390 likes | 1.18k Views
Khái quát văn học Ấn Độ. Giáo trình: GS Lưu Đức Trung Soạn giảng: Nguyễn Thanh Phong. I . Văn học cổ đại Ấn Độ II . Văn học trung đại Ấn Độ III . Văn học cận hiện đại Ấn Độ. I . Văn học cổ đại Ấn Độ. 1. Khái quát Kéo dài từ 1000 năm trước CN – thế kỉ VIII.
E N D
Khái quát văn học Ấn Độ Giáo trình: GS Lưu Đức Trung Soạn giảng: Nguyễn Thanh Phong
I. Văn học cổ đại Ấn Độ II. Văn học trung đại Ấn Độ III. Văn học cận hiện đại Ấn Độ
I. Văn học cổ đại Ấn Độ 1. Khái quát • Kéo dài từ 1000 năm trước CN – thế kỉ VIII. • Khơi nguồn cho chủ nghĩa nhân đạo phát triển trở thành truyền thống và bản sắc của văn học Ấn Độ. • Các giai đoạn: 1.1. Giai đoạn văn học Vêđa: kinh Vêđa của đạo Bàlamôn, Brahmana, Upanixat, Purana… • Kinh Vêda gồm nhiều bài ca, câu thơ, mẫu chuyện ca ngợi thánh thần và cuộc sống con người, là thần thoại đầu tiên của Ấn Độ và loài người, chi phối xã hội Ấn Độ suốt 1000 năm. Kinh Vêda gồm 4 cuốn: Rig Vêda, Soma Vêda, Yajur Vêda, Athava Vêda. • Brahmana: bàn về nghi lễ, tục lệ và nhiều truyện thần thánh của đạo Bàlamon. • Upanixat (Áo nghĩa thư) • Purana: pho thần thoại Ấn Độ, gồm 18 truyện cổ dài 400.000 đoạn thơ, nội dung nói về sự tích các vị thần, sự hình thành vũ trụ, loài người, truyện các anh hùng dũng sĩ thời khai thiên lập địa…
1.2. Giai đoạn văn học sử thi: V tr.CN đến VII. • Ramayana, Mahabharata, Bhagavat Gita (Chí tôn ca). • Nhiều bộ kinh sách Phật giáo: Dhanmapađa (Kinh pháp cú), Tripitaka (Tam tạng), Jataka (Truyện tiền thân đức Phật), Panchatantra (Năm tập sách)… Giáo huấn, răn dạy con người tư luyện đạo đức, ứng xử trong xã hội. • Thơ trữ tình tiếng Tamil: Kuruntokai (Hợp tuyển thơ tình) gồm 400 bài thơ tình do 200 nhà thơ sáng tác.
1.3. Giai đoạn cuối: VIII • Phật suy yếu, Hinđu phát triển, chế độ pk khắc nghiệt, nội chiến nổ ra, người Ả rập Hồi giáo xân lấn. • Văn học tản mạn, riêng rẽ, mang màu sắc chủng tộc địa phương. • Tác giả: Bhatrihari, Bana, Đanđi, Bhavabhuti…
2. Tác giả tiêu biểu 2.1. Bhatrihari • Nhà thơ, triết gia, nhà ngữ pháp học. • Say mê đàn bà, luôn đi tìm khoái lạc. • Tác phẩm nổi tiếng: Trăm bài thơ về hiểu biết, Trăm bài thơ về tình yêu, Trăm bài thơ về bổn phận, một số công trình triết lí, ngôn ngữ. • Nội dung thơ: tự do phóng túng trong tình dục và khuynh hướng khổ hạnh, tình yêu và tôn giáo.
2.2. Bana • Xây dựng bộ sử thi về vua Harsa. • Tác phẩm: Truyện vua Harsa, Chuyện tình Kadambari, Tác phẩm triết học Kanđicatica.
2.3. Bhavabhuti • Nhà thơ, nhà soạn kịch Ấn Độ, xuất thân dòng dõi Bàlamôn. Am hiểu sâu sắc kinh Vêđa, Upanixat và học thuyết Yoga. • Nổi bật nhất là kịch, ông để lại 3 vở kịch nổi tiếng, là tác giả tập thơ 13 bài Gunarata.
II. Văn học trung đại Ấn Độ 1. Khái quát • Kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XVIII. • Xã hội nhiều biến đổi, nạn ngoại xâm thường xảy ra, người Hồi giáo xâm lược và thiết lập vương quốc Hồi giáo; thế kỉ XIV quân Mông Cổ tràn qua, thế kỉ XVII bị thực dân Anh xâm lược, xâu xé. • Đất nước bị chia cắt, nền chính trị bị lung lay, kinh tế sa sút, xã hội lung lay. • Đại Gien và đạo Phật mất chỗ đứng, đạo Hinđu bị đạo Hồi chèn ép nên dung hòa với Hồi giáo để tồn tại. • Văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ pha trộn giữa bản sắc dân tộc + ngoại lai.
Xuất hiện đội ngũ nhà văn sáng tác bằng ngôn ngữ dân tộc: Chand Barđa, Surdas, Chanđi Đax, nhà thơ Tukaram, Tiruvallava... • Thể loại: trường ca, truyện truyền kì, thơ tình, thơ tôn giáo... • Ngôn ngữ: tiếng Bengali, Pali, Sankrit, Urđu, Hinhđi, Marathi, Tamil...
