0 likes | 13 Views
Lu1ea1c hay u0111u1eadu phu1ed9ng lu00e0 mu1ed9t trong su1ed1 nhu1eefng lou1ea1i hu1ea1t giu00e0u dinh du01b0u1ee1ng, chu1ee9a nhiu1ec1u chu1ea5t xu01a1, vitamin E, K cu00f9ng cu00e1c khou00e1ng chu1ea5t quan tru1ecdng cu1ea7n thiu1ebft cho su1ee9c khu1ecfe. Tuy nhiu00ean, vu1edbi bu00e0 bu1ea7u 3 thu00e1ng u0111u1ea7u u0103n lu1ea1c u0111u01b0u1ee3c khu00f4ng?
E N D
3 tháng đầu mẹ bầu ăn lạc được không? Bản thân lạc là loại thực phẩm được nhiều người lựa chọn vì rất dễ ăn. Tuy nhiên, việc ăn lạc khi mang thai 3 tháng đầu có thật sự tốt hay không thì không phải phụ nữ mang bầu nào cũng hiểu rõ. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khi bà bầu muốn ăn lạc. Xem thêm: 3 tháng đầu không uống sắt có sao không 3 tháng đầu mẹ bầu ăn lạc được không? Câu trả lời là có. Một số lợi ích tích cực khi bà bầu ăn đậu phộng bao gồm: Giúp tăng canxi tốt cho xương Trong 100gr lạc cung cấp khoảng 68mg canxi. Canxi là một dưỡng chất quan trọng mà bà bầu 3 tháng đầu cần bổ sung. Bởi khoáng chất này rất cần thiết cho hệ xương khớp của mẹ bầu và quá trình hình thành xương cho thai nhi. Giúp hỗ trợ giảm nồng độ muối Tình trạng ốm nghén của mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất thường kéo theo cảm giác nhạt miệng làm tăng nhu cầu về muối natri. Do vậy nhiều mẹ thường có thói quen ăn mặn hơn so với bình thường. Tuy nhiên, việc mẹ bầu ăn quá nhiều muối có thể gây phù và dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho cả thai nhi. Lạc là loại hạt có vị mặn nhưng lại có hàm lượng muối không cao. Do vậy, mẹ bầu có thể ăn lạc để “phục vụ” sở thích ăn mặn của nhưng không bị tăng nồng độ muối nhé. Xem thêm: thuốc DHA cho bà bầu loại nào tốt Giúp cung cấp chất béo không bão hòa
Trong lạc chứa hàm lượng lớn chất béo không bão hòa. Đây là loại chất béo tốt được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bổ sung vào thực đơn hàng tuần của các mẹ bầu. Chất béo không bão hòa làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và hạn chế tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Đồng thời giúp cơ thể của mẹ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, tham gia vào quá trình hình thành não bộ cho thai nhi trong bụng. Cải thiện tiêu hóa, tránh táo bón ở bà bầu 3 tháng đầu Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu dễ bị bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, đầy hơi,… Việc ăn lạc lúc này sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ phòng tránh táo bón khi mang thai. Bởi trong 100gr đậu phộng cung cấp 2.5g chất xơ sẽ thúc đẩy nhu động ruột, giảm thời gian thức ăn thừa lưu lại trong ruột và phòng tránh táo bón hiệu quả. Xem thêm: vitamin tổng hợp không gây táo bón Bổ sung lượng calo cần thiết cho mẹ Hàm lượng calo trong lạc rất lớn (567 calo). Đây là nguồn năng lượng vô cùng cần thiết cho mẹ bầu 3 tháng đầu trong các hoạt động sống hàng ngày. Đồng thời, cung cấp calo để nuôi dưỡng thai nhi phát triển toàn diện. Duy trì sức khỏe tim mạch cho mẹ trong 3 tháng đầu Trong 100g lạc có lượng chất béo không bão hòa rất cao và 421mg kali giúp giảm cholesterol trong máu, điều hòa nhịp tim và huyết áp. Bên cạnh đó, trong lạc còn có các chất chống oxy hóa mạnh như axit oleic giúp ngăn chặn sự gây hại của các gốc tự do và duy trì sức khỏe tim mạch của mẹ. Mách mẹ bầu 3 món ăn ngon từ lạc
Dưới đây là 1 số gợi ý những món ngon được chế biến từ lạc mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể bổ trợ: Lạc luộc: là món ăn vặt đơn giản mà mẹ có thể ăn mỗi khi cảm thấy buồn miệng. Sữa lạc: mẹ bầu nên uống sữa đậu phộng trong bữa sáng hoặc trước khi đi ngủ 1 tiếng để giúp cơ thể hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng. Xôi lạc: mẹ có thể bổ sung vào thực đơn bữa sáng của mình món xôi đậu phộng, tuy nhiên mẹ chỉ nên ăn tuần 1 lần là phù hợp nhất. Bơ lạc: mẹ bầu có thể ăn bơ đậu phộng với bánh mì, bánh gạo lứt vào bữa sáng để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Canh bí đỏ lạc, cháo lạc táo đỏ: thực đơn ăn uống của mẹ có thể làm phong phú hơn với các món như canh bí đỏ nấu lạc hoặc cháo lạc… Kẹo mè xửng, kẹo gương, kẹo kéo: đây là một món ăn vặt yêu thích của nhiều mẹ bầu, vị ngọt trong kẹo có thể giảm cảm giác nhạt miệng của các mẹ. *Chú ý: Trong quá trình ăn lạc, nếu mẹ bầu thấy xuất hiện những triệu chứng lạ như: ngứa ran trong miệng, co thắt dạ dày, nổi mề đay, phát ban, buồn nôn, khó thở, sưng lưỡi,…. thì nên ngưng sử dụng ngay. Ngoài ra, vì trong lạc có chứa hoạt chất Conarachin và Arachis có thể gây dị ứng. Do đó, mẹ bầu không nên ăn lạc nếu có tiền sử dị ứng với thực phẩm này. Bên cạnh bổ sung lạc thì mẹ bầu cần có cho mình thực đơn dinh dưỡng khoa học với đầy đủ rau củ quả, thịt, cá, trứng, sữa… và bổ sung thêm thuốc canxi và sắt cho bà bầu. Bởi lẽ, việc ăn đầy đủ sẽ cung cấp nhiều dinh dưỡng cho thai kỳ, giúp mẹ bầu thêm khỏe và thai nhi phát triển toàn diện. Trên đây là những giá trị dinh dưỡng mà đậu phộng mang lại cho tất cả chúng ta. Hy vọng với bài viết này, các mẹ bầu đã biết thêm nhiều thông tin bổ ích về loại thực phẩm đặc biệt này và từ đó xây dựng được cho mình một chế độ ăn hợp lý nhé!