250 likes | 586 Views
Đơn vị : Tỉnh Bạc Liêu. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS 1. Về kiến thức - Hệ thống hóa và nâng cao tri thức về làm văn nghị luận. - Biết làm bài nghị luận về tác bài thơ, đoạn thơ. 2. Về kĩ năng - Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng
E N D
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS 1. Về kiến thức - Hệ thống hóa và nâng cao tri thức về làm văn nghị luận. - Biết làm bài nghị luận về tác bài thơ, đoạn thơ. 2. Về kĩ năng - Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh. - Trau rèn kĩ năng một các hệ thống và nhuần nhuyễn qua việc thực hành luyện tập làm văn nghị luận trong nhà trường. 3. Về thái độ, tư tưởng - Nâng cao ý thức trau rèn kĩ năng làm văn nghị luận nói chung và nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ nói riêng. - Xây dựng cho mình thói quen luyện tập viết văn nghị luận.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV và bài soạn. - Phiếu bài tập phục vụ cho học tập hợp tác theo hình thức thảo luận nhóm. - Sơ đồ, biểu bảng khái quát và khắc sâu kĩ năng nghị luận cho HS
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - HS làm việc hợp tác theo hình thức thảo luận nhóm. - Thiết kế bài tập và định hướng để dẫn dắt HS nắm bắt những tri thức về kĩ năng. - Thông qua thực hành, củng cố và khắc sâu kiến thức.
D.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi tích hợp: Theo anh/chị vì sao nói sức hấp dẫn của bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 2 – 2003 của Cô-phi-An-Nan là ở sự lập luận? Qua đó, anh/chị rút ra được bài học gì cho việc làm văn nghị luận xã hội cho bản thân?
- GV viết đề lên bảng, lần lượt nêu các câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu đề và các ý cần thiết để làm bài. - GV chủ trì buổi luyện tập, chấn chỉnh những phát biểu chủa chính xác, củng cố những kiến thức cần thiết và tổng kết buổi luyện tập để rút ra những tri thức lí thuyết cần thiết.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề Đề bài 1, SGK, tr. 85 1. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? 2. Vẻ đẹp của núi rừng trong đêm trăng khuya được miêu tả như thế nào? 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ có gì khác hình ảnh ẩn sĩ trong thơ cổ? 4. Vì sao lại nói bài thơ vừa có tính chất cổ điển, vừa hiện đại.
Hoạt động 2: Lập dàn ý Các nhóm tiến hành lập dàn ý và trao đổi sản phẩm với nhau.
Hoạt động 2: Lập dàn ý Sản phẩm của nhóm 1: 1. Mở bài Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. 2. Thân bài - Cảnh đẹp đêm trăng khuya ở chiến khu Việt Bắc. + Hình ảnh + Âm thanh + Bút pháp - Sự hài hòa giữa tâm hồn người nghệ sĩ và chiến sĩ trong bài thơ. 3. Kết bài Khái quát chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Hoạt đông 2: Lập dàn ý Sản phẩm của nhóm 2 1. Mở bài - Giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Khái quát về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Trích dẫn bài thơ. 2. Thân bài. - Hai câu đầu + Cảnh thiên nhiên trong đêm ở chiến khu Việt Bắc + Tâm hồn nghệ sĩ ở Bác. - Hai câu cuối + Tâm trạng của NVTT + Chất chiến sĩ ở Bác 3. Kết bài Đánh giá chung về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.
Hoạt động 2: Lập dàn ý HS trao đổi tranh luận và GV chốt lại vấn đề.
Hoạt động 2: Lập dàn ý Đề 2, SGK, tr. 85 1. Tìm hiểu đề - Khí thế của cuộc kháng chiến chống pháp được miêu tả như thế nào? - Về nội dung, đoạn thơ có thể chia làm mấy phần? - Về nghệ thuật, anh/chị có nhận xét gì về việc sử dụng thể thơ lục bát của nhà thơ Tồ Hữu? + Cách dùng từ ngữ, hình ảnh. + Cách vận dụng BPTT : trùng điệp, so sánh cường điệu,… + Giọng thơ ở đây như thế nào?
Hoạt động 2: Lập dàn ý Sản phẩm của nhóm 3 1. Mở bài Giới thiệu khái quát đoạn thơ 2. Thân bài - Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc. - Niềm vui chiến thắng dồn dập từ các chiến trường báo về Việt Bắc - Những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ. 3. Kết bài Đánh giá nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.
Hoạt động 2: Lập dàn ý Sản phẩm của nhóm 4 1. Mở bài - Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời và những nét bao trùm tác phẩm Việt Bắc. - Khái quát ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. 2. Thân bài - Nỗi nhớ ngập tràn niềm tự hào và niềm vui từ cuộc kháng Pháp rất đỗi hào hùng của dân tộc. - Những nét đặc sắc về nghệ thuật + Hình ảnh + Âm điệu + Biện pháp tu từ + Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của đoạn thơ. 3. Kết bài Đánh giá sự thành công của đoạn thơ trong việc góp phần làm nên tiếng vang cho bài thơ viết về Quê hương Cách mạng dựng nên cộng hòa – Việt Bắc.
Hoạt đông 3: GV chốt lại vấn đề GV tổng kết tình hình buổi luyện tập, khẳng định những ưu điểm và nói rõ hơn một vài điều cần lưu ý để làm tốt văn nghị luận về tác phẩm thơ hay đoạn thơ cho các em HS.
Hoạt động 4: Chốt lại KT ở phần Ghi nhớ - Đối tượng của bài văn nghị luận về thơ rất đa dạng:một bài thơ, một đoạn thơ, một hình tượng thơ,…Tuy nhiên, với kiau63 bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ,…của bài thơ, đoạn thơ đó. - Bài viết thường có các nội dung sau: + Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ. + Phân tích những giá trị về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. + Đánh giá chung.
Hoạt động 5: Học tập theo dự án Nôi dung câu hỏi 1. Mỗi nhóm chỉ ra những điểm sáng thẩm mĩ cần khai thác ở khổ thơ cuối trong văn bản tác phẩm Tràng Giang – Huy Cận. 2. Mỗi nhóm chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm của nhóm mình với nhóm bạn để nâng cao kĩ năng tìm hiểu đề, xác lập yêu cầu, lập dàn ý cho bài viết. 3. Các nhóm trao cho nhau kế hoạch dự án bao gồm ngân hàng bài tập mà nhóm mình thiết kế và đề ra thời gian hoàn tất. Sau đó, đối chiếu với những gì mà các nhóm đã tích lũy được trong tiết học này.
4. Củng cố - Anh/chị có nhận xét gì về đối tượng nghị luận về thơ? Xuất phát từ điều này, chúng ta cần phải thao tác như thế nào khi nghị luận? - Điểm tương đồng và khác biệt của kiểu bài này so với nghị luận về một vấn đề XH là gì? - Anh/chị rút ra được bài học bài hoc gì để để chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống từ thao tác nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. GV liên hệ thực tế giáo dục HS.
5. Dặn dò - HS về nhà thực hành theo những bài tập mà chúng ta chuẩn bị trong phiếu bài tập cho HS. - Chuẩn bị cho bài học ở tiết tiếp theo.
Đơn vị: Tỉnh Bạc Liêu XIN CẢM ƠN SỰ QUAN TÂM THEO DÕI CỦA QUÝ THẦY CÔ!