30 likes | 37 Views
Chu1ee9ng chu00e1n u0103n khi mang thai bu1eaft nguu1ed3n tu1eeb viu1ec7c thay u0111u1ed5i lu01b0u1ee3ng hormone HCG trong cu01a1 thu1ec3 phu1ee5 nu1eef cu00f3 thai. Vu1eady, khu00f4ng muu1ed1n u0103n gu00ec khi mang thai mu1eb9 nu00ean lu00e0m gu00ec?
E N D
Giải pháp cho bà bầu chán ăn khi mang thai Chán ăn mệt mỏi khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu rất nhanh rơi vào tình trạng suy nhược, thiếu dinh dưỡng. Làm thế nào để khắc phục các biểu hiện này và giúp mẹ ăn uống dễ dàng hơn? Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm ra câu trả lời nhanh chóng. Nguyên nhân khiến bà bầu chán ăn Dù là chứng chán ăn khi mang thai hay chứng thèm ăn đều là những kết quả do: Trong những tháng đầu của thai kỳ, cơ thể đang có những phản ứng với thai nhi. Vì vậy những sự thay đổi về nội tiết tố sẽ khiến cho mẹ lười ăn, cảm giác ăn không ngon miệng. Khi mang thai, hormone của mẹ cũng có sự thay đổi. Vậy nên chị em sẽ không còn có cảm giác mùi vị các thức ăn, dẫn đến chán ăn. Chán ăn cũng được xem như một biểu hiện của quá trình nghén. Quá trình mang thai cũng khiến cho vị giác của lưỡi mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Mẹ sẽ thường xuyên bị đắng miệng dẫn đến ăn uống không ngon. >>Xem thêm: thảo dược Prenalen có tốt không Cách để mẹ bầu thoát khỏi tình trạng chán ăn Lời khuyên tốt nhất dành cho mẹ bầu đang trải qua thời kỳ ốm nghén, chán ăn, đó là “hãy lắng nghe cơ thể của chính mình!”. Điều đó có nghĩa, bạn hoàn toàn có thể tránh loại thức ăn mà bạn chán và ăn nhiều hơn loại thức ăn bạn thèm, với một lượng vừa phải: Ăn thức ăn dễ tiêu hóa
Trong thực đơn ăn hàng ngày, mẹ nên ưu tiên chọn thực phẩm dễ dàng tiêu hóa. Nên tránh xa những thức ăn khó tiêu hóa như đồ chứa dầu mỡ, các đồ chiên, xào, đồ chứa nhiều đường, đồ ngọt. Những loại thức ăn dễ tiêu hóa như rau củ, các loại trái cây mọng nước, nước ép cung cấp thêm vitamin cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh hơn. >>Xem thêm: loại sắt nào tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu thai kỳ Hạn chế đồ ăn nặng mùi Nếu mẹ bầu cảm thấy khó chịu với mùi của loại thức ăn nào thì hãy liệt kê vào danh sách hạn chế nhé. Một số đồ ăn dễ khiến mẹ dễ cảm thấy chán ăn và buồn nôn như: cá, cà ri, quế, hồi,…hoặc bất kỳ loại thực phẩm khiến mẹ cảm thấy buồn nôn. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ khiến mẹ không có cảm giác ngấy khi bước vào bữa ăn nữa. Thay vì 3 bữa mỗi ngày thì các mẹ bầu có thể chia nhỏ khẩu phần thành 6 bữa và kết hợp với việc bổ sung nước. Tuyệt đối không bỏ bữa Mẹ cần hạn chế tình trạng bỏ bữa và cũng nên nhớ rằng chế độ ăn của mình ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi bởi vậy hãy đa dạng đồ ăn, ăn đúng bữa và luôn giữ tâm thế vui vẻ để con yêu được khỏe mạnh mẹ nhé. >>Xem thêm: những loại thuốc canxi cho bà bầu loại nào tốt giảm chuột rút tê bì Bổ sung thực phẩm chứa đạm và tinh bột Những đồ ăn chứa thành phần này sẽ giúp mẹ no lâu, không bị mệt mỏi, giữ đường huyết ở mức ổn định hơn và đồng thời giải phóng calo cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
Bổ sung đầy đủ vitamin Ngoài thức ăn hàng ngày thì mẹ nên chú ý đến việc bổ sung các loại trái cây, rau củ để cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng hơn và không có cảm giác chán ăn. Bên cạnh đó mẹ cũng có thể sử dụng thêm các viên uống đa vi chất như là axit folic, sắt, DHA, vitamin C, D, E…để em bé được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng. >>Xem thêm: bà bầu nên uống sắt và canxi vào tháng thứ mấy Tập thói quen vận động để ăn ngon miệng hơn Luyện tập thói quen vận động, tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày luôn được các chuyên gia khuyến khích các mẹ bầu. Bởi khi mẹ chăm chỉ vận động các bài tập như đi bộ, thiền, yoga cho bà bầu,… thì cơ thể mẹ sẽ dẻo dai hơn. Cùng với đó, năng lượng sẽ bị tiêu hao bớt khi vận động. Điều này dẫn đến vào bữa ăn mẹ sẽ cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Uống nhiều nước giúp cải thiện chán ăn cho mẹ bầu Bổ sung 2 lít nước 1 ngày sẽ giúp mẹ giảm cảm giác mệt mỏi và cải thiện tình trạng ốm nghén rất hiệu quả. Ngoài nước lọc thì mẹ có thể bổ sung thêm trái cây khác như cam, chanh…. Hiện tượng đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai nếu chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, như trong tam cá nguyệt thứ nhất và không diễn ra một cách tiêu cực (mẹ sụt cân nghiêm trọng) thì có thể là không nguy hiểm và sẽ dần cải thiện khi thai nhi lớn hơn. Tuy nhiên mẹ sẽ phải lưu ý các trường hợp bệnh lý trên. Nếu trường hợp đói nhưng không thể ăn được gì, hoặc nặng hơn là nôn ra nhiều sau khi ăn, mẹ nhất thiết nên gặp bác sĩ để được tham vấn kịp thời.