0 likes | 9 Views
Mu1eb9 bu1ea7u cu1ea7n nu1eafm vu1eefng cu00e1c du1ea5u hiu1ec7u du1ecda sinh non u0111u1ec3 ku1ecbp thu1eddi phu00e1t hiu1ec7n tu00ecnh tru1ea1ng tru00ean vu00e0 cu00f3 cu00e1ch can thiu1ec7p ku1ecbp thu1eddi, bu1ea3o vu1ec7 thai ku1ef3 cu1ee7a mu1eb9 an tou00e0n, khu1ecfe mu1ea1nh.
E N D
Dấu hiệu sinh non sản phụ cần lưu ý Dọa sinh non là tình trạng cảnh báo sinh non, sinh sớm của phụ nữ mang thai. Trẻ khi sinh non sẽ có nguy cơ mắc phải những vấn đề về sức khỏe, thậm chí là tử vong sau sinh. Mẹ bầu cần nắm vững các dấu hiệu dọa sinh non để kịp thời phát hiện tình trạng trên và có cách can thiệp kịp thời, bảo vệ thai kỳ của mẹ an toàn, khỏe mạnh. Xem thêm: các loại thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất Sinh non là gì? Thông thường, một thai kỳ bình thường sẽ diễn ra trong 40 tuần. Nếu mẹ bầu chuyển dạ sinh con ở tuổi thai từ 22 tuần đến trước 37 tuần được gọi là sinh non. Thông thường có 4 mức độ sinh non, được chia theo tuần tuổi thai như sau: Sinh cực non: Đối với em bé được sinh trước 28 tuần tuổi. Sinh rất non: Đối với ca sinh non 28 đến 31 tuần và 6 ngày tuổi. Sinh non trung bình: Gồm các bé sinh non 32 tuần đến 33 tuần 6 ngày. Sinh non muộn: Gồm ca sinh non 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày tuổi. Sinh non do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó nguyên nhân chính thường thấy như mẹ có tiền sử sinh non, mẹ bẩm sinh có cổ tử cung ngắn, từng thực hiện phẫu thuật trên tử cung hoặc cổ tử cung. Ngoài ra, mẹ gặp các vấn đề rối loạn khi mang thai: mang đa thai, song thai cùng trứng, khác trứng, chảy máu âm đạo, khoảng cách giữa 02 lần mang thai quá ngắn…đều là nguyên nhân khiến mẹ có nguy cơ sinh non cao. Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu loại nào tốt Dấu hiệu sinh non sản phụ cần lưu ý
Hiện tượng dọa sinh non có thể được báo hiệu thông qua một số biểu hiện như: Đau bụng âm ỉ: Một trong những dấu hiệu dọa sinh non mẹ nên cảnh giác đó là đau bụng âm ỉ. Mẹ có thể cảm thấy đau bụng từng cơn, tức nặng bụng dưới, có thể kèm tiêu chảy. Đây là triệu chứng rất phổ biến nhưng nếu cơn đau kéo dài âm ỉ trong nhiều ngày, mà không thuyên giảm thì các mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra. Xuất hiện cơn co thắt tử cung: Dấu hiệu quan trọng nữa mẹ nên chú ý cảnh báo dọa sinh non đó là xuất hiện những cơ co thắt tử cung. Cơn co thắt tử cung xuất hiện với tần suất đều đặn 2 cơn/10 phút, thời gian co cứng dưới 30 giây và không có dấu hiệu giảm khi thay đổi tư thế. Cổ tử cung đóng hoặc mở dưới 2cm. Khi mẹ bắt gặp tình trạng trên hãy nghĩ ngay đến mình có thể bị dọa sinh non. Ra máu âm đạo bất thường: Ngay từ lúc mang bầu, các mẹ nên chú ý đến dịch tiết âm đạo nếu thấy dịch tiết ra bất thường chẳng hạn như: vùng kín luôn ẩm ướt, ra máu, chất nhầy hay dịch lỏng,… thì đều là các dấu hiệu nguy hiểm cho thai nhi. Đây có thể là dấu hiệu mẹ có nguy cơ dọa sinh non mẹ nên lưu tâm thật kĩ. Đau tức vùng xương chậu: Nếu thai nhi có nguy cơ sinh non thường sẽ có xu hướng tụt xuống dưới và đè lên vùng xương chậu. Vì vậy, các mẹ sẽ cảm thấy nặng nề và đau buốt. Thế nên, khi mẹ mang thai mà gặp phải tình trạng này thì tốt nhất, các mẹ nên đến bác sĩ sản khoa để kiểm tra tình trạng của thai nhi. Xem thêm: sau khi uống sắt không nên ăn gì Bạn cần làm gì khi có dấu hiệu dọa sinh non? Nếu mẹ bầu đang có những dấu hiệu, triệu chứng dọa sinh non thì cần làm và không nên làm những việc sau đây: Khi mẹ bị dọa sinh non, mẹ nên ăn uống đủ dưỡng chất mỗi ngày bởi chế độ ăn có vai trò cung cấp dưỡng chất cho thai nhi từ chính thực phẩm mà mẹ ăn vào. Bổ sung
các vitamin và khoáng chất cần thiết như sắt, canxi, axit folic, DHA, magie, vitamin B6, B12. Mẹ nên dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ 8-10 tiếng mỗi ngày… Mẹ nên tuân thủ tuyệt đối chỉ định của y bác sĩ về việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết, các bài thuốc an thai… Mẹ nên giữ trạng thái tâm lý tích cực, lạc quan. Thường xuyên tâm sự, trò chuyện cùng con yêu để cả mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ nên sử dụng các loại giày, dép bệt thay cho việc dùng giày cao gót. Đi bộ hàng ngày và chậm rãi. Mẹ nên thăm khám, siêu âm định kỳ. Thực hiện các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, huyết áp, béo phì,.. để kịp thời can thiệp và khắc phục. Mẹ nên dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ 8-10 tiếng mỗi ngày… Mẹ bầu không nên thay đổi tư thế nằm/ngồi đột ngột mà cần thực hiện chậm rãi. Mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá, nước có ga và các chất kích thích khác. Xem thêm: canxi uống cùng omega 3 được không Hy vọng với những thông tin cập nhật ở trên sẽ giúp các mẹ bầu hiểu thêm về dọa sinh non, để có được một thai kỳ khỏe mạnh.