nắm bắt được ý nghĩa và giá trị của tuổi này cả về mặt nhân bản cũng như về mặt đức tin hay không. SỐNG NIỀM VUI PHỤC SINH.
E N D
TĨNH TÂM GIỚI CAO NIÊN GiáoXứ TÂM AN
Chất lượng của tuổi thọ có tốt hay không là tùy thuộc người cao tuổi có nắm bắt được ý nghĩa và giá trị của tuổi này cả về mặt nhân bản cũng như về mặt đức tin hay không. SỐNG NIỀM VUI PHỤC SINH
Bởi vì có nắm bắt được ý nghĩa và giá trị, ta mới sẵn sàng dẹp bỏ được những thành kiến sai lầm của xã hội hôm nay thường coi tuổi già là thời gian suy tàn, vô dụng;
và cũng dẹp bỏ được mặc cảm tự nhiên muốn thu mình co cụm lại cho an thân, và từ chối mọi tham gia vào sinh hoạt hiện tại. Khi vượt qua những trở ngại trên, người cao tuổi sẽ phấn khởi chọn một lập trường nhất định, một hướng sống tích cực dấn thân, sẵn sàng vâng theo mệnh Trời.
1.Hoạtđộngbácái Mỗingườicaotuổisẽtùyhoàncảnhvàkhảnăngmình ở thànhthị hay nôngthôn, tùytheocáctổchứctrongxứđạo, tùytheotìnhtrạngkinhtếgiađình, đểthamgiarấtnhiềuhoạtđộngbácái; chỉcầnnhớđếnkinhThươngngườicó 14 mối, vìluônluônhợpthời:
Thương xác bảy mối Thương linh hồn bảy mối Cho kẻ đói ăn. Lấy lời lành khuyên người. Cho kẻ khát uống. Mở dạy kẻ mê muội. Cho kẻ rách rưới ăn mặc. Răn bảo kẻ có tội. Cho khách đỗ nhờ. An ủi kẻ âu lo. Thăm viếng bệnh nhân. Tha kẻ khinh dể ta. Thăm viếng kẻ tù rạc. Nhịn kẻ mất lòng ta. An táng kẻ chết. Cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
Trong thực tế, người cao tuổi có thể thi hành bác ái đối với người cao tuổi là bạn bè quen biết bằng cách liên lạc, thăm viếng nhau, có thể bằng điện thoại, giúp đỡ nhau phần hồn phần xác, chia sẻ tin tức về giáo hội, về xã hội, về sức khỏe ...
Người cao tuổi còn thi hành bác ái đối với những người khác cách trực tiếp khi có cơ hội; hoặc có thể hợp tác với các linh mục, tu sĩ trẻ mình quen biết, hay các nhóm làm việc bác ái để tiếp tay với họ.
Cũng có thể giới thiệu cho những người hảo tâm mình quen biết, các địa chỉ từ thiện hay nhân đạo để họ có thể tiếp xúc và giúp đỡ. Người cao tuổi có cả một ngàn lẻ một cách để chia sẻ và giúp đỡ ...
Ai cũng biết, mọi người đã lãnh Bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức đều có nhiệm vụ làm tông đồ, dù sống ở bất cứ bậc sống hay hạng tuổi nào. Có nhiệm vụ thì phải lo thi hành bằng việc cầu nguyện, dâng hy sinh, làm gương sáng, chỗ dựa đức tin cho con cháu. 2 Việc tông đồ .
Đã có nhiều người cao tuổi góp phần đắc lực vào việc bảo trì các nơi thờ phượng. Người cao niên làm lại cuộc đời bằng chọn con đường phục vụ giáo hội và xã hội. Tham gia các việc phụng tự: giờ kinh phụng vụ, chầu Thánh Thể, suy niệm Lời Chúa, lần hạt mân côi.. 3 Việc phụng vụ:
“Sau công đồng Vatican 2, người cao tuổi tỏ ra quan tâm nhiều đến chiều kích cộng đồng của đời sống đức tin. Nhiều phong trào và hiệp hội đã làm cho giáo hội được phong phú thêm, đặc biệt là nhờ một sự tham gia làm cho các thế hệ tháp nhập với nhau, và làm phát hiện ra những đặc sủng khác nhau của Thánh Thần, vừa dồi dào vừa sinh ích lợi ”. 4 Hoạt động của các hiệp hội và các phong trào giáo hội .
