0 likes | 14 Views
Rau ngu00f3t lu00e0 lou1ea1i rau ru1ea5t giu00e0u dinh du01b0u1ee1ng, chu1ee9a nhiu1ec1u vitamin vu00e0 khou00e1ng chu1ea5t tu1ed1t cho su1ee9c khu1ecfe tuy nhiu00ean lu1ea1i lu00e0 lou1ea1i rau bu00e0 bu1ea7u khu00f4ng nu00ean u0103n nhiu1ec1u. Lu1ee1 u0103n rau ngu00f3t khi mang thai cu00f3 nguy hiu1ec3m khu00f4ng?
E N D
Lỡ ăn rau ngót khi mang thai có ảnh hưởng cho thai nhi không? Đối với bà bầu, rau ngót không được “chào đón” bởi quan niệm ăn rau ngót dễ sảy thai, băng huyết, sinh non… và không hiếm mẹ bầu đặt ra câu hỏi: lỡ ăn rau ngót khi mang thai có nguy hiểm không? Xem thêm: 28 điều kiêng kỵ khi mang thai Lỡ ăn rau ngót khi mang thai có nguy hiểm cho thai nhi không? Rau ngót là loại rau vô cùng phổ biến trong bữa ăn của người người Việt. Lá rau ngót được sử dụng phổ biến trong nhiều món ăn nhờ hương vị ngọt thanh đặc trưng, dùng trong các món canh, món cháo hoặc món xào ngon miệng. Rau ngót chứa lượng dưỡng chất dồi dào như sắt, canxi, vitamin A, C, chất xơ…rất tốt cho thai kỳ. Tuy nhiên trong rau ngót lại chứa papaverin có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, uể oải, và đe dọa sự phát triển ổn định của thai nhi. Các mẹ không nên quá lo lắng, đối với những mẹ bầu sức khỏe bình thường thì lỡ ăn rau ngót không gây nguy hiểm cho thai nhi. Ngược lại, rau ngót có thể mang lại lượng vitamin và khoáng chất dồi dào cho thai kỳ nếu như ăn đúng cách. Cách chế biến món rau ngót cho phụ nữ đang mang thai có thể là ăn một ít rau ngót luộc hoặc nấu canh sẽ đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, trường hợp từng có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc thụ tinh trong ống nghiệm, hoặc những trường hợp đang mang thai 3 tháng đầu thường được khuyến cáo không nên ăn rau ngót để phòng tránh những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra. Nếu mẹ ăn rau ngót sống với lượng hơn 30g 1 lần thì nên đến cơ sở y tế để tham khảo ý kiến của bác sĩ và được theo dõi sức khỏe nhé.
Xem thêm: thuốc sắt và canxi nào tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương Các Loại Rau Tốt Cho Bà Bầu Để Có Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh Mỗi loại rau củ quả đều có hàm lượng vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác nhau cho từng giai đoạn thai kỳ. Vậy bà bầu nên ăn rau gì tốt nhất? Bông cải xanh Bông cải xanh có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng phong phú như: axit folic, magie, photpho, vitamin K, vitamin A… Những chất dinh dưỡng này đặc biệt có tác dụng giúp ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ như: triệu chứng táo bón, loãng xương, thiếu máu, chuột rút… Xem thêm: thời gian uống sắt, canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu Cải bó xôi Trong các loại rau xanh, cải bó xôi được biết đến như thực phẩm vàng đối với phụ nữ mang thai. Rau cải bó xôi có chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi như: vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin K, canxi, magie, sắt… Các chất dinh dưỡng này còn giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường thị lực đồng thời có thể kiểm soát cân nặng tốt giảm thiểu nguy cơ tăng cân mất kiểm soát trong thai kỳ. Hơn nữa, nó còn hỗ trợ sự phát triển của xương và não bộ của trẻ. Mồng tơi Mẹ bầu có thể ăn rau mồng tơi vì đây là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho phụ nữ mang thai. Rau mồng tơi có thể đáp ứng 5.4 – 12% lượng sắt cần thiết của cơ thể mỗi ngày. Thêm vào đó, hàm lượng sắt và axit folic trong loại thực phẩm này có tác dụng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi và tái tạo tế bào.
Ngoài ra, mồng tơi còn bổ sung vitamin C giúp ăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bị cảm cúm ở mẹ bầu, bổ sung canxi giúp ngăn ngừa loãng xương cho mẹ bầu và tham gia vào quá trình hình thành xương cho thai nhi. Xem thêm: thuốc DHA cho mẹ bầu loại nào tốt Mong rằng có thể giúp các mẹ bầu an tâm khi sử dụng loại rau này. Bên cạnh đó, để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ, hãy luôn cẩn trọng trong quá trình ăn uống.