0 likes | 7 Views
Chuu1ed9t ru00fat lu00e0 hiu1ec7n tu01b0u1ee3ng thu01b0u1eddng thu1ea5y u1edf mu1eb9 bu1ea7u trong quu00e1 tru00ecnh mang thai vu00ec cu00f3 nhiu1ec1u nguyu00ean nhu00e2n khu00e1c nhau. Vu1eady bu00e0 bu1ea7u mu1ea5y thu00e1ng bu1ecb chuu1ed9t ru00fat?
E N D
Chuột rút khi mang thai bắt đầu khi nào? Chuột rút khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở bà bầu. Trong một số trường hợp, bà bầu bị chuột rút gặp tình trạng đau đớn dữ dội, vô cùng khó chịu. Vậy bà bầu mấy tháng bị chuột rút? Tại sao bà bầu bị chuột rút Theo các bác sĩ sản khoa, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút khi mang thai: Theo các bác sĩ, vào ban đêm, vào mùa lạnh và càng đến cuối thai kỳ thì hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu càng xảy ra thường xuyên hơn. Ngoài ra, một nguyên nhân khác nữa là vào những ngày đầu thai kỳ, bà bầu hay bị ốm nghén, nôn và thậm chí không ăn uống được sẽ khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, bị mất nước,…gây co cứng cơ cho bà bầu. Khi thai nhi lớn dần lên, tử cung của người mẹ sẽ phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con. Điều này đồng nghĩa với việc nhóm cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung ở mẹ bầu sẽ bị kéo căng. Từ đó gây ra các cơn đau nhức và co rút ở vùng bụng. Một nguyên nhân phổ biến khác nữa gây nên hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu đó là tình trạng bị thiếu hụt canxi. Trong giai đoạn mang thai, nhất là vào những thai kỳ cuối nhu cầu canxi của cơ thể sẽ tăng cao để “phục vụ” cho sự phát triển của bé trong bụng. Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ sẽ khiến cơ thể mẹ có xu hướng tự “rút” canxi để truyền cho bé. Tình trạng thiếu canxi làm cơ bắp của mẹ dễ đau nhức, dễ căng cơ và thậm chí bị co rút. Xem thêm: xuống máu chân lần 3 bao lâu thì de Chuột rút khi mang thai bắt đầu khi nào? Tháng thứ 3 thai kỳ là thời điểm mà mẹ sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu do bị chuột rút và các cơn đau ngày càng xuất hiện thường xuyên khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra
cả ban ngày và thường nặng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của mẹ. Tuy nhiên, tình trạng này không để lại hậu quả gì cho mẹ và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ. Thông thường, vị trí bị chuột rút thường gặp nhất là ở bắp chân, đùi, bàn chân, ngoài ra còn hay gặp ở tay, thân mình. Lưu ý trường hợp chuột rút ở bụng mẹ cần chú ý vì có khả năng sảy thai. Bên cạnh cơn đau đột ngột, mẹ cũng có thể cảm thấy một khối mô cứng bên dưới da. Nếu chuột rút khi mang thai có kèm theo triệu chứng như ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng cao hoặc đau dữ đội ở phần bị đau thì mẹ cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời nhé. Xem thêm: thuốc DHA cho mẹ bầu loại nào tốt Làm sao để hết chuột rút khi mang thai? Chuột rút khi mang thai là hiện tượng rất bình thường song cũng mai lại không ít khó chịu và bất tiện cho mẹ bầu. Dưới đây là cách chữa chuột rút khi mang hiệu quả mẹ bầu cần biết: Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, thư giãn nhiều hơn Các chị em nên để cơ thể, đặc biệt là đôi chân được vận động, thư giãn thường xuyên. Ngoài ra, bà bầu cũng cần tránh tình trạng đứng/ngồi 1 chỗ quá lâu khiến bà bầu bị chuột rút nặng nề hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng nhớ không nên vận động quá mạnh, nhất là mang vác nặng sẽ khiến đôi chân càng bị “đè nặng” và hiện tượng chuột rút xảy ra trầm trọng hơn đấy nhé! Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng biện pháp mát-xa chân bằng cách nhẹ nhàng xoa bóp, mát-xa từ đùi đến bắp chân, ngón chân, mắt cá,… để máu được lưu thông tốt hơn và các nhóm cơ cũng được thư giãn và hoạt động tốt hơn.
Chú ý uống đủ nước mỗi ngày Ngoài ra, mẹ cũng cần ăn uống đầy đủ đặc biệt là uống đủ nước lọc mỗi ngày để tránh bị mất nước, mất cân bằng điện giải gây co cứng cơ. Khi đang bị chuột rút, mẹ bầu có thể xoa bóp hoặc đặt túi chườm hoặc là dùng một chai nước nóng chườm lên vùng bị đau nhé. Xem thêm: bà bầu uống sắt và canxi đến khi nào Bổ sung canxi cho mẹ bầu Điều quan trọng nhất là mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết trong thực đơn hàng ngày (như hải sản, trứng, sữa, cá…). Khi nhu cầu canxi tăng lên, mẹ có thể bổ sung thêm viên canxi tổng hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý trước khi quyết định uống bổ sung canxi, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê lượng phù hợp bởi nếu dư hoặc thiếu canxi đều mang đến hậu quả khó lường. Xem thêm: thuốc sắt và canxi loại nào tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương Mang thai luôn là một sự kiện đáng nhớ. Chính vì vậy luôn duy trì sức khỏe, giảm căng thẳng và khám thai định kỳ để giúp cho quá trình mang thai của bạn ngày càng trở nên thú vị. Chúc mẹ có thai kỳ trọn vẹn và khỏe mạnh nhé!