Người cao tuổi có nhiều lợi thế nhất để góp phần mình vào lãnh vực gia đình. “Người cao tuổi làm thành “bộ nhớ” về lịch sử cho thế hệ trẻ, và chuyển mang những giá trị nhân bản nền tảng. Ở Việt Nam, thường người cao tuổi có ảnh hưởng trong gia đình và xã hội, vì những truyền thống văn hóa về gia đình và xã hội như: lịch sự, lễ độ 5 Gia đình.
tiên học lễ hậu học văn, cần kiệm liêm chính, công dung ngôn hạnh, đạo ông bà, đạo vợ chồng, đạo thầy trò, lòng yêu nước ... đều do người cao tuổi đã tiếp nhận từ thế hệ trước, đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm để có thể đánh giá đúng hơn cũng như tốt hơn những tác động do thời cuộc đổi thay, và có thể giúp cho con cháu nhận ra sự thật và chọn định hướng cho tương lai.
Đây là lãnh vực rất phù hợp với khả năng người cao tuổi, vì vừa có bề dày kinh nghiệm ở đời, vừa có nhiều thời giờ tự do. Cần phải khuyến khích người cao tuổi dành năm tháng ngày giờ Chúa cho còn sống để thực hiện một sứ mệnh mới, được Chúa Thánh Thần soi sáng, đánh dấu sự bắt đầu của một giai đoạn đời người mà theo ánh sáng của mầu nhiệm Vượt qua, đó là giai đoạn phong phú nhất và hứa hẹn nhất”. 6 Chiêm niệm và cầu nguyện.
“dấu chỉ người cao tuổi đang hoàn thành trong thân xác và tâm hồn mình cuộc thương khó của Đức Kitô vì lợi ích cho giáo hội và thế giới. Việc này người cao tuổi chỉ có thể làm được khi họ cảm thấy được yêu thương và kính trọng. 7 Những thử thách, bệnh tật, đau khổ.
Vì thế việc quan tâm chăm sóc người yếu kém, đau khổ, không còn khả năng tự lo cho mình, là một bổn phận của giáo hội, và là bằng chứng về tình mẫu tử đích thực của giáo hội. Cần phải liệu cho những người cao tuổi không cảm thấy mình là vô dụng hay gánh nặng, để họ chấp nhận đau khổ như phương thế được tiếp xúc với mầu nhiệm của Thiên Chúa và của con người ”.
Đây là một lãnh vực về sự sống mà cả xã hội và giáo hội đang phải quan tâm. “Thời kỳ bệnh hoạn và đau khổ là thời kỳ tốt nhất để nhớ đến một nguyên lý bất diệt, đó là sự sống có tính thánh thiêng và bất khả xâm phạm. 8 Dấn thân bảo vệ nền văn hoá sự sống
Sứ mệnh của chính Đức Giêsu với nhiều lần chữa lành các bệnh hoạn chứng tỏ Thiên Chúa coi trọng sự sống phần xác của con người. Con người không thể tuỳ tiện chọn lựa sống hoặc chết, hay là cho người khác được sống hoặc chết; chỉ một mình Đấng mà “ở nơi Người, ta sống, cử động, và “hiện hữu”, mới có quyền chọn lựa như vậy.
“Người cao tuổi thà chấp nhận có một tuổi già chủ động tích cực, chuẩn bị chờ đón nó, tìm hiểu nó, không tốt hơn là để cho nó đến đột ngột như cơn gió mùa đông làm lộ những cành cây khẳng khiu ư? Dĩ nhiên nhờ có bước chuẩn bị tốt, ta có một kế hoạch già, một nghệ thuật già hẳn hoi, để hưởng một hạnh phúc trời cho mà người xưa ở Đông phương gọi là “hưởng lạc dư niên” không hay hơn sao. Kết luận
Còn các cụ cao niên được giáo hội cho biết ý nghĩa và giá trị của tuổi già theo ý định của Thiên Chúa, để làm cho già được sướng cả xác lẫn hồn ở đời này, và còn tiếp tục sướng trong cõi vĩnh hằng ở Thiên Đường nữa.