80 likes | 254 Views
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG. Bài 5: THỨC ALAYA TÊN GỌI VÀ CHỨC NĂNG Thích Nhật Từ Khoa Triết học, HVPGVN tại TP.HCM. Bài 5. TÊN GỌI VÀ CHỨC NĂNG. Bài 4: Alaya, dị thục và hạt giống 1. Thức a-đà-na ( ādāna-vijñāna ) N ắm giữ chủng tử và các sắc căn không để hủy hoại
E N D
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG Bài 5: THỨC ALAYA TÊN GỌI VÀ CHỨC NĂNG Thích Nhật Từ Khoa Triết học, HVPGVN tại TP.HCM
Bài 5. TÊN GỌI VÀ CHỨC NĂNG Bài 4: Alaya, dị thục và hạt giống 1. Thức a-đà-na (ādāna-vijñāna) Nắm giữ chủng tử và các sắc căn không để hủy hoại Nhiếp luận bản 1 (tr.133b29): Vì nó chấp thọ tất cả căn có sắc, và là sở y của thủ (upādāna). - Giữ gìn (chấp trì) mọi hạt giống hữu lậu và vô lậu. - Giữ chịu (chấp thọ) giác quan, thân thể (căn thân) và thế giới - Giữ lấy (chấp thủ) việc tiếp nối đời sau.
Bài 5. TÊN GỌI VÀ CHỨC NĂNG 2. Thức nền tảng (mula-vijñāna): căn bản thức Đại chúng bộ: Bảy thức và các hạt giống nhiễm tịnh đều nương vào mà hiện khởi tác dụng. Khi rời khỏi cơ thể, cái chết thực thụ xuất hiện. 3. Thức ba cõi (Hữu phần thức): Hiện hữu trong phạm vi dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Theo Hóa địa bộ, thức này còn được gọi là Cùng sinh tử uẩn.
Bài 5. TÊN GỌI VÀ CHỨC NĂNG 4. Vô cấu thức (amala-vijñāna): a-mạt-la thức 阿末羅識, a-ma-la thức 阿摩羅識. Còn gọi là thức bạch tịnh, không còn cấu nhiễm và phàm nhiễm. Nơi sở y của các pháp vô lậu cực kỳ thanh tịnh. Đạt được khi đạt Phật quả. Như Khế kinh: “Thức vô cấu của Như lai, là giới tịnh vô lậu, giải thoát hết mọi chướng, tương ưng trí viên kính.” 7. Thức Như Lai tạng: Phiền não che giấu chất Như Lai. Chứa đựng các hạt giống Như Lai trong sinh tử.
Bài 5. TÊN GỌI VÀ CHỨC NĂNG 5. Sở tri y (vijñeyāśraya): nơi y chỉ cho các pháp sở tri hoặc nhiễm hoặc tịnh. Nhiếp luận thích (Thế Thân) 1 (tr.322b29): Cái có thể được nhận thức, gọi là sở tri. Đó là các pháp tạp nhiễm và thanh tịnh, tức ba tự tính. 6. Tâm:a. Nhục đoàn tâm: Tâm cục thịt = quả tim người. Trung tâm của sinh vật = Xử trung tâm. b. Tập khởi tâm: sinh khởi tâm, nguồn gốc sinh khởi. c. Duyên lự tâm: Còn gọi Lự trí tâm, liễu biệt tâm. d. Kiên thực tâm: Kiên cố chân thực, chẳng sinh chẳng diệt = tự tính thanh tịnh tâm. e. Tích tụ tinh yếu tâm: Tâm bao quát cả vạn hữu. Quy chiếu của tam giới, thánh phàm.
Bài 5. TÊN GỌI VÀ CHỨC NĂNG 7. Nhận xét chung Nền tảng, tiềm ẩn vi tế. Tồn tại trong bất tỉnh, mê man. Trong tái sinh, vào trước ra sau. Xẩy thai, phái thai do thiếu nghiệp cảm tương ứng. Kinh Đại thừa A-tì-đạt-ma (chưa có Hán dịch), dẫn trongNhiếp luận thích 1 (T31n1597, tr.324a18): vô thủy thời lai giới, nhất thiết pháp đẳng y. Do thử hữu chư thú, cập niết-bàn chứng đắc 無始時來界, 一切法等依, 由此有諸趣, 及涅槃證得.
II. BA BẤT KHẢ TRI CỦA ALAYA Bất khả tri: Chấp thọ, xứ, liễu 不可知執受,處,了. Bất khả tri: “không thể biết” vì hành tướng của thức này vi tế, khó nhận biết. Sở duyên của thức là cảnh được chấp thọ nội tại cũng vi tế. Lượng của của khí thế gian khó ước lượng => “không thể biết”. a. Chấp thọ: đối tượng nội giới - Các chủng tử là sở duyên của thức. Thân hữu căn = sắc và y xứ của căn. - Chấp thọ = chấp thủ: Chấp giữ các hạt giống, thân có căn.
II. BA BẤT KHẢ TRI CỦA ALAYA Thuật ký (tr.315c11): “Chấp, nghĩa là nhiếp trì 攝義持義 (thâu tóm và duy trì). Thọ, nghĩa là lãnh thọ và giác tri 領義覺義. Thâu tóm vào tự thể, duy trì không để huỷ hoại. Cọng đồng an nguy là lãnh thọ, để làm phát sinh cảm giác.” b. Xứ: thế giới ngoại tại - Xứ = xứ sở = khí thế gian (bhājana, thế giới như cái bát chứa đựng): nơi cư trú của hữu tình. - Thế giới có là do cộng nghiệp của hữu tình. - Dị thục của chúng sinh tạo thế giới này. - Thế giới sắp hoại diệt vẫn hiện hữu. c. Liễu = liễu biệt (vijñaptika) nhận thức, biểu hiện, biểu thị, hiển thị.