Dòng văn chương sùng tín Bhakti • Theo giáo lí Hinđu, con người muốn giải thoát phải thực hiện đầy đủ bổn phận ở đời, tu hành khổ hạnh, chiêm nghiệm suy tư để có hiểu biết, sùng tín đấng tối cao. • 4 trường phái, mỗi trường phái chọn những nhân vật trong truyền thuyết để tôn thờ: (1) Trường phái 1: thờ đấng Siva, tác giả tác phẩm: thủ tướng Mankka Vasahar – Những lời thiêng liêng, nhà thơ Basavana, nhà thơ nữ Lalla- Cứu rỗi, nhà thơ Ramprasad – tập Kirtan.
(2) Trường phái 2: thờ thần Visnu, đề cao anh hùng Rama và thần hóa thân Krixna. Tác giả tác phẩm: nhà thơ Tunxi Đax – Hồ truyền kì Rama, nhà thơ Giayađeva – Mục tử ca (Gita Govinđa)... (3)(4) Trường phái 3, 4: tôn thờ đấng tối cao huyền bí ngự trị torng tâm mỗi người, tôn thờ chân lí là đấng tối cao vĩnh hằng. Tác giả: Kabia, Nanak...
Trình độ nghệ thuật trong văn học được nâng cao, thơ ca phát triển dưới nhiều hình thức mới mẻ, nội dung hướng về ca ngợi tự do, ước mơ của con người.
2. Tác giả tiêu biểu 2.1. Nhà thơ Basavana • Xuất thân đẳng cấp Bàlamon và từ bỏ nó, tu luyện, làm quan, trường phái 1, sau từ quan. • Tập thơ Vachanas: 1000 bài ca ngợi đấng tối cao, toát lên tình yêu thương và lòng tin giữa con người cùng với tinh thần bình đẳng tự do, xóa bỏ đau khổ, hướng về chân lí vĩnh hằng, tình yêu vĩnh cửu..
Sự giàu sang sẽ xây lên những đền thờ Siva Còn tôi, người đàn ông đau khổ, sẽ làm gì? Đôi chân tôi là cột trụ bằng đá Thân hình tôi là điện thờ, Trái tim tôi là mái đền bằng vàng. Xin hãy lắng nghe, Đâng tối cao – nơi những dòng sông gặp gỡ Nơi những gì đang đứng rồi sẽ sụp đổ Nơi những gì vận động sẽ trụ lại mãi mãi với thời gian.
2.2. Nhà thơ Chanđi Đax • Nhà thơ trữ tình lớn thế kỉ XIV • Dòng dõi Bàlamôn, yêu cô gái không cùng đẳng cấp nên bị trục xuất. • Thơ ông phá vỡ mọi khuôn phép Bàlamôn, ca ngợi con người và tình yêu, lí tưởng hóa tình yêu, thần thánh hóa tình yêu, tình yêu là quê hương, là cuộc sống, đề cao chân lí và hòa hợp con người.
Tình yêu là quê hương tôi thích trú ngụ Tình yêu đã xây cho tôi căn nhà nhỏ Tình yêu đã nâng niu và xây dựng cuộc đời tôi Tôi sẽ giữ chặt trong tim và chia sẻ cho đời Hãy nghe đây, hỡi loài người là anh em cả Chân lí của con người là cao cả trong mọi chân lí Không có chân lí nào khác vượt lên trên được chân lí của con người.
2.3. Nanak • Sáng lập đạo Xích, đẳng cấp quý tộc. • Thích hiểu biết thế giới tâm linh, đi khắp nơi trên đất nước, chịu ảnh hưởng tư tưởng Kabia. • Tập thơ Adi Granth (Cuốn sách đầu tiên) gồm 974 bài thánh ca cho tín đồ Đạo Xích cầu nguyện.
2.4. Nhà thơ Tunxi Đax • Gốc Bàlamôn, nghèo khổ, sùng bái thần Rama, sưu tầm nhiều truyền thuyết về Sita và Rama. • Tác phẩm: Vinaya Patrika và Hồ truyền kì Rama.
III. Văn học cận hiện đại Ấn Độ • Kéo dài từ giữa XIX – 1947. • Ấn Độ như con thuyền khổng lồ chìm nổi giữa bão tố. • Văn học chuyển biến mạnh mẽ, gắn liền với vận mệnh đất nước, phản ánh sự nghiệp giải phóng dân tộc và phục hưng đất nước. • Hình thành 3 khuynh hướng: bài ngoại, sùng ngoại, dung hòa Đông – Tây.
Nhà thơ Tagore phất cao ngọn cờ phục hưng, kêu gọi cách tân văn học, hòa hợp văn hóa Đông Tây, thơ ca ông cấ cao lời kê gọi: dòi cơm gạo, đòi cuộc sống, đòi ánh sáng và tự do, đòi sinh lực, sức khỏe, niềm vui và lòng dũng cảm chân thành rộng mở. • Nhà thơ Bharati đón nhận CMT10 Nga, ngòi bút hiện thực thêm sắc bén. • Văn học lấy cảm hứng từ cuộc sống nhân dân, đề tài yêu nước tố cáo tội ác của đế quốc phong kiến, phản ánh đời sống cơ cực của công nhân, nông dân. Tác giả Prem Chanđơ, Ôrôbinđơ Gôdơ, Valatôn, Bharati, Pantơ... • Ngoài chống đế quốc, văn học thời này con đấu tranh chống trào lưu văn học suy đồi, phản nhân tính.